Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân và những bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã lâm thượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3 Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân và những bài học kinh nghiệm rút ra

1.3.1 Xu hướng phát trin ca kinh tế h nông dân

Kinh tế hộ phát triển theo ba xu hướng chính như sau:

Xu hướng thứ nhất: Những hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhưng không đủ tiêu dùng, họ không có khả năng tái sản xuất giản đơn. Sự phát triển của nhóm hộ này theo hai xu hướng có thể họ sẽ trở thành lao động làm thuê hoặc họ sẽ quay lại cuộc sống sinh tồn.

Xu hướng thứ hai: Những hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhưng không đủ tiêu dùng, lượng sản phẩm để bán của họ là không nhiều hoặc không đáng kể, sự phát triển của họ có thể trở thành nhóm hộ sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên để làm được như vậy cần có sự hỗ trợ hợp tác từ bên ngoài.

Xu hướng thứ ba: Những hộ sản xuất hàng hóa sản phẩm của họ để bán họ có thể có những lợi thế về đất đai, lao động, vốn, lợi thế về lưu thông hàng hóa hay khả năng tiếp cận khoa học….(Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh, 1997)[1]

1.3.2 Nhng bài hc kinh nghim rút ra đối vi phát trin kinh tế h nông dân Vit Nam nói chung và xã Lâm Thượng nói riêng.

Đối vi Vit Nam:

Chủ trương, chính sách về giao quyền sủ dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (Đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng

đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Từ đó diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập.

Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để sản xuất hàng hóa lớn hơn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp cũng khó khăn không kém. Vì thế để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người nông dân về giá vật tư nông nghiệp và thông tin về nhu cầu thị trường.

Thực tế cho thấy để phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững và có hiệu quả cao cần phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống.

Cần phá vỡ tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, để làm được điều này nhà nước cần định hướng, hỗ trợ, tư vấn cho người nông dân trong phát triển kinh tế hộ.

Đối vi xã Lâm Thượng:

Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ bản mà nhà nước đã đặt ra: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”.

Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân, Đảng bộ, UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành tìm mọi cách góp phần tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, xây dựng cơ cấu giống hợp lý, phù hợp với từng loại đất, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong canh tác.

Xã có chủ trương, giải pháp đúng đắn là khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, khai thác triệt để nguồn đất hiện có, áp dụng chính sách

miễn thuế nông nghiệp ở những vùng mới khai hoang, có chính sách vay vốn hợp lý để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tập trung thực hiện, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây hoa màu khác thực hiện đa dạng cây trồng, vật nuôi.

Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã lâm thượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)