Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tscđ hữu hình trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2 Quy trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

1.2.4 Kết thúc kiểm toán

1.2.4.1 Tổng hợp kết quả kiểm toán

Sau khi thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và các khảo sát cơ bản liên quan đến số liệu kế toán TSCĐ, KTV sẽ tổng hợp các bằng chứng đã thu thập được để đưa ra ý kiến của mình đối với khoản mục này. Công việc tổng hợp này thường được trình bày dưới hình thức một trang biên bản kiểm toán.

Các nội dung chủ yếu thực hiện trong biên bản kiểm toán thường gồm:

+ Các sai phạm đã phát hiện ra khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá mức độ sai phạm đối với TSCĐ

+ Nguyên nhân và đánh giá mức độ sai phạm đối với TSCĐ + Kết luận về mục tiêu kiểm toán với TSCĐ

+ Ý kiến về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ + Vần đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau

Biên bản kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ là một trong những căn cứ quan trọng để KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán cho toàn bộ BCTC đã được kiểm toán.

1.2.4.2 Phân tích BCTC

Kiểm tra các thông trên báo cáo tài chính: kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm tra việc khai báo trên báo cáo tài chính có đúng đắn và đầy đủ theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán hay không? Các thông tin này là những thông tin phải được thể hiện trên Thuyết minh báo cáo tài chính để tránh hiểu lầm khi sử dụng các báo cáo tài chính đó, hoặc để bổ sung các chi tiết cần thiết cho báo cáo tài chính. Ví dụ như cần khai báo về các nguyên tắc và phương pháp kế toán, khấu hao TSCĐ, các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ... Ngoài việc kiểm tra sự khai báo đúng đắn và đầy đủ của các khoản mục, trong giai đoạn kết thúc

hàng

33

kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét lại toàn bộ các thông tin, các số liệu điều chỉnh để đảm bảo tính đầy đủ và đúng đắn của chúng theo đúng yêu cầu của chuẩn mực kế toán.

1.2.4.3 Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục

Theo giả định hoạt động liên tục, một đơn vị được xem là hoạt động liên tục trong tương lai có thể dự đoán được. Hoạt động liên tục là một giả định nền tảng trong quá trình lập báo cáo tài chính cho mục đích chung. Khi giả định hoạt động liên tục là phù hợp, tài sản và nợ phải trả được ghi nhận dựa trên cơ sở là đơn vị có thể thực hiện được giá trị tài sản và nợ phải trả của mình trong điều kiện kinh doanh bình thường. Vì vậy kiểm toán viên phải xem xét liệu giả định này có phù hợp trong việc đánh giá và đo lường các khoản mục được trình bày trên báo cáo tài chính hay không và những giải trình của ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán về khả năng thanh toán của đơn vị có phù hợp không.

Có nhiều vấn đề có thể dẫn đến nghi ngờ về giả định hoạt động liên tục của một đơn vị, trong đo thường hay gặp là các nguyên nhân liên quan đến việc đơn vị gặp các khó khăn về tài chính dẫn đến giải thể, phá sản như kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn, các chỉ số tài chính xấu hơn mức bình quân của ngành, thiếu hụt lao động, nguồn cung cấp hay thị trường, chính sách nhà nước ban hành gây ảnh hưởng khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, ...

1.2.4.4 Báo cáo kiểm toán và thư quản lý bản thảo

Trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình, số liệu kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán lập dự thảo Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán dự thảo phải bảo đảm các yêu cầu chung quy định tại Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước và theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Báo cáo kiểm toán thường gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Thông tin về đơn vị được kiểm toán; trong đó có nội dung về "Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán".

+ Khái quát về cuộc kiểm toán; cơ sở lập báo cáo kiểm toán, căn cứ hình thành ý kiến kiểm toán (bao gồm cả tiêu chí kiểm toán), trong đó có đoạn nêu trách nhiệm của kiểm

hàng

34

toán viên; nêu rõ rằng công việc kiểm toán đã được tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

+ Ý kiến kiểm toán; các vấn đề cần nhấn mạnh và các vấn đề khác (nếu có).

+ Các kết luận, kiến nghị và các nội dung khác (nếu có).

+ Các thuyết minh, phụ biểu (nếu có).

+ Các nội dung theo thể thức văn bản: chữ ký, đóng dấu, ngày ký báo cáo kiểm toán thực hiện theo quy định.

Trường hợp không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận về nội dung kiểm toán và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán, thì nhóm kiểm toán phải đề xuất tiến hành bổ sung một số thủ tục kiểm toán tiếp theo, hoặc lựa chọn việc đưa ra ý kiến kiểm toán thích hợp về nội dung kiểm toán đó. Đồng thời kèm theo thư quản lý mang tính chất tư vấn cho đơn vị phù hợp. Hai bên Công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán sẽ cùng thống nhất các nội dung để tiến tới phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức.

1.2.4.5 Soát xét, kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán

Soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán: Là quy trình được thiết kế và thực hiện tại ngày hoặc trước ngày lập báo cáo kiểm toán, nhằm đưa ra sự đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng của nhóm kiểm toán và các kết luận nhóm kiểm toán đưa ra để hình thành ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán. Việc soát xét kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán chỉ áp dụng cho các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết hoặc các cuộc kiểm toán khác (nếu có) mà doanh nghiệp kiểm toán cho rằng việc soát xét kiểm soát chất lượng kiểm toán là cần thiết; khi đó thành viên Ban Giám đốc công ty kiểm toán phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải:

- Đảm bảo rằng người soát xét việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán phải được bổ nhiệm

- Thảo luận với người soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán về các vấn đề trọng yếu phát sinh trong suốt cuộc kiểm toán

- Không để ngày lập báo cáo kiểm toán trước khi hoàn hoàn thành công việc soát xét kiểm soát chất lượng kiểm toán

hàng

35

- Đồng thời, người soát xét việc kiểm soát chất lượng phải thực hiện đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm kiểm toán để có thể hình thành báo cáo kiểm toán. Đánh giá dựa trên:

+ Thảo luận với thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán về các vấn đề trọng yếu

+ Soát xét báo cáo tài chính và dự thảo báo cáo kiểm toán

+ Soát xét tài liệu, hồ sơ kiểm toán được lựa chọn liên quan đến các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm kiểm toán

+ Đánh giá các kết luận đưa ra để hình thành báo cáo kiểm toán và xem xét tính hợp lý của dự thảo báo cáo kiểm toán

+ Đánh giá của nhóm kiểm toán về tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán

+ Liệu nhóm kiểm toán đã tham khảo ý kiến tư vấn cần thiết về các vấn đề còn khác biệt về quan điểm, các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi và các kết luận thu được từ việc tham khảo ý kiến tư vấn hay chưa

+ Tài liệu, hồ sơ kiểm toán được lựa chọn để soát xét có phản ánh các công việc đã thực hiện liên quan đến các xét đoán quan trọng và có hỗ trợ cho các kết luận của nhóm kiểm toán đưa ra hay không

Nếu có phát sinh các vấn đề còn khác biệt về quan điểm trong nội bộ nhóm kiểm toán với bên tư vấn hoặc giữa thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán với người soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán phải xử lý và giải quyết những vấn đề khác biệt về quan điểm dựa trên các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán

Việc soát xét các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên cần được thực hiện một chặt chẽ. Cơ chế kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán cần được xây dựng dựa theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 – Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải xem xét kết quả quy trình giám sát của doanh nghiệp kiểm toán theo quy định hiện hành của doanh nghiệp kiểm toán hoặc công ty mạng lưới, và đánh giá xem các khiếm khuyết trong các quy định đó có thể ảnh

hàng

36

hưởng đến cuộc kiểm toán hay không. Đây chính là một trong số những nhân tố đảm bảo cho thành công của cuộc kiểm toán.

1.2.4.6 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên và Công ty kiểm toán sẽ phải lập và phát hành cho Quý đơn vị Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính kết thúc kỳ/năm.

Thư quản lý (nếu có): Khi kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính kỳ/năm, Công ty kiểm toán sẽ phát hành thư quản lý (nếu có) nhằm đề xuất cho đơn vị được kiểm toán hoàn thiện hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và khắc phục những điểm yếu mà kiểm toán viên và Công ty kiểm toán nhận thấy trong quá trình kiểm toán.

• Phát hành Báo cáo Kiểm toán

Phát hành Báo cáo kiểm toán đã được lập và trình bày về hình thức và nội dung theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính được xác định là báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về trình bày hợp lý, được coi là kết quả cuối cùng của công việc kiểm toán báo cáo tài chính.

Báo cáo kiểm toán phải được lập bằng văn bản hoặc bản mềm, ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán theo từng năm (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của doanh nghiệp hoặc chi nhánh). Báo cáo kiểm toán phải có tiêu đề chỉ rõ đó là Báo cáo kiểm toán độc lập

Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký, gồm chữ ký của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của thành viên Ban Giám đốc là người đại diện theo pháp luật phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán. Dưới mỗi chữ ký nói trên phải ghi rõ họ và tên, số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (Giấy Chứng nhận Đăng ký Hành nghề Kiểm toán). Trên chữ ký của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải đóng dấu của doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán) phát hành báo cáo kiểm toán

• Thư quản lý

hàng

37

Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể phát hành thư quản lý trong các trường hợp sau:

- Việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán mà giới hạn này có nguyên nhân khách quan từ đơn vị được kiểm toán;

- Việc đơn vị được kiểm toán không đồng ý điều chỉnh các sai sót trọng yếu trong báo cáo theo đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược trong báo cáo kiểm toán;

- Những hành vi không tuân thủ pháp luật liên quan quá trình thực hiện hoặc đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính có thể gây sai sót trọng yếu.

hàng

38

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tscđ hữu hình trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán và định giá đại việt (vinaudit) thực hiện (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)