T ổng quan về bài toán

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình tích hợp dữ liệu etl và xuất báo cáo cho hệ thống e banking tại ngân hàng tmcp công thương việt nam (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIETINBANK

1.5. T ổng quan về bài toán

Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần vào sự phát triển của ngành Ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trước những thách thức và yêu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng; áp lực cạnh tranh cao đến từ các tổ chức phi ngân hàng, các tác động khó lường của đại dịch COVID-19; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ;... đã đặt ra những thách thức cho các NHTM trong nước. Vì vậy, để nâng cao năng lực của mình trước sức ép cạnh tranh, các NHTM trong nước không chỉ hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống, mà còn phải thay đổi công nghệ, đa dạng hóa các các sản phẩm, dịch vụ,…

Đối với ngành ngân hàng tài chính, là một tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính cho hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, một trong những ngành sở hữu khối lượng dữ liệu lớn. Với đặc thù của ngành ngân hàng được phép thu thập dữ liệu khách hàng và thông tin giao dịch của khách hàng (nên cơ sở khách hàng rộng lớn, bao quát mọi mặt tài chính của nền kinh tế). Và mỗi ngân hàng xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ, từ dữ liệu có cấu trúc (như lịch sử giao dịch, hồ sơ khách hàng) tới những dữ liệu phi cấu trúc (như hoạt động của khách hàng trên website, ứng dụng mobile banking hay trên mạng xã hội).

Khi công nghệ số được sử dụng rộng rãi, khả năng kiếm lợi nhuận từ dữ liệu của các NHTM tăng lên đáng kể. Dữ liệu đang trở thành tài sản quý giá nhất trong mọi doanh nghiệp trên thế giới. Để tận dụng và phát huy tối đa giá trị sức mạnh dữ liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình ngân hàng VietinBank đã triển khai Dự án kho dữ liệu doanh nghiệp – EDW với công ty ETC và Tech Mahindra để có thể sử dụng các nguồn dữ liệu một cách có hiệu quả nhằm phục vụ cho công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro, hỗ trợ ra quyết định và hoạch định chiến lược kinh doanh. Đồng thời với kho dữ liệu doanh nghiệp tất cả dữ liệu trong toàn bộ ngân hàng VietinBank được thống nhất, nhất quán, đồng thời cung cấp các báo cáo với tính chính xác cao nhất. Đây là dự án kho dữ liệu doanh nghiệp được cho là lớn nhất trong ngành Ngân hàng Việt Nam, với quy mô gần 40 terabyte dữ liệu (gấp 40 lần so với 1 hệ thống core banking bình thường). Tổng chi phí đầu tư cho dự án lên đến 5,6 triệu USD (khoảng 122 tỷ đồng).

Vì đây là một dự án rất lớn tích hợp với gần 20 hệ thống nghiệp vụ ngân hàng khác nhau tại VietinBank bao gồm các hệ thống như HRMS, E-Banking, Creadit card, phân tích tín dụng (Credit analysis), phân tích rủi ro tín dụng (Credit risk analysis), chuyển tiền (Remittance), Treasury,… Tại đây em được tham gia vào phân hệ E-Banking. Đây là một trong những phân hệ rất quan trọng đối với ngân hàng VietinBank, liên quan trực tiếp đến thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, lịch sử sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Với E-banking người dùng có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến mà không cần đến quầy giao dịch thông qua nền tảng mạng internet và viễn thông. Chính bởi vậy E-banking mang lại những giá trị mới cho khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện các giao dịch

mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, số người sử dụng mạng internet và các thiết bị di động tăng lên một cách nhanh chóng cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên phổ biến của E-banking. Thì đây là xu hướng phát triển tất yếu và phát triển tiềm năng theo đó các ngân hàng đã và đang chạy đua quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần. Trước những thách thức trên, việc áp dụng kho dữ liệu doanh nghiệp EDW sẽ hỗ trợ khai thác dữ liệu trên hệ thống E-banking, xuất ra các báo cáo phân tích thống kê, hỗ trợ cho việc ra quyết, nắm bắt được nhu cầu, xu hướng của khách hàng để từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện hệ thống, đưa ra các chiến lược mới bắt kịp xu hướng công nghệ mới.

Do đó mục tiêu của bài khóa luận là “Xây dựng quy trình tích hợp dữ liệu ETL và xuất báo cáo cho hệ thống E-banking tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” nhằm nghiên cứu quá trình trích xuất, chuyển đổi, tải dữ liệu từ hệ thống nguồn lên kho dữ liệu chủ đề DM và xây dựng báo cáo phân tích hệ thống E- banking.

1.5.2. Thực trạng công tác quản lý dữ liệu trên hệ thống E-banking tại ngân hàng VietinBank

Vietinbank là ngân hàng đầu tư cho công nghệ thông tin và dịch vụ thanh toán trực tuyến hàng đầu Việt Nam. Dịch vụ ngân hàng điện tử đặc biệt là dịch vụ Vietinbank iPay và SMS banking là do đội ngũ cán bộ IT của Vietinbank phát triển.

Các dịch vụ E-banking của ngân hàng bao gồm: Vietinbank iPay, Vietinbank eFast, iPay mobile, SMS banking, Mobile banking, Bank plus,…

Việc triển khai thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán của VietinBank (INCAS), VietinBank lần đầu tiên đưa dữ liệu trực tiếp vào hệ thống quản lý tập trung, thay vì quản lý dữ liệu phân tán tại từng chi nhánh như trước đây

− Dữ liệu được lưu trữ tập trung tại hệ thống máy chủ tại trụ sở chính.

− Các giao dịch được xử lý trực tuyến tại máy chủ.

− Hệ thống có mã Code phân biệt giữa các chi nhánh với nhau.

− Có sự liên kết, sử dụng thông tin chặt chẽ của từng chi nhánh.

− Mỗi cán bộ được cấp 01 User để truy cập vào hệ thống INCAS theo từng phân quyền theo nghiệp vụ của mình được phân công.

Khi khách hàng đến giao dịch gửi tiền tiết kiệm, quan hệ tín dụng, làm thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, mở tài khoản thanh toán tại bất cứ điểm giao dịch nào của Vietinbank đều được các cán bộ nghiệp vụ tạo một mã khách hàng hay còn gọi là số “CIF” cho từng khách hàng, mọi thông tin chung của khách hàng được lưu trữ vào từng số CIF, toàn bộ dữ liệu giao dịch phát sinh sẽ được tự động cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ, các nghiệp vụ phát sinh mà mỗi cán bộ sẽ được truy cập vào các Module theo theo sự phân quyền của bộ phận điện toán.

Hiện tại, hệ thống E-banking đang bao gồm rất nhiều dịch vụ và có một lượng lớn khách hàng sử dụng các dịch vụ khác nhau trên mỗi hệ thống. Mỗi dịch vụ sẽ được lưu trữ dữ liệu tại một hệ thống khác nhau. Đối với E-banking quá trình lập báo cáo sử dụng dữ liệu trên 4 hệ thống thông tin sau:

− Bank Admin: hệ thống lưu trữ dữ liệu từ dịch vụ thanh toán internet banking.

− INCAS: là hệ thống lõi ngân hàng qua đó cơ sở dữ liệu của ngân hàng được quản lý tập trung theo quan hệ và theo module. Hệ thống giúp tích hợp các hệ thống thông tin trong hệ thống ngân hàng ngân hàng.

− ISAPP: hệ thống lưu trữ dữ liệu từ dịch vụ SMS Banking và Bank plus

− GENTRONICS: hệ thống lưu trữ dữ liệu liên quan đến thẻ ATM

Quá trình lập báo cáo của ngân hàng Vietinbank đang được tổng hợp từ nhiều hệ thống khác nhau. Việc không có kho dữ liệu tổng thể gây ra nhiều hạn chế cho việc lập báo cáo và phân tích ra quyết định kinh doanh.

- Thông tin khách hàng và thông tin từng giao dịch được lưu trữ trên các hệ thống khác nhau khiến việc tổng hợp báo cáo cho E-banking trở nên khó khăn.

- Dữ liệu trong nhiều định dạng khác nhau, tồn tại trên nhiều hệ thống khác nhau, và lưu trữ trên nhiều tập tin khác nhau, cấu trúc CDSL khác nhau được phát triển bởi các nhà cung cấp khác nhau. Nên rất khó để tích hợp dữ liệu từ các hệ thống nguồn xuất ra báo cáo.

- Khối lượng dữ liệu tại mỗi hệ thống là rất lớn và dữ liệu đang ngày càng tăng thêm. Khiến hiệu suất truy vấn dữ liệu từ hệ thống ngày càng giảm. Đồng thời việc truy vấn thông tin từ nhiều bảng kết hợp với nhau cũng sẽ gây mất thời gian truy vấn, hiệu suất truy vấn thấp.

- Dữ liệu tại các hệ thống rất chi tiết và được cập nhật thường xuyên nên dữ liệu tại các hệ thống không thể hiện tính lịch sử của dữ liệu để phân tích các giai đoạn và xu hướng khác nhau để đưa ra dự đoán trong tương lai.

1.5.3. Lý do lựa chọn bài toán

Trong quá trình thực tập và làm việc tại Công ty Cổ phần hệ thống Công nghệ ETC em đã được các anh chị hưỡng dẫn, đào tạo, tiếp xúc với kiến thức thực tế. Đặc biệt khi em được tham gia vào dự án xây dựng hệ thống E-banking cho ngân hàng VietinBank với vị trí xây dựng và thiết kế quá trình ETL, xuất báo cáo cho dự án. Đây là một cơ hội tốt giúp em tiếp xúc với lĩnh vực ngân hàng và vận dụng các kiến thúc được trao dồi trên học viện để áp dụng vào thực tế.

1.5.4. Ý nghĩa thực tế của bài toán

EDW sẽ mang đến cho ngân hàng VietinBank nguồn thông tin đầy đủ, kịp thời, có giá trị cao, đóng góp lớn vào công tác quản trị nội bộ và phát triển kinh doanh của VietinBank. EDW đã tích hợp các hệ thống nguồn, phục vụ hầu hết các phòng ban chức năng tại VietinBank, từ đó nâng cao năng lực quản lý bán hàng, xây dựng các chiến dịch marketing hiệu quả, giúp ngân hàng có thêm nhiều sản phẩm phù hợp. cung cấp ra thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình tích hợp dữ liệu etl và xuất báo cáo cho hệ thống e banking tại ngân hàng tmcp công thương việt nam (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)