Đánh giá chung KSNB và rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tscđ hữu hình trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2 Quy trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán

1.2.2.6 Đánh giá chung KSNB và rủi ro

 Đánh giá chung về hệ thống KSNB

Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát giúp KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó ước tính được thời gian và xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán.

hàng

21

Hệ thống KSNB càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng thấp và ngược lại, rủi ro kiểm soát càng cao khi hệ thống KSNB yếu kém.

- KTV khảo sát hệ thống KSNB trên các phương diện chủ yếu:

+ KSNB về mặt thiết kế + KSNB về mặt vận hành

+ KSNB về việc thực hiện các nguyên tắc

- KTV tiến hành khảo sát hệ thống KSNB của khách hàng bằng các kỹ thuật sau:

+ Phỏng vấn các nhân viên của công ty

+ Kiểm tra các chứng từ, sổ sách liên quan đến TSCĐ + Quan sát các thủ tục KSNB đối với TSCĐ

+ Làm lại các thủ tục kiểm soát

- Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Bước công việc này được thực hiện như sau:

+ Xác định loại gian lận có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ

+ Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót đó.

Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao và KTV xét thấy có khả năng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánh giá xuống một mức thấp hơn, KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát đánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng giảm trong thực tế, KTV không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý.

Đối với khoản mục TSCĐ thì KTV cần có các thông tin khác của khách hàng về hệ thống KSNB đối với khoản mục này. Hệ thống KSNB được coi là hữu hiệu được thể hiện qua việc bảo vệ và quản lý tốt TSCĐ. Khi tìm hiểu HTKSNB đối với TSCĐ, KTV cần quan tâm đến các vấn đề sau:

+ Doanh nghiệp có thiết kế lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ hay không?

hàng

22

+ Doanh nghiệp có đối chiếu thường xuyên giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp hay không?

+ Có kiểm kê định kỳ và đối chiếu với sổ kế toán hay không?

+ Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được phê duyệt thường xuyên hay không và phê chuẩn hay không?

+ Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có lập hội đồng thanh lý, nhượng bán, có thực hiện theo đúng quy trình, có bao gồm các thành viên theo quy định hay không?

+ Có chính sách phân biệt giữa chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu ghi tăng nguyên giá TSCĐ và xác định thời gian sử dụng hữu ích hoặc tính vào chi phí SXKD trong kỳ hay không?

+ Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, phương pháp khấu hao TSCĐ có phù hợp với chuẩn mực và các quy định hiện hành hay không?

Bên cạnh đó KTV cũng xem xét đến công tác quản lý tốt TSCĐ cũng như việc xây dựng các quy định, nguyên tắc và thủ tục về bảo quản TSCĐ.

 Rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán là rủi ro kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không phù hợp với BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR):

AR= IR x CR x DR Trong đó: AR là rủi ro kiểm toán IR là rủi ro tiềm tàng CR rủi ro kiểm soát

DR là rủi ro phát hiện

hàng

23

 Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng dựa vào các yếu tố sau:

+ Bản chất kinh doanh của khách hàng: Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì khối lượng TSCĐ lớn và có rủi ro tiềm tàng liên quan đến khoản mục TSCĐ cao hơn so với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

+ Kết quả cuộc kiểm toán trước + Tính trung thực của BGĐ + Các ước tính kế toán

 Rủi ro kiểm soát là rủi ro liên quan đến hệ thống KSNB cần chú ý:

+ Tồn tại sai sót trọng yếu bởi hệ thống KSNB chưa hoạt động hiệu quả nên không thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời

+ Tính khoa học, thích hợp và hiệu quả của hệ thống quản lý theo dõi TSCĐ + Số lượng và chất lượng phân bổ nhân lực tham gia kiểm soát trong doanh nghiệp

+ Trong quá trình kiểm soát có sử dụng máy móc thiết bị lưu trữ có lỗi (mất dữ liệu, bị hack, nhảy số liệu theo dõi,...)

 Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từ nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được. Mức độ rủi ro phát hiện thường liên quan trực tiếp đến thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên:

+ Nội dung thử nghiệm cơ bản như thu thập tài liệu hoặc xác nhận thông tin từ bến thứ 3 sẽ có giá trị cao hơn thu thập tài liệu trong nội bộ đơn vị, hoặc số liệu kiểm toán viên tự tính toán, phân tích sẽ có giá trị cao hơn số liệu lấy được từ nội bộ đơn vị

+ Kiểm tra, kiểm kê số lượng TSCĐ thực hiện vào cuối niên độ kế toán sẽ có giá trị cao hơn hực hiện kiểm tra vào thời điểm khác trong năm.

+ Việc chọn mẫu để kiểm tra rộng hay hẹp. Tuy nghiên ngay cả khi kiểm tra chi tiết toàn bộ nghiệp vụ thì vẫn có thể tồn tại rủi ro phát hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tscđ hữu hình trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)