Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam giai đoạn 2011 – 2021, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 41)

CHƯƠNG 2: LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2021

2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021

2.1.1. Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

So với những năm đầu của thế kỷ XXI, giai đoạn 2011 – 2015 được đánh giá là giai đoạn duy trì mức lạm phát ổn định nhất. Thời kỳ này lạm phát nhìn chung ở mức thấp, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, thị trường ngoại hối, tỷ giá không có quá nhiều biến động, dự trữ ngoại hối đạt mức cao nhất từ trước đến nay, hệ thống ngân hàng không ngừng cải tạo và hoàn thiện thanh khoản,… đây chính là cơ sở để hệ số tín nhiệm của Việt Nam ngày một được nâng cao. Quay trở lại năm 2010, do e ngại về các chính sách của Nhà nước và thực trạng hệ thống ngân hàng mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Fitch Rating, Standard & Poor’s,…) lần lượt đánh giá Việt Nam có độ tín nhiệm ở mức “tiêu cực”. Nhưng đến giai đoạn 2011 – 2015, Việt Nam được Fitch Rating nâng xếp hạng lên mức BB, còn B1 là mức Moody’s xếp hạng cho Việt Nam, có thể thấy được khả quan lớn trong tương lai của Việt Nam vì đây đều là mức xếp hạng rất gần với ngưỡng khuyến nghị đầu tư.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2011

Ở 6 tháng cuối năm 2011, các tổ chức tín dụng có thanh khoản thiếu hụt rất nặng, trong thị trường liên ngân hàng lãi suất tăng cao và kỷ lục trong giai đoạn chạm ngưỡng 30%/năm, các ngân hàng chủ trương giảm thiểu cho vay qua lại lẫn nhau, kịch bản có khả năng xảy ra là đổ vỡ hệ thống liên ngân hàng hiện hữu. Đứng trước nguy cơ như vậy, NHNN phối hợp linh hoạt nhiều phương án, một bên tập trung kiềm chế lạm phát, tăng khả năng thanh khoản cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho hệ thống các tổ chức tín dụng giảm thiểu khả năng tan vỡ, bên còn lại triển khai tái cấp, bù đắp vốn kịp lúc, luôn ở trong tình thế sẵn sàng để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, bảo đảm hệ thống ổn định, quản lý, chỉ đạo linh hoạt các hoạt động thị trường mở.

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.1-Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2011 (so với tháng trước)

Chỉ số CPI năm 2011 được xây dựng dựa trên số liệu qua 12 tháng cùng tăng, đường biểu diễn càng về cuối càng gần với giá trị 0. Cả năm 2011 nói chung và 6 tháng đầu năm nói riêng, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng rất cao so với tháng liền kề trước đó, kỷ lục là tháng 4 với sự tăng giá vượt trội lên tận mức 3,32%. Còn một điểm đặc biệt nữa của năm này là chênh lệch giữa tháng cao nhất (tháng 4 – tăng 3,32%) và tháng thấp nhất (tháng 10 – giảm 0,36%) lên đến 2,96%. Với diễn biến chỉ số CPI như vậy, năm 2011 có lối đi hoàn toàn khác so với các năm trước đó. Cụ thể, nếu như những năm trước, diễn biến chỉ số CPI thể hiện thành hình parabol ngược (tăng mạnh ở đầu và cuối năm còn những tháng 4 – tháng 5 sẽ giảm hoặc tăng nhẹ, giữa năm thì duy trì ổn định), thì năm 2011 khác biệt hẳn, quý I và nửa đầu quý II có sự biến động mạnh nhưng sẽ giảm tốc nhanh chóng vào những tháng cuối năm. Nhìn vào biểu đồ chỉ số CPI có thể dễ dàng nhận thấy diễn biến này rất giống với biểu đồ năm 2008 (cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu) và nếu chia đều cho các tháng, mức tăng bình quân rơi vào khoảng 1,5%, gần bằng so với năm 2008.

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.2-Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2008 (so với tháng trước)

Khi chuẩn bị kết thúc năm 2010, vào kỳ họp Quốc hội cuối cùng của năm, chỉ tiêu CPI đặt ra cho năm 2011 là không quá 7%. Nhưng với diễn biến chỉ số CPI những tháng đầu năm, có thể thấy mục tiêu này khó lòng đạt được, vì vậy Quốc hội đã thông qua đề nghị thay mục tiêu ban đầu thành tăng chỉ tiêu CPI không quá 17% cả năm. Đến cuối cùng, với mức tăng CPI cả năm 18,58%, mục tiêu này không thể hoàn thành. Đây là mốc đánh dấu sự “đi hoang” của dòng tiền, khi không tạo được đột phát về tăng trưởng nhưng lại thúc ép lạm phát đạt kỷ lục mới, đây cũng là mức tăng cao nhất trong cả giai đoạn 2011 – 2021.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2012

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.3-Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2012 (so với tháng trước)

Nếu như trước đây, thị trường liên ngân hàng phải chịu áp lực tăng lãi suất thì giai đoạn 2012 – 2015 đã không còn hiện tượng này, nhờ cải thiện thanh khoản và đáp ứng được như cầu vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Năm 2012, lãi suất liên ngân hàng chỉ giao động trong khoảng 2-5%/năm; Tín dụng/huy động vốn nội tệ giảm mạnh (từ hơn 100% năm 2011 – giảm còn khoảng 90% năm 2012). Cuối năm 2011, Chính phủ đặt ra mục tiêu cho năm 2012 là chỉ số CPI không quá 10% và đúng như dự báo của các tổ chức, lạm phát tăng suýt soát 9,21%. Chỉ số CPI tháng 12 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân cả năm tăng 9,21%.

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.4-GDP Việt Nam năm 2012 (so với quý trước)

Diễn biến GDP Việt Nam năm 2012 là đường chéo hướng lên trên, tăng trưởng ngày một nhiều theo thời gian. Lần lượt quý I tăng 4,64%, tăng tiếp 4,80% ở quý II, sang đến quý III tăng 5,05% và cuối cùng là tăng 5,44% ở quý IV. TCTK nhận định rằng:

“Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý”. Quay trở lại so sánh với năm 2011 thì năm 2012 GDP đã sụt giảm 0,86%. Khi so sánh vời các quốc gia trong khu vực, thống kê cho thấy năm 2012 ba nước là Việt Nam, Campuchia và Indonesia có mức tăng GDP thấp hơn so với tốc độ tăng năm 2011 nhưng trong nhóm này thì Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng giảm sâu nhất và giảm liên tục trong 3 năm trở lại.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2013

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.5-Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2013 (so với tháng trước)

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khả quan cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm trước là yếu tố đánh giá sự thành công của năm 2013, đáp ứng mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra. Tính đến năm 2013, lạm phát không còn tạo sức ép quá lớn lên đời sống của người tiêu dùng. Các mặt hàng thiết yếu, lương thực năm trước đã giảm rất sâu, năm 2013 lại chỉ tăng nhẹ, nếu tính bình quân thì còn giảm, nhờ vậy mà những người nghèo, người có thu nhập thấp giảm bớt được phần nào những gánh nặng trong cuộc sống. Theo số liệu của TCTK, tháng 12/2013 có chỉ số CPI tăn nhẹ 0,51% so với tháng 11, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 6,04%. Bình quân cả năm 2013 tăng 6,6% so với năm trước. GDP năm 2013 cũng tăng 5,42% so với cùng kỳ, TCTK cho biết: “Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25%

của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi”.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2014

Trong năm 2014, chỉ số CPI không có quá nhiều biến chuyển. Tốc độ tăng so với tháng trước cao nhất là tháng 01 – tăng 0,69%, tương đương với tỷ lệ lạm phát 5,45%.

Nhìn lại 6 tháng cuối năm 2014, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng ngày càng chậm, so với cùng kỳ năm 2013, CPI chỉ tăng 1,84% vào tháng 12, so với tháng 11 giảm 0,24%, điều này làm cho tỷ lệ lạm phát bình quân giảm 2,5 điểm phần trăm, còn 4,09%/năm so với năm 2013.

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.6-Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2014 (so với tháng trước)

Tháng 12 năm 2014, TCTK công bố biến động giá của các mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu, trong đó “hàng hóa và dịch vụ ăn uống” chiếm đến 38,8% - tác động nhiều nhất đến việc chỉ số CPI tăng, xếp vị trí ảnh hưởng đang kể tiếp theo là “giáo dục” với 14,2%, “nhà ở và vật liệu xây dựng” – 9,3% và “giao thông” chiếm 4%. Năm 2014, chi phí dành cho nhóm hàng “giao thông” có xu hướng giảm là do giá xăng dầu trong nước liên tục giảm, từ đó CPI cũng giảm theo. Nền kinh tế đang trên đà hồi phục, nếu năm

2012 GDP tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42% so với cùng kỳ thì năm 2014 vượt cả hai mức này và vượt mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2015

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.7-Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2015 (so với tháng trước)

Với đà giảm tốc độ tăng của chỉ số CPI những năm gần đây, nhiều tổ chức dự đoán năm 2015 sẽ có mức lạm phát cao đột phá, phá vỡ sự bình ổn của những năm trước, nhưng vượt xa ngoài những dự đoán này, chỉ số CPI năm 2015 chỉ tăng 0,63% so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất từ năm 2001 và cùng là thấp nhất tính cho đến năm 2021. Tháng 12/2015 có chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,6% so với tháng 12/2014 và chỉ tăng 0,02% so với tháng 11. Cuối năm 2014, Quốc hội đề ra mục tiêu mức tăng 5% cho chỉ số CPI cả nước năm 2015, tuy nhiên con số này chỉ vỏn vẹn tăng 0,63%, thấp hơn rất nhiều. Trong đó, có 7 “nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu” tăng nhưng tăng không đáng kể, tiêu biểu là “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” tăng 0,16%, “nhà ở và VLXD” tăng 0,5%, cùng với đó là 4 “nhóm hàng hóa và dịch vụ chính” giảm là “bưu chính viễn thông” –

đứng đầu trong 4 nhóm này là “giao thông” – 1,57%. TCTK cho rằng giá lương thực, thực phẩm tăng thấp làm cho CPI năm 2015 tăng ít, đồng thời mức độ điều chỉnh giá nhóm “giáo dục” (tăng 0,04%) và “ thuốc và dịch vụ y tế” (tăng 0,14%) ít hơn so với năm trước, người dân có tâm lý tính toán chi tiêu kỹ hơn.

(Nguồn: TCTK)

Bảng 2.1 - Diễn biến giá cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ năm 2015 so với cùng kỳ

Quốc hội đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP với năm 2015 là 6,2% và để kết thúc giai đoạn 2011 – 2015 đầy ấn tượng, GDP với mức tăng cao nhất trong kỳ là 6,68%, vượt qua cả mong đợi. Lạm phát ở mức cao nhất 18,58% vào năm 2011 xuống còn 9,21%

năm 2012, 6,6% năm 2013, 4,09% năm 2014 và 0,63% năm 2015.

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.8-Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 2.1.2. Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021

TCTK nhận định: “Năm 2020 dù nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhưng khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta vẫn giữ được sự ổn định, kiềm chế lạm phát giữ ở mức thấp, điều đó đã tạo động lực và môi trường cho kinh tế - xã hội phát triển. Giá cả của hàng hoá được duy trì tương đối, không có nhiều thay đổi.

CPI bình quân trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2021 đạt dưới 4%, so với khoảng thời gian từ 2011 - 2015 ( CPI bình quân là 7,65%) thì đã có sự giảm mạnh, trong phạm vi kế hoạch đề ra (CPI dưới 4%). Qua các năm lạm phát cơ bản bình quân cũng được kiềm

chế tốt, giữ ở trạng thái tương đối an toàn, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%

song cũng giảm mạnh xuống 1,64% ở giai đoạn 2016 - 2020.”

Trong các năm 2016 – 2021 là khoảng thời gian thành công trong việc kiềm chế lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng trong khoảng thời gian này đã cho thấy trong nền kinh tế lạm phát được kiểm soát tương đối tốt, minh chứng rõ ràng cho những thay đổi trong tư duy về lựa chọn giữa đích đến là phát triển kinh tế hay ưu tiên tăng trưởng. Giai đoạn trước năm 2011 thì có xu hướng lựa chọn đích đến là ưu tiên tăng trưởng nhanh, mô hình tăng trưởng coi trọng chiều rộng hơn chiều sâu, số lượng hơn chất lượng, đặc biệt là dựa vào việc tăng nguồn vốn đầu tư, tận dụng tài nguyên thiên nhiên sẵn có, khai thác đối tượng lao động rẻ, … dẫn đến lặp đi lặp lại của lạm phát tăng cao. Khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay, với kế hoạch đặt ra trước hết là ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động kiềm chế lạm phát do đó lạm phát luôn duy trì được ở mức an toàn, trong những năm từ 2016 đến 2021 thì lạm phát luôn đạt kế hoạch mà Quốc hội đặt ra.

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.9-Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021

Khoảng thời gian từ 2016-2021, tình hình giá cả của nước ta có nhiều thay đổi và chịu tác động tiêu cực của các yếu tố cụ thể: thương mại giữa Mỹ và Trung căng thẳng vẫn tiếp tục gia tăng, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn chưa khống chế ở nhiều nước trên thế giới và nước ta cũng thế. Dẫu thế, nhờ có chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các hàng hoá thiết yếu, quan trọng như dịch vụ giáo dục, xăng dầu, dịch vụ y tế, điện… được tiến hành thay đổi dần đến gần hơn theo giá thị trường, thích hợp trong từng giai đoạn, cũng nhờ đó công tác kiểm soát thay đổi giá, quản lý lạm phát của Chính phủ đã đạt được những kết quả đáng kể, chỉ số CPI đều thấp hơn so với mục tiêu đề ra.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2016 – 2017

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.10-Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2016 - 2017 (so với tháng trước) CPI của tháng 12 năm 2016 so với tháng 12 năm 2015 đã tăng 4,74%, đạt được kế hoạch dưới 5% Quốc hội đặt ra. Trong năm 2016 CPI bình quân mỗi tháng tăng 0,39%

và so với CPI bình quân năm 2015 thì tăng 2,66%. CPI bình quân năm 2017 so với năm

4% Quốc hội đặt ra. Nhìn chung lạm phát trong năm 2016 và năm 2017 tăng nguyên do là Chính phủ điều hành giá dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế, đối tượng là người lao động ở các doanh nghiệp cũng tăng mức lương tối thiểu vùng áp. Hơn thế nữa, việc tăng giá của điện sinh hoạt và những tác động của thiên tai cũng ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ lạm phát của nước ta trong 2 năm 2016 và 2017. Năm 2017 lạm phát cơ bản giảm chỉ có 1,41%

trong khi năm 2016 là 1,83%.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2018 – 2019

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.11-Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2018 – 2019 (so với tháng trước) Qua biểu đồ có thể thấy rằng năm 2018 nước ta đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát, năm 2018 CPI bình quân so với năm 2017 tăng 3,54%, đạt kế hoạch Quốc hội đặt ra; CPI tháng 12 năm 2018 so với CPI tháng 12 năm 2017 tăng 2,98%, bình quân mỗi tháng đã tăng 0,25%. Năm 2018 kế hoạch kiềm chế lạm phát, đạt được CPI bình quân dưới 4% là do có chủ trương kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, sự kết hợp không buông lỏng giữa các Bộ, ngành trong việc thiết lập và đề xuất các phương án điều hành giá.

Năm 2019 CPI bình quân so với năm 2018 cũng tăng 2,79%, trong 3 năm liên tiếp đây được coi là mức tăng bình quân năm thấp nhất; CPI tháng 12 năm 2019 so với tháng 12 năm 2018 tăng 5,23%. Trong năm 2019 CPI tăng phần lớn đến từ việc điều chỉnh tăng giá điện sinh hoạt, trong quý II và quý III/2019 đúng vào dịp cao điểm là Tết Nguyên Đán và thời tiết nắng nóng người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng điện tăng cao; các địa phương cũng thay đổi tăng giá dịch vụ giáo dục, dịch vụ khám chữa bệnh và giá dịch vụ y tế theo lộ trình. Trong năm 2018 Lạm phát cơ bản bình quân là 1,48% song năm 2019 tăng lên 2,01%.

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2020 – 2021

(Nguồn: TCTK)

Biểu đồ 2.12-Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2020 - 2021 (so với tháng trước) CPI bình quân năm 2020 so với năm trước tăng 3,23%, nguyên do phần lớn từ tăng giá của các mặt hàng thực phẩm so với năm trước tăng 12,28% dẫn đến CPI chung tăng 2,61%, đặc biệt mức tăng của giá thịt lợn 57,23% khiến CPI chung tăng 1,94 %;

ngoài ra, tác động của đại dịch Covid-19 cũng làm cho giá của một vài mặt hàng thuộc

lĩnh vực y tế tăng cao và trong một vài thời điểm thì có bộ phận người dân đổ xô đi mua hàng nhu yếu phẩm về dự trữ do đó cũng gây ra ảnh hưởng nhất định tới tâm lý chung của toàn xã hội. Xét tổng thể, năm 2020 mặt bằng giá so với cùng kỳ năm trước tăng tương đối cao, từ tháng 01 giá đã tăng 6,43% và so với tháng trước tăng 1,23%, tác động tới công tác điều hành và quản lý giá của năm 2020, dẫn đến việc kiềm chế lạm phát theo kế hoạch Quốc hội đề ra dưới 4% gặp nhiều thách thức, khó khăn. Dẫu thế nhờ sự theo sát điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng kết hợp của các Bộ, ngành, địa phương, mức tăng của CPI qua từng tháng dần được kiểm soát, CPI bình quân đến cuối năm 2020 đạt mức tăng 3,23%, hoàn thành kế hoạch Quốc hội đề ra. Năm 2020 lạm phát cơ bản bình quân so với bình quân năm 2019 tăng 2,31%.

Đến năm 2021, trong tình hình căng thẳng lạm phát thế giới ngày càng tăng cao, giá cước vận chuyển, giá đầu vào của nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, vẫn tiếp tục tăng nhưng năm 2021 CPI bình quân của nước ta so với năm trước chỉ tăng 1,84%, đạt được mức thấp nhất trong 6 năm qua, hoàn thành kế hoạch Quốc hội đặt ra, năm 2021 lại được xem là năm lạm phát kiểm soát thành công của nước ta. Để có được sự thành công trên trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là do có sự theo sát chỉ đạo của Chính phủ, các cấp, các ngành đã luôn cùng nhau thực hiện triển khai đồng bộ những phương pháp để duy trì giá cả thị trường ở mức ổn định và ngăn cản dịch bệnh hoành hành.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam giai đoạn 2011 – 2021, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)