Kết quả nghiên cứu biến nạp gen ZmNAC vào các dòng ngô thông

Một phần của tài liệu Nghiến cứu biến nạp gen ZmNAC vào một số dòng ngô thông qua vi khuẩn grobacterium tumefaciens (Trang 37 - 40)

4.1.1 Kết qu theo dõi và đánh giá kh năng sng sót ca phôi non sau giai đon nuôi phc hi REM

Phạm Thị Lý Thu và cs năm 2005 đã xây dựng quy trình biến nạp gen kháng sâu cryIAc vào cây ngô thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens với hiệu quả biến nạp cao [13]. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi đã áp dụng hoàn toàn quy trình biến nạp của Phạm Thị Lý Thu và cs để biến nạp gen ZmNAC vào các dòng ngô CM8, VH1, C8H9 nhằm tạo cây chuyển gen tăng tính chịu hạn. Sau khi phôi non được lây nhiễm với dịch huyền phù vi khuẩn sẽ được nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy cộng sinh CCM trong 3 ngày, sau đó sẽ được nuôi cấy phục hồi trong 7 ngày. Kết quả thu được ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Kết quả theo dõi và đánh giá khả năng sống sót của phôi non sau giai đoạn nuôi phục hồi REM

ST T

Các dòng ngô

Số phôi nuôi cộng sinh (CCM)

Số mẫu sống sau nuôi cấy phục hồi

(REM)

Tỉ lệ mẫu sống sau nuôi cấy phục hồi (%)

1 CM8 450 253 56,3

2 VH1 463 236 51,0

3 C8H9 503 266 52,8

Kết quả thể hiện trong bảng 4.1 cho thấy: tỷ lệ mẫu sống sau nuôi cấy phục hồi trong môi trường REM dao động trong khoảng 51-56,3%. Trong đó dòng ngô CM8 có tỷ lệ sống sót cao nhất sau đó là C8H9 và VH1. Điều này cho thấy quy trình biến nạp của Phạm Thị Lý Thu và cs (2005) áp dụng với dòng ngô CM8 cho kết quả cao nhất [13]. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Lý Thu và cs (2005) là 53% [13]. Do đó các thí nghiệm tiếp theo chúng tôi tiếp tục áp dụng quy trình biến nạp trên để đạt được kết quả tốt, tỷ lệ mẫu sống cao.

30

a b c Hình 4.1. Hình ảnh phôi non sống sót sau lây nhiễm của các dòng ngô Ghi chú: a- dòng CM8 b- dòng VH1 c- dòng C8H9

4.1.2 Kết qu theo dõi và đánh giá kh năng to mô so (callus) ca các dòng ngô trong môi trường chn lc ECM

Tiếp theo, vẫn áp dụng hoàn toàn quy trình của Phạm Thị Lý Thu và cs năm 2005, phôi sau khi nuôi cấy phục hồi được chuyển sang môi trường chọn lọc mô sẹo ECM có bổ sung kháng sinh chọn lọc tương ứng trong 20 ngày.

Bảng 4.2. Kết quả theo dõi, đánh giá khả năng tạo mô sẹo và tạo chồi của mẫu trong môi trường chọn lọc

STT Các dòng ngô

Số mẫu sau nuôi cấy phục hồi

(REM)

Số mẫu sau

chọn lọc (ECM) Tỉ lệ mẫu tạo mô sẹo (%)

1 CM8 253 178 70,5

2 VH1 236 162 68,8

3 C8H9 266 148 55,5

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ tạo mô sẹo giữa các dòng ngô có sự chênh lệch, 2 dòng CM8 và VH1 cho tỷ lệ tương đối cao, lần lượt là 70,5% và 68,8%, trong khi đó với dòng C8H9 lại cho tỷ lệ thấp hơn đáng kể so với 2 dòng còn lại với 55,7%.

Kết quả cho thấy tỷ lệ tạo mô sẹo của mẫu biến nạp không chỉ phụ thuộc vào các thành phần môi trường chọn lọc mà còn phụ thuộc vào các dòng ngô lấy phôi biến nạp. Kết quả trên cũng tương đối chính xác so với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị

31

Lý Thu và cs (2005) [13] trong khoảng 53-71%. Do vậy quy trình cũng như các thành phần môi trường sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm biến nạp tiếp theo.

a b c

Hình 4.2. Hình ảnh tạo mô sẹo của mẫu thuộc các dòng CM8, VH1, C8H9 Ghi chú: a- dòng CM8 b- dòng VH1 c- dòng C8H9

4.1.3 Kết qu theo dõi và đánh giá kh năng tái sinh chi ca các dòng ngô trong môi trường chn lc SeM

Bảng 4.3. Kết quả theo dõi và đánh giá khả năng tái sinh chồi của mẫu trong môi trường chọn lọc

STT Các dòng ngô

Số mẫu sau

chọn lọc (ECM) Số mẫu sau

chọn lọc (SeM) Tỉ lệ tái sinh chồi (%)

1 CM8 178 52 29,4

2 VH1 162 59 36,7

3 C8H9 148 51 34,5

Kết quả bảng 4.3 cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ tái sinh chồi của các dòng ngô CM8, VH1, C8H9. Tỷ lệ tái sinh chồi dao động trong khoảng 29%-35% cụ thể đối với dòng CM8 là 29,4%, dòng VH1 cho tỷ lệ cao nhất 36,7%, dòng C8H9 là 34,5%.

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm 2 ta có thể thấy dòng C8H9 cho tỷ lệ tạo mô sẹo thấp hơn dòng CM8 nhưng tỷ lệ tái sinh chồi lại cao hơn hẳn. Do đó có thể thấy tỷ lệ tái sinh chồi cũng như tỷ lệ tạo callus của mẫu cũng một phần phụ thuộc vào nguồn gốc các dòng nguồn gốc của các dòng ngô, phụ thuộc vào khả năng tái sinh của chúng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Lý Thu và cs (2005)

32

[13], tỷ lệ tái sinh của các dòng ngô khoảng 29-37%. Dựa vào kết quả cho thấy có thể tiến hành chọn lọc tái sinh chồi theo đúng quy trình ở trên và với thành phần môi trường cũng như kháng sinh chọn lọc thích hợp để đạt tỷ lệ tái sinh cao, là cơ sở cho các nghiên cứu biến nạp gen tiếp theo.

a b

c

Hình 4.3. Hình ảnh tái sinh chồi của các dòng ngô Ghi chú: a- dòng CM8 b- dòng VH1 c- dòng C8H9

Một phần của tài liệu Nghiến cứu biến nạp gen ZmNAC vào một số dòng ngô thông qua vi khuẩn grobacterium tumefaciens (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)