Hiệu quả sản xuất của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã cô ngân huyện hạ lang tỉnh cao bằng (Trang 59 - 71)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình

3.3.3. Hiệu quả sản xuất của nhóm hộ điều tra

Doanh thu của cá hộ điều tra từ trồng trọt, chăn nuôi nay có thêm nghề phụ. Chi phí cho sản xuất chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá cao, có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm hộ. Việc sản xuất của các nhóm hộ chưa phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, người dân trồng trọt chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho gia đình của mình.

Nhóm hộ trung bình có diện đất canh tác lớn nhưng diện tích đất canh tác, manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất.

Bên cạnh đó dịch bệnh làm cho gia súc gia cầm giảm số lượng đáng kể.

Doanh thu của nhóm hộ khá nhiều hơn hộ trung bình và hộ nghèo. Chi phí cho các ngành nghề có sự chênh lệch nhưng nhìn chung chi phí của nhóm hộ khá cao hơn 2 nhóm hộ còn lại. Cụ thể được thể hiện ở bảng 3.7.

Bng 3.7: Hiu qu sn xut ca các nhóm h điu tra

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu

Nhóm hộ Khá CC

(%) TB CC (%)

Cận nghèo

CC

(%) Nghèo CC (%) 1. Doanh thu BQ/năm 110,73 100 64,45 100 57,10 100 40,57 100 - Trồng trọt 20,35 18,38 17,35 26,92 15,85 27,76 15,13 37,29 - Chăn nuôi 71,88 64,91 45,98 71,34 40,02 70,28 24,04 59,25 - Nghề phụ 18,5 16,71 1,12 1,74 1,23 2,33 1,4 3,46 2. Chi phí SXBQ/năm 40,69 100 33,89 100 25,91 100 20,26 100 - Trồng trọt 8,11 19,93 7,06 20,83 6,56 25,32 8,3 40,96 - Chăn nuôi 30,08 73,92 26,75 78,93 19,18 74,03 11,89 58,69 - Nghề phụ 2,5 6,15 0,0828 0,24 0,17 0,67 0,07 0,35 3. Doanh thu - chi phí 70,04 - 30,56 - 31,19 - 20,34 -

4. Số nhân khẩu BQ/hộ 4,43 - 4,32 - 5 - 4,38 -

5. Số lao động BQ/hộ 2,82 - 2,76 - 3,3 - 2,38 -

6. Thu nhập BQ/khẩu/năm 14,81 - 7,07 - 6,23 - 4,64 -

7. Thu nhập

BQ/khẩu/tháng 1,23 - 0,589 - 0,519 - 0,386 -

8. Thu nhập BQ/LĐ/năm 24,85 - 11,23 - 11,69 - 8,53 -

9. Thu nhập BQ/LĐ/tháng 2,07 - 0,94 - 0,97 - 0,71 -

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 3.2. Doanh thu sn xut kinh doanh ca nhóm h điu tra

Qua bảng 3.7 ta thấy mức thu nhập bình quân/khẩu /năm ở mỗi nhóm hộ như sau ở mức trung bình, mức sống dần được cải thiện.

Ở nhóm hộ khá có mức thu nhập bình quân/khẩu/năm là 14,81 triệu đồng và thu nhập bình quân/khẩu/ tháng là 1.230 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình có mức thu nhập bình quân/khẩu/năm là 7,07 triệu đồng và mức thu nhập bình quân/khẩu/tháng là 0,589 nghìn đồng, nhóm hộ cận nghèo có mức thu nhập bình quân/khẩu/năm là 6,23 triệu đồng và mức thu nhập bình quân/khẩu/tháng là 0,519 nghìn đồng, nhóm hộ nghèo có mức thu nhập bình quân/khẩu /năm là 4,64 triệu đồng và mức thu nhập bình quân/khẩu/ tháng là

0,386 nghìn đồng. Nghề phụ của nhóm hộ khá hầu như là các viên chức nhà nước có nguồn thu nhập ổn định. Nhóm hộ trung bình và nghèo chủ yếu đi làm thuê lúc nông nhàn nên nguồn thu nhập thấp và không ổn định. Giao thông đi lại khó khăn chưa được chú trọng đầu tư nên người dân khó phát triển các dịch vụ buôn bán nên thu nhập của người dân thuần túy làm từ nông nghiệp.

3.3.4. Mt s thiết b sinh hot ca h

Bng 3.8: Mt s thiết b sinh hot ca nhóm h điu tra

Đvt: cái

STT Thiết bị sinh hoạt Hộ khá

Hộ trung

bình

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

Bình quân

1 Tổng số hộ phỏng vấn 11 25 3 21 15

2 Ti vi 11 25 3 21 15

3 Xe máy 11 25 3 21 15

4 Quạt điện 13 36 5 24 19,5

5 Tủ lạnh 8 7 0 1 4

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 3.3. Mt s thiết b sinh hot ca nhóm h điu tra

Nhìn chung đời sống người dân được cải thiện, hệ thống điện lưới đã đến hầu khắp các xóm trong xã, chỉ còn 1 số xóm chưa có điện lưới quốc gia để sử dụng. Nhóm hộ khá có đồ dùng sinh hoạt cao hơn người dân có mức

sống cao hơn. Nhóm hộ nghèo có đồ dùng kém chất lượng hơn.

3.3.5. Các phương tiên sn xut ch yếu ca nhóm h điu tra

Bng 3.9: Các phương tin sn xut ch yếu ca nhóm h điu tra

STT Loại ĐVT Hộ khá TB

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

Bình quân

1 Cày,bừa Cái 41 80 11 62 48,5

2 Máy xay xát Cái 11 25 3 19 14,5

3 Máy cày Cái 2 4 0 0 1,5

4 Máy tuốt lúa Cái 11 25 3 21 15

5 Máy bơm nước Cái 0 5 0 10 3,75

6 Bình phun thuốc trừ sâu Bình 11 25 3 21 15

7 Trâu,bò kéo Con 23 34 3 22 20,25

(Nguồn: Tông hợp từ phiếu điều tra Hình 3.4. Phương tin sn xut ch yếu ca nhóm h điu tra

Qua bảng trên ta thấy số lượng máy, thiết bị trong phục vụ sản xuất của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể.

3.3.6. Các khó khăn gp phi ca nhóm h điu tra

Trong quá trình thu thập thông tin về thực trạng phát triển KT - XH tại xã Cô Ngân, tôi nhận thấy người dân còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cụ thể được thể hiện ở bảng 3.10.

Bng 3.10: Nhng khó khăn ca nhóm h điu tra

STT Chỉ tiêu Hộ

khá TB Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

Tổng số

BQ (%)

1 Thiếu vốn 2 19 2 21 44 73,33

2 Thiếu kỹ thuật 1 25 3 21 60 100

3 Thiếu lao động 3 4 0 0 7 11,67

4 Thiếu thông tin thị trường 11 25 3 21 60 100

5 Giá mua dịch vụ cao 11 25 3 21 60 100

6 Dịch bệnh 11 25 3 21 60 100

7 Thiếu nước 6 18 2 16 42 70

8 Điều kiện tự nhiên bất lợi 11 25 3 21 60 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 3.5. Khó khăn trong sn xut ca nhóm h điu tra

Qua phỏng vấn các nhóm hộ thấy rằng người dân còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất như thiếu kỹ thuật, thiếu thông thị trường, giá

mua dịch vụ vật tư cao... Cụ thể thiếu kỹ thuật, thiếu thông tin thị trường, giá mua dịch vụ ca, dịch bệnh, điều kiện tự nhiên bất lợi chiếm 100%, thiếu vốn chiếm 73,33%, thiếu nước chiếm 70%.... Xã đã có nhiều chính sách ưa đãi đối với nhóm hộ nghèo về vay vốn sản xuất tuy nhiên họ không dám vay vốn vì sợ rủi ro trong sản xuất và không trả được số tiền đã vay. Do các trình độ văn hóa còn thấp và chưa có kỹ thuật điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên các hộ vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Vì vậy hầu hết người dân đều mong muốn các cấp chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa vốn cho vay sản xuất, các thủ tục hành chính vay vốn đơn giản, xã tổ chức thêm các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân, những buổi tập huấn về cách phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi... để người dân có điều kiện phát triển kinh tế. Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện đảm bảo cho các hộ về tư liệu sản xuất, vật tư, nguyên liệu để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm. Bên cạnh đó xã cần làm tốt công tác thú y giúp người dân phòng tránh các dịch bệnh để họ yên tâm sản xuất.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã có sự chuyển biến tích cực. Cơ bản chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Ngành nông - lâm nghiệp là ngành chủ đạo trong nền kinh tế. Cùng một số ngành phụ khác cũng có những bước phát triển nhưng vẫn mang tính tự cung tự cấp tại địa phương.

Sự chuyển dịch cơ cấu giữa vật nuôi và cây trồng bước đầu đáp ứng được nhu cầu của xã hội, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàn hóa, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất người dân địa phương gặp không ít khó khăn như: Thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh phát triển mạnh, biến động giá cả thị trường không ổn định.

Điều kiện về cơ sở hạ tầng khó khăn, cơ sở sản xuất trên địa bàn nhỏ lẻ, nguồn thu ngân sách còn hạn chế. Những yếu tố đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nhân dân tại địa phương.

3.3.7. Tình hình chi tiêu và tích lũy ca nhóm h điu tra

Bng 3.11: Chi phí sinh hot ca nhóm h điu tra/năm Các khoản

chi phí

Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ cận nghèo Hộ Nghèo GT

(1000đ)

CC (%)

GT (1000đ)

CC (%)

GT (1000đ)

CC (%)

GT (1000đ)

CC (%) Tổng thu

nhập 70.040 100 30.560 100 31.190 100 20.340 100 1. Chi phí

phục vụ đời sống

26.766,54 38.22 21.333,64 69,81 19.384,34 62,15 18.515,95 91,03 Lương thực 8.113,09 11,58 7.498,16 24,52 7.250,67 24,11 6.926,52 34,05 Thực phẩm 9.527,27 13,60 6.915,84 22,63 6.400 19,66 6.314,29 31,04 Các khoản

chi khác 9.126,18 13,04 7.119,64 22,64 5.733.33 18,38 5.275,14 25,94 2. Tích lũy 43.273,46 61,78 9.226,36 30,19 11.805,66 37,85 1.825 8,97

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng trên ta thấy Chi tiêu và cơ cấu các khoản chi tiêu phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của hộ. Hộ khá ngoài các khoản đầu tư lớn cho kinh doanh thì lượng chi tiêu cho sinh hoạt cũng cao hơn. Với tổng thu nhập của hộ khá là 70.040.000 đồng/năm thì chi cho đời sống sinh hoạt của hộ là 22.766.540 đồng/năm (chiếm 38,22 % thu nhập hỗn hợp của hộ) còn lại tích lũy được một khoản là 43.272,46.00 đồng/năm (chiếm 61,78 % thu nhập hỗn hợp của hộ).

Hộ trung bình có cơ cấu chi tiêu vừa phải, nhóm hộ này biết cách ổn định cuộc sống, nhu cầu phù hợp với thu nhập làm ra. Với tổng thu nhập của hộ trung bình là 30.560.000 đồng/năm thì chi cho đời sống sinh hoạt của hộ là 21.33.6400 đồng/năm (chiếm 69,81 % thu nhập hỗn hợp của hộ) còn lại tích lũy được một khoản là 9.226.360 đồng (chiếm 30,19% thu nhập hỗn hợp của hộ).

Hộ cận nghèo chi tiêu tương ứng với thu nhập của hộ với tổng thu nhập của

hộ cận nghèo là 20.340.00 đồng/năm thì chi phí sinh hoạt của hộ là 18.515.000 đồng//năm (chiếm 62,15% thu nhập của hộ) số tích lũy còn lại là 11.805.00 đồng/năm (chiếm 37,85 tổng thu nhập của hộ).

Đối với hộ nghèo, tổng thu nhập của nhóm hộ nghèo là 20.340.000/năm.

Chi cho đời sống sinh hoạt của hộ là 18.515.9500 đồng (chiếm 91,03 % giá trị hỗn hợp của hộ), sau khi trừ đi các khoản tri thì còn 1.825 đồng tiền tích lũy.

* Nhận xét chung về thực trạng sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra.

Nhìn chung các nông hộ bước đầu cũng đã biết cách hòa nhập vào xu hướng của nền kinh tế thị trường. Họ đã định hướng được nền kinh tế hộ gia đình, xác định sản xuất nông nghiệp làm nền tảng song bên cạnh sản xuất nông nghiệp, nông hộ cũng tham gia sản xuất phi nông nghiệp khác, hoạt động này đem lại một phần thu nhập cho nông dân.

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ tại xã Cô Ngân 3.4.1. Các nhân t v ngun lc

∗ Trình độ văn hóa

Hình 3.6: Trình độ văn hóa ca nhóm h điu tra

Qua biểu đồ trên ta thấy trình độ văn hóa của các nhóm hộ thấp chủ yếu học hết cấp 1. Một số hộ học trung cấp chủ yếu là những chủ hộ làm việc trong cơ quan Nhà nước.

Qua bảng 3.4 cho ta thấy bình quân có 6,67% chủ hộ có trình độ văn hóa từ trung cấp trở lên, 8,33% có trình độ văn hóa cấp III, 28,33% có trình độ văn hóa cấp II, 56,67% có trình độ văn hóa cấp 1.

Như vậy trình độ văn hóa của chủ hộ còn liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. Vì vậy đối với nhóm hộ nghèo và hộ trung bình cần được đào tạo về nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường, kiến thức văn hóa để các chủ hộ đó tự làm giàu cho gia đình mình.

3.4.2. Yếu t v đất đai

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ, do đó sản xuất nông nghiệp là tất yếu, hơn nữa yếu tố đất đai là yếu tố nguồn lực quan trọng đầu tiên để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Xã Cô Ngân có diện tích đất tự nhiên là 3.033,78 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 93,20%. Diện tích lớn nhưng do người dân chưa biết cách canh tác nên năng suất cây trồng còn thấp. Diện tích phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở hộ khác, mặt khác xã vẫn chưa thực hiện hoàn toàn việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân. Chính vì những đặc điểm trên nên hoạt động trồng trọt không còn là nguồn thu chính của hộ nông dân nữa, điều này nó chỉ tồn tại trong nhóm hộ nghèo.

Từ thực trạng đất đai và tình hình sử dụng đất của nông hộ trong xã, chính quyền địa phương cần có những giải pháp nhanh chóng và hợp lý cần thực hiện để giải quyết tình trạng trên đặc biệt cần phải nhanh chóng hoàn thành việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, có biện pháp khuyến khích giúp hộ nông dân chuyển dịch đất canh tác sao cho hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

3.4.3. Vn trong sn xut

Đối với nhóm hộ nghèo sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi nên nhu cầu vốn đầu tư cũng không quá lớn song nó cũng thật sự là vấn đề nan giải khi thu nhập hàng năm rất thấp, nhiều hộ chỉ đủ chỉ tiêu dùng cho sinh hoạt.

Vốn của nông hộ tồn tại chủ yếu dưới dạng hiện vật, công cụ dụng cụ sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy hộ nghèo không thể hoặc không dám đầu tư vào các hoạt động sản xuất cần nhiều vốn hoặc lĩnh vực mà đối với họ gặp nhiều rủi ro. Điều này dẫn đến hiệu quả đầu tư của nhóm hộ nghèo thấp hơn các nhóm hộ khác.

Nhóm hộ khá do hàng năm vốn tích lũy cao nên khả năng đầu tư cho sản xuất cũng cao hơn, họ không chỉ đầu tư tốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn đủ khả năng về vấn đề đầu tư vào các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, là những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Như vậy có thể nói số lượng vốn của nông hộ có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng sản xuất, lĩnh vực sản xuất của nông hộ từ đó nó gián tiếp ảnh hưởng kết quả sản xuất của hộ gia đình. Nhìn chung tình trạng thiếu vốn đầu tư đang tồn tại ở hầu hết các hộ nông dân, cả ở hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo, vì vậy nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Hiện nay, các hình thức tín dụng trong nông thôn phát triển khá mạnh song thủ tục vay vốn còn rườm rà, gây tâm lí lo ngại cho người dân.

Từ thực tiễn như vậy trong thời gian tới để kinh tế hộ xã phát triển hơn nữa và không để tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất xảy ra thì các hộ, xã, các cấp, đoàn thể cần biện pháp tích cực hơn nữa trong việc vay vốn và cho vay vốn, để đồng vốn vay tới được tay người nông dân và để việc sử dụng vốn vay được đúng mục đích và có phát huy hiệu quả cao.

3.4.4. Các yếu t v th trường

Trong kinh tế nông hộ nói riêng và các ngành kinh tế nói chung thì thị trường là yếu tố quan trọng, nó quyết định quy mô sản xuất, khả năng đa dạng

hóa sản xuất của nông hộ. Sản xuất ngày càng phát triển, các sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng, mức độ tham gia trên thị trường của các hộ nông dân ngày càng tăng. Do vậy kéo theo sự phát triển đa dạng hàng hóa trên thị trường nông sản phẩm, thị trường các hàng hóa ở cả đầu vào và đầu ra.

Thị trường đầu vào có ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất, đặc biệt trong khi sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, giá cả ở thị trường đầu vào thay đổi hưởng đến quá trình sản xuất của các hộ giá cả vật tư cao làm cho người dân không dám đầu tư nhiều.

Sản xuất ngày càng phát triển thị trường tiêu thụ rất quan trọng để giải quyết sản phẩm đầu ra của các hộ nông dân quay vòng vốn tái sản xuất, đầu tư sản xuất đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường vấn đề tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng, nóng mang tính chất quyết định đến sản xuất hay dừng sản xuất, quyết định đến quy mô sản xuất từng ngành nghề.

Như vậy thị trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nền kinh tế. Nếu không có một mô hình thị trường hoàn chỉnh, thì khó có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế nói chung và kinh tế hộ nói riêng.

3.4.5. Các yếu t v khoa hc - công ngh

Như ta đã biết khoa học công nghệ quyết định đến năng suất cây trồng vật nuôi, quyết định đến năng suất lao động và làm cho hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần. Ở nhóm hộ khá do có trình độ cao hơn, có vốn nên áp dụng tiến bộ khoa học diễn ra triệt để hơn nên hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi ở nhóm hộ khá cũng cao hơn nhóm hộ khác.

3.4.6. Cơ s h tng

- Về giao thông: Trong những năn gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, cũng như đóng góp của nhân dân, đặc biệt đã thực hiện tốt phong trào giao thông theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, chất lượng đường giao thông đã được cải thiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã cô ngân huyện hạ lang tỉnh cao bằng (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)