CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông thôn của một số nước điển hình
∗ Thái lan: Là một nước trong khu vực Đông Nam châu Á, chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách để dưa từ một nước lạc hậu trở thành một nức có nền khoa học tiên tiến. Hiện nay chính phủ Thái Lan đang thực hiện chính sách xây dựng và phát triển nông thôn theo một cách thiết thực sau:
- Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản: Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây... Chính phủ Thái Lan thơm đã mua giá gạo 6.500baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ 5.000 - 5.200baht/tấn. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân trồng lúa, được hưởng những ưu đãi khác khi mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, vay vốn với lãi suất thấp từ các ngân hàng nông nghiệp, chính sách. Để thực hiện tốt chính sách này Chính phủ Thái Lan đã đưa các chuyên viên cấp cao phụ trách giám sát về việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá tìm kiếm các thị trường mới cho xuất khẩu.
- Chính sách công nghiệp nông thôn: Thái Lan vốn là nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Chính phủ Thái Lan tập trung vào thực hiện các công việc: cơ cấu lại ngành nghề phát triển công nghiệp nông thôn,, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong sản xuất và tiếp thị... Thái Lan tập trung vào phát triển các ngành mũi nhọn sản xuất nông thủy, hải sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh đó công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh nhờ vào các chính sách:
+ Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình
“Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Trên thực tế chương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn. Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này.
+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện chính sách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng.
∗ Thứ ba là: mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm: Chính phủ Thái Lan trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các cơ hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển xúc tiến công nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
∗ Trung Quốc: Là một quốc gia có dân số đông nhất thế giới với khoảng 7.000 triệu nông dân chiếm 60% dân số cả nước, Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn đó là quá trình tích tụ ruộng đất để hiện đại hóa làm cho người nông dân mất đất phải ra thành phố kiếm việc làm, ruộng đồng hoang hóa, các quan chức địa phương giới thương nhân chiếm ruộng đất nông nghiệp để xây dựng cửa và khu công nghiệp. Do vậy, nông thôn Trung Quốc liên tục diễn ra các cuộc biểu tình, gây rối, kiện cáo, bạo
lực. Số liệu thống kê cho thấy năm 2004 Trung Quốc có 74.000 vụ khiếu kiện tập thể thu hút gần 4 triệu người tham gia và 2005 số vụ là 84.000 và 2006 là 90.000 vụ. Trước tình hình đó ông Hongyuan giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế nông thôn, Bộ nông nghiệp Trung Quốc khẳng định: Nguyên nhân là do vi phạm quyền đất đai của người nông dân diễn ra thường xuyên khi chính quyền địa phương quyết định thay cho nông dân và vấn đề là phải có sự cải cách sửa đổi để bảo vệ quyền lợi đầy đủ cho người nông dân. Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiện như sau:
- Thứ nhất: Giảm thuế để thu hút đầu tư nông nghiệp.
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 10.000 doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp), các doanh nghiệp có vốn từ 200 tỷ trở lên chỉ chiếm khoảng 30%. Chính sách này đã vực dậy được tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Để thực hiện tốt chính sách này Chính phủ Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu gọi đầu tư từ các nước như Nga, Nhật, Ấn Độ, EU…
- Thứ hai: Phát triển khu công nghiệp cao.
Đó là các khu công nghiệp được ứng dụng tiên tiến và mới nhất; công nghệ đươc ghép nối trong một quy trình liên tục và khép kín; công nghệ có khả năng ứng dụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô hình phải đạt hiệu quả về kinh tế và nơi hợp tác giữa nhà Khoa học - Nhà Nước - Doanh nghiệp - Nhà nông trong đó doanh nghiệp có vai trò chủ đạo.
- Thứ ba: Bài học chính sách Tam nông trong xây dựng nông thôn mới với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: Mở cửa giá thu mua, mở cửa thị trường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp
gian tiếp qua lưu thông trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực. Để thực hiện hiện được tiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tài chính tam nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và nông dân tăng thu nhập.” Định hướng hỗ trợ tài chính cho Tam nông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa”.
Trong chính sách tài chính tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hỗ trợ về giá thu mua giống, hỗ trợ mua lương thực không thấp hơn thị trường. Đào tạo nguồn lao động trẻ, nâng cao tay trình độ tay nghề.
Hiện nay chính sách Tam nông ở Trung Quốc đã đạt hiệu quả khá tốt, năm 2009 thu nhập bình quân của dân cư nông thôn đạt 8.000 tệ/năm tăng 8,5% so với 2008. Năm 2009 Trung Quốc đã làm 300.000km đường bộ nông thôn, hổ trợ 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiếu triển khai 320 huyện thực hiện thí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội ở nông thôn.
Chính sách Tam nông ở Trung Quốc cũng gắn với chủ trương hạn chế tới đa việc lấy đất nông nghiệp. Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở nước này được quy định rất chặt chẽ. Chuyển đổi quyền sử dụng đất đai phải đúng với chiến lược lâu dài của vùng và nằm trong chỉ giới nhất định bảo đảm Trung Quốc luôn có 1,87 tỷ mẫu đất trở lên. Mặt khác, những khoản tiền thu được từ phát triển công nghiệp lấy ở đất nông nghiệp phải được chuyển về chính quyền nông thôn, xã để lo cho phát triển đời sống KT-XH của nhân dân.
- Thứ tư: Thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến nông và tăng quyền cho nông dân.
Nội dung chủ yếu của chính sách này là nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất đó. Nông dân được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất
để vay vốn Ngân hàng hoặc góp vốn vào các công ty nông nghiệp. Việc nông dân được phép bán đất tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại có quy mô lớn với công nghệ canh tác cao.
∗ Nhật Bản: “Mỗi làng một sản phẩm”
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền Tây Nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào
“Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.