Năng lực cạnh tranh của NHTM trong huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 22 - 25)

Cạnh tranh

Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2014) định nghĩa: Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất. Còn theo Porter (1998), cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp (DN) đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình phân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là giá cả có thể giảm đi.

Năng lực cạnh tranh

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Năng lực cạnh tranh của NHTM

“Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ, vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”. Hay có thể hiểu: “Năng lực cạnh tranh của NHTM được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh và được định lượng bằng những kết quả đạt được thông qua lợi nhuận, thị phần mà NHTM đó đạt được. Đồng thời năng lực cạnh tranh của NHTM cũng thể hiện qua chiến lược kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ mà NHTM đó cung ứng ra thị trường”.

Năng lực cạnh tranh của NHTM được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh và được định lượng bằng những kết quả đạt được thông qua lợi nhuận, thị phần mà NHTM đó đạt được. Đồng thời năng lực cạnh tranh của NHTM cũng thế hiện qua chiến lược kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ mà NHTM đó cung ứng ra thị trường.

1.2.2. Năng lực cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM

1.2.2.1. Khái niệm

Năng lực cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM được thể hiện qua các tiêu chí ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn sẽ chứng tỏ được vị thế của NH đó trên thị trường.

1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá Theo cấp độ doanh nghiệp

 Thị phần

Tác giả Nguyễn Văn Ngọc (2006) đã định nghĩa về Thị phần trong quyển Từ điển kinh tế học – Trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Thị phần hay tỉ trọng thị trường (market share) là tỷ trọng của một doanh nghiệp cá biệt trong tổng mức tiêu thụ hay sản lượng của một thị trường. Số liệu về tỷ trọng thị trường được dùng để tính mức độ tập trung hóa người bán trong một thị trường.”

 Năng lực tài chính của NH

Năng lực tài chính là một chỉ tiêu tổng hợp được tổng hòa từ nhiều chỉ tiêu khác nhau như: vốn điều lệ, vốn tự có, quy mô và khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), mức độ rủi ro như hệ số an toàn vốn, chất lượng tín dụng... Trích dẫn theo Đặng Hữu Mẫn, “Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, sổ 6(41).2010, trang 165 - 173.

Đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng kinh doanh cũng là yếu tố hàng đầu để đánh giá quy mô ngân hàng. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị các dịch vụ hoàn hảo, đảm bảo chất lượng, hạ phí dịch vụ, tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ để nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Thương hiệu của NH: Thương hiệu ở đây có thể đánh giá được uy tín và mức độ phổ biến của NH trong cộng đồng.

 Tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV của NH: Tiêu chí này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của NH bởi trình độ chuyên môn và thái độ làm việc của nhân viên NH là một phần quyết định khách hàng có gắn bó lâu dài với NH không.

 Năng lực quản lý: nhà quản lý phải có năng lực và tài năng để đưa ra quyết sách thông minh và phù hợp với tình hình tài chính, thị trường và năng lực nhân viên

Theo cấp độ sản phẩm

 Chỉ tiêu cơ bản:

o Biểu phí, lãi suất gửi tiết kiệm

o Các chương trình ưu đãi

o Hệ thống NH

o Uy tín của ngân hàng và của cán bộ Quan hệ khách hàng

 Chỉ tiêu cụ thể:

o Mô hình sản phẩm

o Chương trình marketing cho sản phẩm

o Chất lượng sản phẩm

o Chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)