MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ T.N.T

Một phần của tài liệu Kế toán tscđ hữu hình tại công ty cổ phần dược và thiết bị y tế t n t (Trang 36 - 40)

3.1 Nhận xét và đánh giá về kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần dược và thiết bị Y tế T.N.T.

3.1.1 Ưu điểm

- Công ty Công ty Cổ phần dược và thiết bị Y tế T.N.T là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu của quốc gia, Công ty đã tuân thủ đúng quy định của Nhà nước về công tác kế toán TSCĐ. Ngoài ra, để phục vụ cho công tác quản lý Công ty còn lập ra hệ thống tài khoản chi tiết cho từng đối tượng kế toán để thuận lợi cho việc theo dõi.

- Giữa kế toán TSCĐ và các phần hành kế toán khác có liên quan thường xuyên đối chiếu, so sánh phối hợp thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý.

- Với đặc thù là ngành sản xuất kinh doanh độc quyền, TSCĐ ở Công ty Công ty Cổ phần dược và thiết bị Y tế T.N.T đóng vai trò cực kỳ quan trọng, do đó việc xây dựng một hệ thống sổ sách đầy đủ và hữu ích cho việc quản lý TSCĐ ở Công ty được chặt chẽ, việc sử dụng mang lại nhiều hiệu quả nhất.

Chẳng hạn cùng một nội dung phản ánh nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn, giá trị tăng, giảm của TSCĐ nhưng được phản ánh vào nhiều loại sổ sách, bảng tổng hợp khác nhau nên tránh được việc ghi xót, ghi nhầm và có thể dễ dàng kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Đây là việc làm cần duy trì để giúp việc quản lý TSCĐ được chặt chẽ và rõ ràng.

- Công ty phân loại TSCĐ căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ và nguồn hình thành TSCĐ là hợp lý vì nó cho phép thấy được cơ cấu đầu tư của Công ty và nhu cầu sử dụng thực tế. giúp Công ty có thể điều chỉnh phương án đầu tư sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế. TSCĐ là một bộ phận cấu thành của vốn cố định, việc quản lý và hạch toán tốt TSCĐ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng TSCĐ tức là sử dụng vốn cố định sao cho hiệu quả nhất.

Báo cáo thực tập tổng hợp

- Công tác kế toán được thực hiện theo các nguyên tắc kế toán, hệ thống tài khoản, quy trình về quản lý tài chính của Ngành Dược theo đúng các quy định của Nhà nước với những danh mục tài khoản được mở, kế toán đã phản ánh tương đối tốt số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn . . . của Đơn vị, kế toán đã thực hiện tốt công việc theo dõi chi tiết bằng cách mở tài khoản, tiểu khoản chi tiết, phản ánh tình hình doanh thu, công nợ . . 3.1.2 Nhược điểm :

Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động tổ chức hạch toán TSCĐ hữu hình, công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định vẫn cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh doanh.

Thứ nhất: về việc sử dụng phần mềm kế toán.

- TSCĐ của công ty chiếm một tỷ trọng vốn khá lớn. Tất cả số vố mà công ty có được hầu như đầu đầu tư vào đổi mới, mua sắm trang thiết bị phương tiện vẫn tải. Nhưng ngay từ quá trình mua TSCĐ vào, bộ phận kế toán đã không sử dụng phần mềm kế toán để thuận lợi trong việc tính giá trị của TSCĐ, mức đã khấu hao, nguyên giá. Mà kế toán vào thẻ TSCĐ theo phương pháp thủ công, dùng tay, ghi số liệu. Mỗi một TSCĐ đều vào một mẫu thẻ mà theo quy mô và tính chất của công ty là chủ yếu khi tìm giá trị còn lại, mức khấu hao trở nên rất khó khăn và phải tính toán thủ công. Vì vậy rất bất tiện khi chúng ta muốn nâng cấp cải tạo, thanh lý một TSCĐ nòa đó.

Thứ hai: về thủ tục thanh lý TSCĐ.

Việc thanh lý TSCĐ còn diễn ra chậm bởi hệ thống thủ tục còn phức tạp.

Mỗi khi thanh lý hay nhượng bán, công ty phải lập phiếu xác định tình trạng kinh tế và tình trạng kỹ thuật cho TSCĐ. Lập tờ trình xin thanh lý gửi cho giám đốc và chỉ thị nào có quyết định cho phép công ty mới được thanh lý. Vì vậy thường tốn rất nhiều thời gian cho công việc này và làm ảnh hưởng đến việc hạch toán TSCĐ của công ty.

Thứ ba: về TSCĐ đã qua sử dụng.

Báo cáo thực tập tổng hợp

Đối với các TSCĐ dùng cho quản lý đã cũ, TSCĐ dùng cho sản xuất cũng cũ, sửa chữa nhiều lần nhưng chất lượng vẫn kém ảnh hưởng đến công tác quản lý, sản xuất kinh doanh.

Thứ tư: về phương pháp tính khấu hao

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ còn chưa hợp lý. Hiện nay TSCĐ trong toàn doanh nghiệp được áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Phương pháp này đơn giản, đễ tính toán nhưng lại không phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra với lợi ích thu được từ việc sử dụng TSCĐ.

Trên đây là những mặt còn tồn tại trong công tác hạch toán TSCĐ tại công ty Cổ phần dược và thiết bị Y tế T.N.T . Cần phải tìm ra những phương hướng giải quyết các tồn tại này để giúp cho công tác hạch toán TSCĐ tại công ty được hoàn thiện, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty.

3.2 Kiến nghị:

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại công ty, bản thân em còn nhiều mặt hạn chế về kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tê trong kế toán TSCĐ. Nhưng căn cứ vào những tồn tại khó khăn hiệ nay của công ty, căn cứ vào chế độ kế toán TSCĐ của nhà nước và Bộ tài chính. Em có một vài ý kiến nhỏ, đề xuất sau đây mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và hoàn thiện thêm công tác kế toán TSCĐ tại công ty.

Thứ nhất: Đưa phần mềm kế toán mới vào hạch toán TSCĐ

Hiện nay công ty vẫn sử dụng các phần mềm kế toán để phục vụ cho công

tác kế toán TSCĐ. Nhưng so với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay thì những phần mềm kế toán đó chưa đem lại hiệu quả tốt nhất. Cho nên công ty cần cập nhật phần mềm kế toán mới hiện nay đưa vào hạch toán TSCĐ. Bên cạnh đó cũng nên đưa thẻ TSCĐ vào phần mềm kế toán cũng giảm được sức lao động của kế toán, để cơ giới hóa, hiện đại hóa cập nhật với nền kế toán của thế giới. Hơn nữa có thể xem chi tiết được từng loại của tài sản mà không cần phương pháp tìm kiếm mẫu số đánh mất nhiều thời gian.

Thứ hai: Giảm bớt thủ tục thanh lý TSCĐ để việc hạch toán thanh lý TSCĐ được nhanh chóng.

Báo cáo thực tập tổng hợp

Việc thanh lý TSCĐ của công ty còn diễn ra chậm bởi hệ thống, thủ tục còn rườm rà. Để thanh lý được TSCĐ thì bộ phận sử dụng phải có phiếu xác nhận về tình trạng tài sản cần thanh lý, sau đó gửi lên cho bộ phận. Bộ phận xem xét rồi chuyển lên cho giám đốc. Nếu được sự đồng ý của giám đốc thì kế toán mới được lập biên bản thanh lý tài sản đó xem xét số khấu hao và giá trị còn lại là bao nhiêu rồi lại gửi lên giám đốc xin chữ ký. Sau khi đầy đủ thủ tục như vậy thì bộ phận sử dụng mới được tiến hành thanh lý tài sản đó. Chuyển đi chuyển lại như vậy thường mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty. Vì vậy công ty nên bỏ bớt những thủ tục không cần thiết để khỏi mất nhiều thời gian. Có thể là bộ phận quản lý TSCĐ cần thanh lý nên trực tiếp trình giám đốc xem xét để ký duyệt thanh lý TSCĐ thông qua kế toán trưởng. Bởi kế toán trưởng là người tính số khấu hao và giá trị còn lại của tài sản. Lúc này chỉ cần xin chữ ký xét duyệt là xong và bộ phận sử dụng có thể tiến hành thanh lý TSCĐ đó.

Thứ ba: Về công tác đầu tư, trang bị TSCĐ

Công ty nên chú trọng đổi mới máy móc để làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt để góp phần tang doanh thu, tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó công ty cũng nên có những quỹ dự phòng, hay trích lập các quỹ khác để hiện đại hóa máy móc thiết bị của mình.

Thứ tư: Về phương pháp tính khấu hao

Công ty cần lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ phù hợp với TSCĐ, có thể tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh đối với những TSCĐ có sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, có thể tính khấu hao theo số lượng với khối lượng hoạt động với những TSCĐ hoạt động theo công suất.

Báo cáo thực tập tổng hợp

Một phần của tài liệu Kế toán tscđ hữu hình tại công ty cổ phần dược và thiết bị y tế t n t (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)