Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh quân sự mỹ ấn độ trong thập niên đầu thế kỷ 21 (Trang 104 - 107)

Quan hệ Việt Nam – Mỹ, Việt Nam - Ấn Độ nửa cuối thập niên đầu thế kỷ XXI có nhiều cải thiện và phát triển.

Đối với Mỹ, vai trò của Việt Nam được chú trọng hơn khi Mỹ thực hiện quá trình chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á -TBD, gia tăng can dự ở khu vực Đông Nam Á, thúc đẩy quan hệ với tổ chức ASEAN - nơi Việt Nam là một thành viên tích cực và có vai trò nổi bật. Dưới

49 Ấn Độ-ASEAN đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 100 tỷ USD, http://www.mpi.gov.vn, 25/08/2014

97

thời Tổng thống Obama, quan hệ Việt Nam - Mỹ nói chung, quan hệ an ninh quân sự Việt Nam - Mỹ nói riêng đạt được những bước tiến quan trọng.

Hiệp định Đối tác toàn diện Việt Nam -Mỹ được ký kết ngày 25/7/2013là bước ngoặt đánh dấu một chương mới trong quan hệ hai nước.

Hiệp định đã tạo ra khuôn khổ tổng thể cho quan hệ song phương Việt Nam – Mỹ phát triển lên một tầm cao mới, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng vốn rất nhạy cảm trong quan hệ giữa hai nước. Trong Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Mỹ lần thứ hai được tổ chức tại Mỹ ngày 19/9/2014, hai bên đã nhất trí cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Mỹ một cách thiết thực vì lợi ích của mỗi nước, đồng thời để góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Hai bên thống nhất hướng tới phát triển quan hệ quốc phòng trước tiên tập trung vào 5 lĩnh vực là: thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam; An ninh biển; Tìm kiếm cứu nạn; Nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa.

Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam – Mỹ được ký kết tháng 6/2015 là dấu mốc nổi bật và làm sâu sắc hơn hợp tác quốc phòng hai nước. Bên cạnh đó, các chuyến thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước, đặc biệt là chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7/2015, đã góp phần xây dựng lòng tin chiến lược giữa hai nước. Hợp tác quốc phòng là lĩnh vực đóng góp tích cực cho quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ.

Việt Nam và Ấn Độ đã xây dựng mối quan hệ chính trị gần gũi ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ấn Độ coi Việt Nam là “người bạn và là đồng minh đáng tin cậy nhất” của Ấn Độ trên cơ sở những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Ấn Độ trong mối quan hệ với Liên Xô cũ và Trung Quốc.

98

Tuy nhiên, quan hệ đối tác giữa hai nước chủ yếu duy trì ở lĩnh vực chính trị, ngoại giao chứ hầu như không mở rộng sang khía cạnh an ninh và kinh tế.

Cùng với việc Ấn Độ đẩy mạnh thực hiện chính sách “Hướng Đông”, những tiến triển trong quan hệ Việt Nam - Mỹ là chất xúc tác thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam với Ấn Độ phát triển. Hợp tác an ninh quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ theo đó được những tiến bộ về thực chất. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp, duy trì cơ chế đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác về huấn luyện đào tạo,… Đại sứ Rajiv Bhatia, Giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Quốc tế Ấn Độ (IWCA) đánh giá, “Đối với Ấn Độ, quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, không nghi ngờ gì nữa, là một trong số những quan hệ ngoại giao quan trọng nhất” và khẳng định “Là một phần của Chính sách Hướng Đông, Ấn Độ nhìn nhận vị trí quan trọng của Việt Nam trong khối ASEAN”50. Cũng theo ông Bhatia, Việt Nam và Ấn Độ là

“láng giềng hàng hải” đang phải đối mặt với những thách thức an ninh chung và Ấn Độ “đặc biệt lo ngại về sự căng thẳng gia tăng tại Biển Đông”. Điều này cũng tạo động lực cho hai nước tăng cường hơn nữa mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.

Việt Nam đã xây dựng được những mối quan hệ căn bản và tốt đẹp với Mỹ và Ấn Độ, vì thế quan hệ Mỹ - Ấn Độ phát triển tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ. Hơn thế nữa, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của hợp tác an ninh quân sự giữa Mỹ và Ấn Độ là nhằm kiềm chế sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc, vì vậy sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa hai cường quốc này cũng như giữa hai nước này với Việt Nam đã đem lại lợi thế nhất định cho Việt Nam trong quá trình giải quyết những bất đồng về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông với Trung Quốc.

50http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20120718/an---viet-thuc-day-quan-he-doi-tac-chien-luoc/502453.html

99

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh quân sự mỹ ấn độ trong thập niên đầu thế kỷ 21 (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)