Xoang ngực và xoang phế mạc

Một phần của tài liệu giáo trình giải phẩu động vật (Trang 38 - 41)

6.1. Xoang ngực:

Giới hạn xoang ngực:

- Phía trên là các đốt sống vùng lưng (thoracic vertebrae)

- Hai bên là xương sườn, sụn sườn và các cơ liên sườn (ribs, costal cartilages, sociated muscles) - Phía trước là cửa vào lồng ngực.

- Phía sau là cơ hoành (diaphragm)

- Dưới là xương ức và các cơ vùng ức (sternum and sternum muscles) Xoang phế mạc(fleural cavity)

Nằm trong xoang ngực và được giới hạn giữa hai lá phế mạc

+ Lá thành: Lót mặt trong các xương và các cơ vùng ngực, khi đi vào đường trung tuyến của xoang ngực hai lá thành áp lưng vào nhau tạo thành tung cách mạc hay bức ngăn giữa (mediastrium) chia xoang ngực thành hai nửa không thông nhau.

Giữa hai lớp của tung cách mạc chứa thực quản, khí quản, động mạch chủ; phía dưới tung cách mạc mở rộng chứa tim.

+ Lá tạng: Phủ lướt bề mặt hai lá phổi.

Giữa lá thành và lá tạng tạo thành xoang ảo gọi là xoang phế mạc. Trong xoang chứa dịch phế mạc (pleural fluid) có tác dụng bôi trơn và gắn kết lá thành và lá tạng lại với nhau. áp lực trong xoang phế mạc luôn thấp hơn áp lực không khí bên ngoài gọi là áp lực âm.

7. Phổi:

Là cơ quan chủ yếu của bộ máy hô hấp nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu với không khí đã được dẫn vào phổi.

7.1.Vị trí: Hai lá phổi phải và trái nằm trong xoang ngực nối với nhau qua hai phế quản gốc và được ngăn cách bởi phế mạc giữa 7.2. Hình thái:

Mặt ngoài nhẵn bóng được bao bọc bởi lá phế mạc. Màu sắc phổi thay đổi theo tuổi. Trên bề mặt có nhiều chấm đen hoặc đỏ sẫm và có các đường ranh giới giữa các tiểu thuỳ. Mỗi lá phổi có 2 mặt ( mặt ngoài, mặt trong), 01 đáy và 01 đỉnh.

+ Mặt ngoài hay mặt sườn: lồi, áp sát vào thành trong lồng ngực, có các vết ấn của xương sườn.

+ Mặt trong hay trung thất (mặt giữa) cong lõm, ôm lấy tim, có một điểm gọi là rốn phổi và là nơi đi qua của thực quản, động mạch chủ sau, thần kinh và mạch bạch huyết.

+ Đáy phổi hay mặt sau (mặt hoành) lõm theo chiều cong của cơ hoành, và áp vào cơ hoành.

+ Đỉnh phổi là phần nhô về trước ở cửa vào lồng ngực giới hạn bởi đôi xương sườn 1 và mỏm khí quản xương ức.

7.3. Cấu tạo

Phổi được cấu tạo bởi hệ thống ống và các túi rỗng chứa không khí phân nhánh gọi là cây phế quản. Đi kèm theo các ống phế quản là các động mạch, tĩnh mạch phổi, các mạch lâm ba, các đám rối thần kinh nằm xen kẽ.

* Sự phân thuỳ của phổ .(mũi tên ký hiệu thay cho cụm từ tiếp tục phân thành)

Bên ngoài phổi được bao bọc bởi lá tạng phế mạc. Lá này đi vào trong phân chia phổi thành các đơn vị phổi từ to đến nhỏ: Hai lá phổi  các thuỳ phổiặ các phân thuỳ phổi tiểu thuỳ phổi  cuối cùng là các túi phế nang.

Cấu tạo phế nang * Sự phân nhánh phế quản tạo thành cây phế quản

Mỗi phế quản gốc từ rốn phổi đi vào mỗi lá phổi  từ 2-5 nhánh phế quản thuỳ (dẫn khí vào 1 thuỳ phổi)  phế quản phân thuỳ phế quản dưới phân thuỳ phế quản trên tiểu thuỳ và trong tiểu thuỳ( dẫn khí vào tiểu thuỳ phổi)

các phế quản tận phình ra thành ống phế nang chia

thành chùm phế nang túi phế nang.

Thành phế nang là lớp nội mạc mỏng áp sát lớp nội mạc của mao mạch, vì thế hồng cầu trong mao mạch dễ dàng thải CO2 và nhận O2 của không khí trong lòng túi phế nang.

*Cấu tạo của phế quản:

Bên ngoài là lớp màng bằng tổ chức liên kết.

Tiếp đến là lớp sụn (bao gồm các vòng sụn nối với nhau) Bên trong các vòng sụn là lớp cơ trơn rất mỏng.

Tiếp đến lớp niêm mạc biểu mô phủ có lông rung và và tuyến nhờn.

Càng phân nhánh và đi xa, đường kính phế quản càng giảm dần. Các vòng sụn tiêu giảm dần chỉ còn là các mảnh sụn, thành mỏng dần, biểu mô từ nhiều tầng về sau chỉ có 1 tầng, các tuyến nhờn giảm, riêng lớp cơ vẫn còn. ở các phế quản tận, sụn tiêu biến chỉ còn các sợi cơ trơn và sợi chun.

* Mạch quản của phổi gồm mạch quản cơ năng, mạch quản nuôi dưỡng và mạch bạch huyết.

Mạch quản cơ năng gồm động mạch phổi và tĩnh mạch phổi.

+ Động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải đi đến rốn phổi chia 2 nhánh

vào trong hai lá phổi rồi phân nhánh nhỏ dần theo cây phế quản tạo thành lưới mao mạch trong lòng túi phế nang rồi trở thành nơi xuất phát của các tĩnh mạch phổi.

+ Tĩnh mạch phổi từ lòng túi phế nang đi ra, mang máu đỏ tươi tập trung thành các tĩnh mạch quanh tiểu thùy rồi đổ về các tĩnh mạch quanh phân thùy, rồi tĩnh mạch thùy phổi , cuối cùng tạo thành 4- 8 tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.

Mạch quản nuôi dưỡng: Gồm các động mạch và tĩnh mạch phế quản.

+ Động mạch phế quản: từ động mạch thân khí thực quản đi vào rốn phổi, phân nhánh nuôi thành các mạch quản cơ năng và các phế quản sau đó tạo nên một mạng lưới mao mạch xung quanh các tiểu phế quản rồi tập hợp lại thành các tĩnh mạch phế quản đổ về tĩnh mạch lẻ và tĩnh mạch nửa lẻ đổ về tâm nhĩ phải.

- Mạch bạch huyết : Từ các mạch quanh tiểu thuỳ, lớn dần lên đổ vào các hạch bạch huyết nằm ở chỗ phân chia của các tiểu thùy rồi tạo các ống lớn hơn đổ vào các hạch nằm ở xung quanh phế quản gốc và rốn phổi.

* Thần kinh. Các sợi giao cảm sau hạch từ hạch cổ giữa hoặc hạch sao phân đến. Trước khi phân vào phổi chúng thường tạo thành đám rối phổi ở trước và sau rốn phổi. Thần kinh phó giao cảm từ dây X.

Một phần của tài liệu giáo trình giải phẩu động vật (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w