CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
2.1. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM Á
2.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á
Tổng GDP kết hợp của mười quốc gia thành viên ASEAN được trị giá 3,2 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Điều này đưa ASEAN, nói chung, trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, sau Hoa Kỳ (21,4 nghìn tỷ USD), Trung Quốc (14,4 nghìn tỷ USD), Nhật Bản (5,1 nghìn tỷ USD) và Đức (3,9 nghìn tỷ USD) (ASEAN stats, 2020).
Hình 2.1: GDP của một số quốc gia và khu vực năm 2019
(Nguồn: ASEAN Secretariat, ASEANstats database) GDP của khu vực có xu hướng tích cực trong giai đoạn 2015-2019, tổng GDP năm 2019 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch covid 19, GDP giảm còn 2998082 triệu USD. Xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy đối với GDP bình quân đầu người của Đông Nam Á, đạt 4.799 USD vào năm 2019, so với năm 2015 là 3.913 USD. Tỷ trọng của ASEAN trong GDP danh nghĩa thế giới tăng từ 3,3% năm 2015 lên 3,7% vào năm 2019 (lớn thứ năm).
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ UNCTAD) Về quy mô kinh tế của các quốc gia trong khu vực, Indonesia là quốc gia lớn nhất, chiếm 35,4% GDP của khu vực năm 2019, tiếp theo là Thái Lan (17,2%), Philippines (11,9%) và Singapore (11,8%).
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ The World Bank)
2481991 2604999 2807878 3007102 3176816
2998082
0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 2.1: GDP Đông Nam Á giai đoạn 2015-2020 Đơn vị: triệu USD
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000
2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 2.2: GDP bình quân đầu người khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: USD
Indonesia Myanmar Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Philippines Campuchia Brunei Đông Timor Lào
Đối với GDP bình quân đầu người (GDP của một nền kinh tế chia cho tổng dân số của nó), là đại lượng của mức sống, Biểu đồ 2.2 cho thấy Singapore và Brunei ghi nhận giá trị cao nhất vào năm 2019, lần lượt là 65.640,7 USD và 31.085,9 USD. Các con số này gấp khoảng 13,5 lần và gấp 6,1 lần GDP bình quân đầu người của Đông Nam Á là 4.827,4 USD. Cần lưu ý rằng các giá trị cao này tuy nhiên thấp hơn mức của năm 2018, giảm 1,4% đối với Singapore và 4,3% đối với Brunei. Tăng trưởng GDP bình quân đầu người tổng hợp của Đông Nam Á năm 2019 ở mức 4,6%, thấp hơn năm 2018 là 5,7%
(ASEAN stats, 2020).
Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trung bình hằng năm ở các quốc gia Đông Nam Á năm 2016-2020
Đơn vị: %
2016 2017 2018 2019 2020
Indonesia 5,03 5,07 5,17 5,02 -2,07
Myanmar 5,75 6,40 6,75 3,17 -17,94
Malaysia 4,45 5,81 4,77 4,30 -5,59
Singapore 3,33 4,52 3,50 1,35 -5,39
Thái Lan 3,44 4,18 4,19 2,27 -6,09
Việt Nam 6,21 6,81 7,08 7,02 2,91
Philippines 7,15 6,93 6,34 6,12 -9,57
Campuchia 6,88 7,01 7,44 7,05 -3,14
Brunei -2,48 1,33 0,05 3,87 1,11
Đông Timor 3,39 -3,07 -0,69 19,54 11,27
Lào 7,02 6,89 6,25 5,46 3,28
Cả khu vực 4,85 5,36 5,11 4,34 -4,44
(Nguồn: UNCTAD) Trong giai đoạn 2016-2019, kinh tế khu vực tăng trưởng ổn định, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 5% (Bảng 2.1). Trong số các nước khu vực, Campuchia và Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP cao nhất, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm lần lượt là 7,1% và 6,8%.
Nhìn vào mức tăng trưởng năm 2020 (Bảng 2.1), tác động của Covid 19 đã làm tăng trưởng kinh tế biến động mạnh. Phần lớn các nước đều có tăng trưởng âm, tăng trưởng GDP năm 2020 của Myanmar và Philippines giảm nhiều nhất lần lượt là 17,94% và 9,57%, chỉ có một số nước vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương là Lào, Việt Nam, Brunei và Đông Timor. Tăng trưởng của toàn khu vực cũng vì đó mà giảm 4,44%.
Bảng 2.2: Tỷ trọng của các ngành kinh tế chính trong tổng GDP của Đông Nam Á (%), 2017-2019
2017 2018 2019
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ Indonesia 12,7 40,2 43,3 12,5 39,8 43,6 12,4 39,4 44,1 Myanmar 25,8 31,7 42,6 24,6 32,1 43,2 22,3 36,0 41,7 Malaysia 7,6 38,0 52,9 7,3 37,5 54,0 7,1 36,7 55,0 Singapore 0,0 24,7 64,6 0,0 25,0 64,6 0,0 24,7 64,8 Thái Lan 6,2 35,7 59,9 6,3 35,2 60,5 6,2 34,5 61,7 Việt Nam 14,8 35,0 38,8 14,3 35,6 38,8 13,7 36,2 38,9 Philippines 10,1 30,3 59,6 9,7 30,6 59,8 9,2 30,2 60,6 Campuchia 19,1 34,0 39,6 18,0 35,3 39,3 16,7 36,6 39,0 Brunei 0,8 63,2 37,9 0,8 62,9 38,2 0,8 63,1 37,9 Lào 15,3 35,2 39,4 14,5 35,7 39,6 14,0 35,9 39,9 (Nguồn: ASEAN Secretariat, ASEANstats database) (Lưu ý:Tổng của ba lĩnh vực này có thể không cộng lại đến 100% do sự khác biệt trong cách xử lý sự khác biệt thống kê giữa các nước.)
Sự phân chia GDP theo ba lĩnh vực chính của nó là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cho biết cơ cấu kinh tế trong nước và đóng góp của từng lĩnh vực vào nền kinh tế.
Trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao bao gồm thương mại, hoạt động của chính phủ, thông tin liên lạc, vận tải, tài chính và các hoạt động kinh tế khác không sản xuất hàng hóa, là lĩnh vực hàng đầu trong nền kinh tế của các nước trong khu vực. Tỷ trọng
của lĩnh vực dịch vụ trong GDP của khu vực tăng từ 49,2% năm 2015 lên 50,8% năm 2019. Ngược lại, tỷ trọng của hai lĩnh vực còn lại giảm so với cùng kỳ. Ngành công nghiệp, bao gồm sản xuất, điện, khí đốt và cung cấp nước, xây dựng cũng như khai khoáng, đóng góp 36,0% tổng GDP năm 2019, giảm so với 37,1% năm 2015. Tỷ trọng của nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt, đánh bắt và lâm nghiệp , cũng giảm xuống 10,2% vào năm 2019 (từ 11,1% năm 2005) (ASEAN stats, 2020). Bảng 2.2 cho thấy cấu trúc kinh tế khác nhau giữa các nước trong khu vực vào năm 2017-2019. Dịch vụ là lĩnh vực hàng đầu trong tất cả các nước ASEAN, ngoại trừ Brunei Darussalam. Tỷ trọng của ngành này năm 2019 được cho là lớn nhất ở Singapore, đạt 64,8% tổng GDP của cả nước, tiếp theo là Thái Lan (61,7%), Philippines (60,6%) và Malaysia (55,0%). Trong khi đó, công nghiệp là lĩnh vực hàng đầu ở Brunei, nó đóng góp 63,1% vào tổng GDP của nước này. Nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng đối với Myanmar (22,3%), theo sau đó là Campuchia (16,7%), Lào (14,5%) và Việt Nam (13,7%).
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ UNCTAD)
-50000 0 50000 100000 150000 200000
2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 2.3: FDI chảy vào khu vực Đông Nam Á từ năm 2016-2020
Đơn vị: triệu USD
Indonesia Myanmar Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Philippines Campuchia
Brunei Đông Timor Lào Cả khu vực
Trong những năm gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đông Nam Á vẫn giữ đà tăng từ 113,7 tỷ USD năm 2016 lên 181,0 tỷ USD năm 2019 (Biểu đồ 2.3). Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư, vốn đã có xu hướng giảm mạnh xuống còn 135,9 tỷ USD vào năm 2020. Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục là khu vực nhận dòng vốn FDI lớn nhất vào khu vực với tỷ trọng 57,3% trong năm 2019, tiếp theo là khu vực sản xuất (35,0%).
2.2. KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ