Dự báo lạm phát ở Việt Nam năm 2022

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam giai đoạn 2011 – 2021, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 2: LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2021

2.4. Dự báo lạm phát ở Việt Nam năm 2022

2.4.1. Giả thiết 1: Chính phủ kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức thấp

2021 mặc dù được coi là năm lạm phát được Chính phủ kiểm soát khá tốt, đạt được kế hoạch Quốc hội đề ra nhưng không có nghĩa năm 2022 việc kiểm soát trở nên dễ dàng. Sang năm 2022 Quốc hội mong muốn tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt bình quân 4%/năm. Sau 2 năm khó khăn sống chung với dịch bệnh COVID-19, thì hiện nay tình hình cũng đã kiểm soát được phần nào, nền kinh tế nước ta cũng đang dần được trở lại trạng thái tốt. Dẫu thế, vẫn có một vài nguyên do khiến cho năm 2022 lạm phát của nước ta giữ ở mức thấp (dưới 3%). Cụ thể:

- Một là, sản lượng trong năm 2022 vẫn sẽ ở mức dưới kỳ vọng mặc dù nền kinh tế đang dần khôi phục. Năm 2022 nếu như đạt mục tiêu đề ra là chỉ tăng trưởng GDP

là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 – 2022, đây là mức khá thấp so với khoảng 2011- 2020 (mức 6%).

- Hai là, trong năm 2022 khi COVID-19 được kiểm soát, các chuỗi cung ứng hàng hóa cũng bình ổn hơn, thì tốc độ tăng của giá các nguyên liệu, vật liệu cùng giá xăng dầu sẽ chững lại. Mặt khác, năm 2022 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm giảm mức lạm phát đã thắt chặt tiền tệ khiến cho giá các hàng hóa cơ bản cũng chịu ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, nguồn cung cấp dầu đá phiến nắm quyền kiểm soát nên giá dầu trên thế giới luôn trong tình trạng có thể gia tăng bất cứ khi nào.

- Ba là, nguyên nhân từ tổng cầu nước ta vẫn còn thấp. Dịch COVID-19 kéo dài làm cho sản xuất trong thời gian đó bị ngưng trệ, thu nhập của người dân lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, vì thế người tiêu dùng khó có thể sử dụng nhiều các dịch vụ du lịch, ẩm thực, ... như trước đây, sức mua cũng bị giảm theo sẽ chưa quá cao. Từ đó doanh thu từ việc bán lẻ hàng hóa, dịch vụ giảm sút.

2.4.2. Giả thiết 2: Lạm phát bị áp lực do chỉ tiêu CPI tăng trong năm 2022

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế dựa phần lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu, với tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm 37% trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế. Trong đó những ngành luôn đi đầu về xuất khẩu trong nước như da giày, dệt may, điện tử, gỗ, lắp ráp, sản xuất, ôtô, … cũng cần dựa vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Tình trạng nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu của nước ta kể từ sau đại dịch COVID-19 cụ thể trong năm 2020 - 2021 được thể hiện qua biểu đồ:

(Đơn vị: Tỷ USD) (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Biểu đồ 2.14-Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2020 và năm 2021 Nhận thấy tình trạng nhập khẩu vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vì thế trong năm 2022 vấn đề khống chế lạm phát được quan tâm nhiều, đặc biệt hiện nay khủng hoảng năng lượng rất có thể trở nên trầm trọng, xu hướng tích trữ, đầu cơ hàng hoá thiết yếu của một số quốc gia lớn sẽ ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng. Có thể thấy khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế đi vào ổn định hơn, thì mong muốn tiêu dùng và sản xuất sẽ tăng lên, lúc đó lạm phát sẽ chịu ảnh hưởng của giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới tăng như than, xăng, dầu cũng chi phí vận chuyển,…

Khi giá nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào tăng cao sẽ dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao và giá thành sản phẩm cũng tăng, từ đó giá của các mặt hàng tiêu dùng trong nước cũng bị đẩy lên cao, tạo áp lực cho lạm phát, làm cho việc kiềm chế lạm phát sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn, việc đạt được mục tiêu của Quốc hội đề ra cũng gặp bất lợi. Có nhiều dự đoán cho rằng năm 2022 CPI có thể vượt mức kỳ vọng tức cao hơn 4% nếu diễn biến chung trên thị trường thế giới có nhiều khó khăn, đặc biệt là khi khủng hoảng năng lượng vẫn còn tiếp diễn. Mặt khác, trong năm 2022 khi kinh tế được hồi phục, dưới tác động của các gói phát triển, hỗ trợ phục hồi kinh tế làm cho mong muốn đầu tư, tiêu dùng gia tăng sẽ tác động lớn đến giá cả.

Một vài lý do làm cho CPI trong năm 2022 sẽ tăng, tạo sức ép lên lạm phát, bao gồm:

- Thứ nhất, khi nền kinh tế nước ta được khôi phục sau dịch bệnh COVID-19 sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, bởi vì nước ta là quốc gia có độ mở cửa hội nhập với các quốc gia trên thế giới sâu rộng và toàn diện nên khả năng nhập khẩu lạm phát thông qua nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào rất lớn. Khi nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào thiết yếu (như xăng, than, dầu, sợi dệt, xơ, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi,…) với mức giá và chi phí vận chuyển cao sẽ tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó giá dịch vụ, hàng hóa (hàng thực phẩm, hàng may mặc, dịch vụ vận tải,vật liệu xây dựng, …) trong nước cũng bị đẩy lên cao, lạm phát cũng bị ảnh hưởng.

- Thứ hai, khi nền kinh tế nước ta hồi phục thì cũng dẫn đến giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại nguyên do từ một vài khu vực kết thúc thời gian được hỗ trợ miễn, giảm học phí năm học 2021-2022 và ảnh hưởng của việc phải thực hiện lộ trình thay đổi giá dịch vụ giáo dục theo “Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo”.

- Thứ ba, trong năm 2022 khi dịch COVID-19 đã được khống chế, dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, giải trí, vui chơi, … có nhu cầu tăng trở lại cũng ảnh hưởng không nhỏ tới CPI chung.

- Thứ tư, dịch COVID-19 vẫn còn những diễn biến phức tạp trên toàn thế giới tác động đến chi phí vận chuyển hàng hóa, lưu thông, trên toàn cầu tác động tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu...

Dựa vào những thống kê số liệu từ Chính phủ, lạm phát ở nước ta trong giai đoạn 2011 – 2021 được gói gọn và có cái nhìn bao quát nhất. Đánh giá tình hình đồng thời tìm ra nguyên nhân, từ đó có thể nhận thấy được những thiếu sót trong các chính sách hiện hành, làm cơ sở để Chính phủ có những chính sách phù hợp hơn trong tương lai.

Tiếp nối giai đoạn này là năm 2022 tràn đầy hứa hẹn, dự báo một thời kỳ tuy khó khăn nhưng sẽ là cơ hội để Nhà nước tìm ra hướng đi phù hợp nhất, đưa đất nước ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam giai đoạn 2011 – 2021, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)