CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KI ỂM TOÁN ĐÔNG Á THỰC
2.1. T ỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG Á
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kiểm toán
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Một cuộc kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á thực hiện từ đầu cho đến khi hoàn thiện để phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng là một quá trình bài bản được chia làm ba giai đoạn: Chuẩn bị, thực hiện và kết thúc. Ba giai
đoạn có sự can thiệp về nhân sự không giống nhau, AEA luôn cố gắng đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ về nhân sự nhằm đưa ra sự thống nhất cao và đạt được độ chính xác trong các ý kiến được nêu ra.
Giai đoạn chuẩn bị bao gồm các công việc: Khảo sát, đánh giá khách hàng và dự thảo, thống nhất hợp đồng. Ban Giám đốc đưa ra các thông tin sơ bộ về khách hàng cho trưởng phòng phụ trách về Công ty kiểm toán được giao. Trưởng phòng phụ trách sẽ lập ra một nhóm để khảo sát và đánh giá khách hàng. Khi hợp đồng dịch vụ được ký, trưởng phòng tiến hành phân công việc cho các trưởng nhóm và trợ lý kiểm toán tiến hành triển khai các công việc kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Trưởng nhóm kiểm toán trao đổi thông tin và thống nhất kết quả kiểm toán với khách hàng, trao đổi với thành viên trong nhóm trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện công việc. Các trợ lý kiểm toán sẽ trao đổi các vấn đề liên quan đến công việc với khách hàng và trưởng nhóm kiểm toán.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán được phân công làm báo cáo lấy sổ báo cáo và đóng dấu tại phòng tổng hợp. Sau đó gửi báo cáo cho trưởng phòng phụ trách để soát xét lại báo cáo. Trưởng phòng phụ trách sau khi đã soát xét báo cáo sẽ trình lên Tổng Giám đốc phụ trách để soát xét báo cáo cấp công ty đưa ra sự thống nhất và sau đó phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng.
Công ty AEA đã tổ chức đoàn kiểm toán như sau:
Về số lượng: tuỳ vào quy mô của khách hàng, khối lượng công việc và thời hạn phải hoàn thành cuộc kiểm toán mà mỗi đoàn kiểm toán sẽ có số lượng khác nhau, thường dao động từ 3 đến 5 người, nhiều hơn có thể lên đến 8 người.
Về thời gian thành lập: Tại Công ty hiện nay sau khi ký hợp đồng kiểm toán được công ty và khách hàng ký, đoàn kiểm toán sẽ được trưởng phòng kiểm toán phụ trách hợp đồng đó bố trí, sắp xếp nhân sự và liên lạc với khách hàng để xếp lịch công tác tại đơn vị.
Về nhân sự: Đoàn kiểm toán do trưởng phòng kiểm toán phụ trách hợp đồng sẽ sắp xếp. Cụ thể: 1 trưởng nhóm kiểm toán và các trợ lý kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán là kiểm toán viên có tên trong danh sách đăng ký hành nghề trong năm
đó, đồng thời có kinh nghiệm kiểm toán các công ty các năm trước đó cho chính khách hàng hoặc đã có kinh nghiệm kiểm toán các công ty có quy mô và lĩnh vực hoạt động tương tự khách hàng.
Về vai trò và nhiệm vụ: Nhiệm vụ chung của cả đoàn kiểm toán là hoàn thành cuộc kiểm toán, trực tiếp thu thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở đưa ra kết luận kiểm toán, lưu hồ sơ và giải trình với cấp soát xét. Cụ thể với từng người như sau: Trưởng phòng kiểm toán là người phụ trách chính công việc của cả nhóm, chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ với khách hàng. Trưởng nhóm sẽ đại diện cho nhóm để trao đổi chung về cách làm việc và các vấn đề phát sinh khi làm việc trực tiếp. Đối với các trợ lý kiểm toán, trưởng nhóm sẽ giao việc và quản lý các trợ lý kiểm toán dựa trên kinh nghiệm, khả năng làm việc của mỗi trợ lý.
2.1.4.2. Quy trình kiểm toán chung tại công ty
Mục tiêu kiểm toán chung: Qua việc thực hiện kiểm toán, KTV xác định xem các thông tin trên BCTC của khách hàng có phản ánh một cách trung thực, hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh hay không. Đồng thời các BCTC, thông tin tài chính có được thành lập trên cơ sở các chế độ tài chính, kế toán hiện hành của Bộ tài chính; các chế độ và chuẩn mực có được áp dụng nhất quán hay không.
Về phạm vi kiểm toán: các BCTC được kiểm toán gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Tổ chức quy trình thực hiện cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính.Tại Công ty Kiểm toán Đông Á, quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính được chia thành 3 giai đoạn cụ thể: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Ngay từ tôn chỉ nghề nghiệp của AEA “Khách hàng hài lòng nhận được lợi ích hiệu quả tiêu chuẩn chất lượng cao từ dịch vụ chuyên nghiệp với mức phí hợp lý “ đã nêu lên phương pháp luận kiểm toán và mục tiêu hướng tới của việc cung cấp dịch vụ Kiểm toán của AEA;
Có thể xắp xếp quy hoạch tổng hợp trình tự cuộc kiểm toán thông thường do AEA thực hiện như sau;
Bảng 2.3. Lược đồ quy trình kiểm toán Ban giám đốc
Quá trình ký kết hợp đồng, thỏa thuận dịch vụ kiểm toán
(1) Ban giám đốc
& Chủ nhiệm kiểm toán
Tổng hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán
(2) Chủ nhiệm kiểm toán
Nhân viên chuyên nghiệp
Cuộc kiểm toán tại đơn vị
(3) Chủ nhiệm kiểm toán
Ban cố vấn
Tổng hợp và xử lý kết quả kiểm toán
(4) Ban giám đốc
& Chủ nhiệm kiểm toán
Phát hành dự thảo Báo cáo kiểm toán
(5) Ban giám đốc
& Chủ nhiệm kiểm toán
Tổng hợp xử lý các vấn đề số liệu sau kiểm toán
(6) Ban giám đốc
& Chủ nhiệm kiểm toán
Phát hành Báo cáo kiểm toán
(7) Ban giám đốc
& Chủ nhiệm kiểm toán
Xử lý sau phát hành Báo cáo Kiểm toán, hậu hợp đồng
(8)
2.1.4.3. So sánh sự khác nhau của quy trình kiểm toán tài sản cố định giữa khách hàng cũ và khách hàng mới do công ty TNHH kiểm toán Đông Á thực hiện
Bảng 2.4. Bảng so sánh quy trình kiểm toán
Nội
dung Khách hàng mới Khách hàng cũ
Khái quát yêu cầu
Theo quy định của hãng kiểm toán toàn cầu, trước khi chào thầu, chào hàng hoặc chấp nhận một khách hàng tiềm năng, giám đốc/phó giám đốc phụ trách hợp đồng cần thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm đánh giá rủi ro, bao gồm việc kiểm tra các thông tin chung về khách hàng, các thông tin từ Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, phân tích về ngành nghề hoạt động, thu thập thông tin từ các công ty thành viên hãng, các bên thứ ba, soát xét báo cáo tài chính và các thông tin khác do khách hàng cung cấp.
Quy định của hãng kiểm toán cần được áp dụng với tất cả các khách hàng hiện tại trong việc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán. Rủi ro tiềm tàng của cuộc kiểm toán cần được xem xét và đánh giá nhằm phát hiện các rủi ro mới. Trong trường hợp có sự thay đổi đáng kể về điều khoản hợp đồng (nội dung kiểm toán) thì việc tái tiếp tục khách hàng cũ được xem như chấp nhận khách hàng mới và phải tuân thủ các quy định về chấp nhận khách hàng mới.
Thủ tục kiểm
toán
- Thu thập báo cáo tài chính, thu thập các thông tin về khách hàng bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh; sản phẩm, hàng hóa sản xuất (kinh doanh); cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; cơ cấu ban giám đốc;
các thông tin về tình hình tài chính của công ty qua các năm; báo cáo đánh giá của các cơ quan chức năng, báo cáo kiểm toán các năm.
- Kiểm tra và xác nhận tính độc lập của kiểm toán viên và công ty kiểm toán liên quan đến khách hàng tiềm năng này.
- Phân tích sơ bộ tình hình tài chính, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro của hợp đồng (bình thường, cao hơn bình thường, rất cao).
- Đánh giá năng lực thực hiện hợp đồng
- Cập nhật các thông tin về khách hàng, xem xét có sự thay đổi đáng kể nào về hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn hay không.
- Thu thập các thông tin từ sau khi phát hành báo cáo kiểm toán năm trước tới hiện tại, xem xét lại ý kiến trên báo cáo kiểm toán năm trước có tiếp tục ảnh hưởng tới báo cáo tài chính năm hiện tại hay không.
- Xác nhận lại tính độc lập của kiểm toán viên và công ty kiểm toán liên quan đến khách hàng này.
- Phân tích sơ bộ tình hình tài chính năm hiện tại, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro của hợp đồng (bình thường, cao hơn bình thường, rất cao).
của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. - Đánh giá năng lực thực hiện hợp đồng của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.
Phê duyệt
chấp nhận thực hiện hợp đồng
Dựa trên các thông tin đã thu thập và phân tích ở trên, giám đốc/phó giám đốc phụ trách khách hàng sẽ đánh giá và quyết định về mức độ rủi ro hợp đồng, đồng thời cần có sự phê duyệt của một thành viên khác ban giám đốc công ty. Đặc biệt trong trường hợp rủi ro được xác định là rất cao, cần có sự phê duyệt của giám đốc phụ trách rủi ro, giám đốc điều hành.
Thủ tục phê duyệt chấp nhận tái tiếp tục hợp đồng kiểm toán được thực hiện tương tự như chấp nhận khách hàng mới. Ngoài giám đốc/phó giám đốc phụ trách khách hàng đánh giá và phê duyệt mức độ rủi ro hợp đồng, cần có sự soát xét và phê duyệt của một thành viên khác trong ban giám đốc công ty, hay trong trường hợp rủi ro được xác định là cao, thì cần có sự phê duyệt của giám đốc phụ trách rủi ro, giám đốc điều hành.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Đối với khách hàng mới, các số liệu như số dư cuối kỳ của các năm trước, KTV sẽ thực hiện một số thủ tục bổ sung để xác minh độ chính xác và tin cậy của thông tin đó.
Vì khách hàng cũ đã được công ty kiểm toán năm trước rồi, nên số dư cuối kỳ của năm trước tin cậy, được lấy luôn từ BCKT của năm trước.