TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố hồ chí minh phát triển đến năm 2020 (Trang 20 - 52)

1.1- Các khái niệm

1.1.1- Khái niệm về khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp 1.1.1.1- Khái nim v khu công nghip

Theo khoản 20 và 21 Điều 3 của luật Đầu tư ngày 29/11/2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006) và theo khoản 1 và 2 Điều 2 của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (ngày 14/3/2008) thì:

- Khu công nghiệp (KCN) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

- Khu chế xuất (KCX) là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.

Khu công nghiệp, khu chế xuất được gi chung là khu công nghip (KCN), trừ trường hợp quy định cụ thể [18].

Trong luận án này, tác giả thống nhất từ dùng chung là “khu công nghiệp” nhằm đề cập đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất.

1.1.1.2- Khái nim và đặc đim doanh nghip trong KCN

Doanh nghiệp trong KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. Như vậy, các doanh nghiệp trong KCN có những đặc điểm chung cơ bản như sau:

- Các doanh nghiệp trong từng KCN có thể hoạt động đầu tư cùng một số ngành nghề theo quy hoạch ngành nghề đầu tư cho mỗi KCN do Chính phủ quy định.

- Cơ quan quản lý nhà nước các doanh nghiệp trong KCN là Ban quản lý KCN tỉnh-thành phố. Ban quản lý cung cấp dịch vụ một cửa, nên việc xin Giấy phép đầu tư giảm được nhiều thủ tục phiền phức. Đối với các công việc về thủ tục đầu tư, thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng, đưa doanh nghiệp vào sản xuất và các hoạt động khác của doanh nghiệp thì nhà đầu tư chỉ cần gặp Ban quản lý KCN tỉnh-thành phố là có thể hoàn tất trong một thời gian rất ngắn cho việc kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép đầu tư.

- Trong mỗi KCN đều có đội ngũ bảo vệ riêng canh gác ngày đêm, có đội Phòng cháy chữa cháy riêng để phục vụ cho các doanh nghiệp trong KCN.

- Các doanh nghiệp trong KCN đều được hưởng những tiện ích về cơ sở hạ tầng chung như: Hệ thống đường trong khu hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn quy định; Điện, nước đầy đủ. Có nhà máy điện riêng cỡ trung hoặc trạm biến thế, hệ thống cấp thoát nước, bể nước, trạm cấp nước dự phòng riêng…; Đất quy hoạch cho phát triển doanh nghiệp trong KCN là có sẵn. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong KCN còn được hưởng những tiện ích công cộng như Trạm y tế, Đội vệ sinh cây xanh, Trung tâm hoạt động công nhân, xe chở rác, Trạm xử lý nước thải, hệ thống chiếu sáng toàn khu…

1.1.2- Khái niệm về phát triển:

Theo quan điểm siêu hình1: Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, đồng thời phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp. Phép biện chứng duy vật cho rằng: Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật. Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau: Vận động là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể: đi lên hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu, còn phát triển là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật.

Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật [12].

Khi xét “phát triển” trong lĩnh vực kinh tế, thì “Phát triển là sự tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Nói đến phát triển kinh tế là nói cả tăng

1 Trần Thị Lan (2009), Bài soạn Phép biện chứng duy vật, [http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/2304341]

thêm về quy mô sản lượng của nền kinh tế và cả đến sự tiến bộ xã hội. Phát triển là quy luật tiến hoá của nền kinh tế từ trình độ phát triển thấp lên trình độ phát triển cao hơn”

[59]. Theo quan điểm trong giáo trình kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: “Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội”.

Ngày nay, quan niệm về phát triển còn được mở rộng là phát triển phải gắn với hoà bình, độc lập và ổn định chính trị. Phát triển phải bền vững và bảo vệ môi trường sống, phát triển là để phục vụ con người, lấy con người làm trung tâm.

Nếu đề cập đến khái niệm phát triển chỉ bằng một định nghĩa thì rất khó có thể diễn đạt hết ý nghĩa, ta có thể diễn giải khái niệm về phát triển cụ thể như sau:

Sự phát triển bao gồm cả sự tăng lên về lượng (tăng trưởng), sự biến đổi cơ cấu, trình độ kinh tế và của đời sống xã hội;

Sự phát triển là quá trình tiến hoá theo thời gian, do các nhân tố nội tại quyết định;

Kết quả phát triển là một quá trình vận động khách quan, còn mục tiêu đề ra là để tiếp cận tới các kết quả đó;

Con người chính là trung tâm của sự phát triển. Con người vừa là động lực vừa là đối tượng của quá trình phát triển;

Phát triển phải gắn với sự bền vững, do đó phải bao gồm các yếu tố hoà bình, độc lập, ổn định chính trị, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Trong quá trình phát triển, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, các hiện tượng hay quá trình khác, của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể, sự thay đổi của các yếu tố tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật.

Phát triển là một khái niệm chung nhất về sự chuyển biến của sự vật từ trạng thái thấp đến trạng thái cao hơn, đó là một khái niệm mang tính định tính. Do vậy, sẽ rất khó có một tiêu chí định lượng chính xác và thống nhất để đo lường sự phát triển. Trong nghiên cứu này, chúng ta tạm quy ước khi nói đến sự phát triển là nói đến các chỉ tiêu nêu trên.

1.1.3- Quan điểm về phát triển KCN Việt Nam:

Phát triển là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển. Mục tiêu phát triển đất nước chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, trong đó có phát triển các KCN.

Theo quan điểm về phát triển nói chung, có chú ý đến những yếu tố đặc thù của các KCN thì cần phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực chính: kinh tế - văn hóa, xã hội - môi trường. Như vậy, quan điểm về phát triển KCN Việt Nam có thể hiểu: “Phát triển KCN là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân KCN, gắn liền với việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống, cũng như những yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phòng trong khu vực có KCN cũng như toàn lãnh thổ quốc gia”.

Theo quan điểm trên, phát triển KCN Việt Nam phải được xem xét trên hai góc độ:

- Duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động của bản thân KCN. Điều này thể hiện: một là, bảo đảm các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN; hai là, nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN Việt Nam, (tính chất vượt trong quan hệ so sánh) với các đối thủ cạnh tranh khác có cùng tiêu chí so sánh;

ba là, bảo đảm chất lượng môi trường trong nội bộ KCN.

- Tác động lan tỏa tích cực của KCN đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương, khu vực có KCN. Điều này được thể hiện trên các mặt: tạo sự chuyển dịch tích cực trong CCNN theo xu hướng CNH-HĐH và hướng về xuất khẩu; tác động tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực KCN;

tác động tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, mà tựu chung lại là vấn đề tăng cường khả năng giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho

dân cư trong vùng có KCN; hoạt động KCN luôn gắn liền với các phương án bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường.

1.1.4- Quan điểm về phát triển doanh nghiệp trong các KCN

Theo tác giả, phát triển các doanh nghiệp nói chung và phát triển các doanh nghiệp trong KCN nói riêng là quá trình hoàn thiện về mọi mặt của doanh nghiệp bao gồm: vốn, lao động, công nghệ, thị trường, nguồn nguyên liệu, văn hoá, môi trường, xã hội… trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong từng vùng/khu vực đều chịu ảnh hưởng bởi chính sách của vùng hay khu vực đó, và các doanh nghiệp trong KCN cũng vậy, cũng có những đặc thù riêng. Cho nên, để phát triển các doanh nghiệp trong KCN cần xác định đồng thời một số vấn đề sau:

- Về phía các doanh nghiệp trong KCN cần chú trọng phát triển trên một số mặt như: đảm bảo nguồn nhân lực cho nhu cầu sản xuất-kinh doanh (lực lượng lao động); đầu tư công nghệ hiện đại thay thế dần lao động phổ thông; khả năng khai thác nguồn lực và thị trường; tận dụng những cơ hội, khắc phục những thách thức…

- Về phía cơ quan quản lý nhà nước, để các doanh nghiệp trong KCN hoạt động sản xuất-kinh doanh thuận lợi và phát triển thì cần tập trung vào các mặt sau: chú trọng tạo môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ những khó khăn; chính sách thu hút đầu tư; tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp…

Điều này rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong các KCN Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM nói riêng.

1.2- Vai trò của doanh nghiệp trong KCN đối với phát triển kinh tế-xã hội Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2015, dự kiến sẽ thành lập mới 115 KCN và mở rộng 27 KCN trên cả nước với tổng diện tích gần 32.000 ha [27]. Sau 5 năm thực hiện Quyết định 1107/QĐ-TTg, một số KCN đã được thành lập và một số KCN đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020.

Tính đến tháng 12/2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích lên đến 76.000 ha. Trong đó, 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN lên tới trên 9,5 tỉ USD. Các KCN phân bố ở 61 tỉnh, thành phố trên cả nước; tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 65%2.

2 Cầm Văn Kình (2012), Lượng nhiều chất chưa tương xứng, [http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Kinh-te/101573,Luong- nhieu-chat-chua-tuong-xung.ttm, ngày 18/02/2012]

1.2.1- Các doanh nghiệp đã đóng góp một lượng vốn đầu tư lớn, từ nhiều nguồn để phát triển kinh tế: Từ thực tiễn cho thấy, nhân tố hàng đầu, nếu không nói là quan trọng nhất đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước cũng như đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phải có vốn lớn. Muốn cho sự nghiệp CNH-HĐH được tiến hành với tốc độ nhanh, cần phải có cơ chế, chính sách và biện pháp huy động được nguồn vốn nhiều nhất, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Doanh nghiệp trong các KCN trong những năm qua đã đầu tư được một lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế. Tác dụng huy động vốn của doanh nghiệp trong các KCN được thể hiện như sau:

Một là là huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế trong nước. Đây là nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực. Những năm đầu xây dựng KCN, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của KCN trong việc huy động nguồn vốn nội bộ, chúng ta đã xem nhẹ việc thu hút các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN. Điều này có thể thấy rõ ở số dự án và tổng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước vào KCN trong thời gian này còn rất hạn chế. Chỉ vài năm gần đây, vai trò của khu vực trong nước mới được chú trọng, dòng vốn đầu tư trong nước vào các KCN tăng đáng kể, số dự án trong nước trong các KCN trong những năm gần đây đã lớn hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đến tháng 12/2011, các KCN cả nước đã thu hút 5.064 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 390.000 tỷ đồng.

Hai là là huy động vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế tích luỹ nội bộ còn thấp thì thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. KCN là một giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế từ khi xây dựng KCN đến nay, số dự án và tổng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN không ngừng gia tăng và chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong trong tổng vốn FDI đầu tư trên cả nước. Đến tháng 12/2011, tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN là hơn 4.100 dự án với tổng vốn đăng ký gần 59 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của 283 KCN trên cả nước đạt trên 9,5 tỷ USD2. Có thể nói, các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy yên tâm hơn khi đầu tư vào KCN. Bởi lẽ, trong KCN có một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại và sẵn có, một môi trường pháp lý thuận lợi và

2 Cầm Văn Kình (2012), Lượng nhiều chất chưa tương xứng, [http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Kinh-te/101573,Luong- nhieu-chat-chua-tuong-xung.ttm, ngày 18/02/2012]

thống nhất, là nơi cơ chế “một cửa, tại chỗ” được thực thi rõ ràng nhất. Đây chính là những lợi thế chủ yếu để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào KCN.

1.2.2- Doanh nghiệp trong các KCN đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, đầu tư những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH:

Cùng với dòng vốn của doanh nghiệp FDI trong các KCN đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mặc dù so với trình độ công nghệ trên thế giới còn ở mức trung bình, nhưng các doanh nghiệp trong KCN đã phần nào nâng cao trình độ công nghệ hiện có của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ cao như Rodze Robotec ở KCN Nomura (Hải Phòng), Cannon ở KCN Thăng Long (Hà Nội), Nidec Tosok, Renesas ở KCX Tân Thuận (Tp. HCM)…các dự án này đã đầu tư vào Việt Nam những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới, ở những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử…

Doanh nghiệp trong KCN đa số thuộc doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp. Về mặt lượng, đã góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng GDP của các ngành kinh tế tạo ra trên cả nước, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp do các doanh nghiệp KCN tạo ra luôn tăng qua các năm, từ 13% năm 2000 lên 26,4% năm 2004, năm 2005 đạt 28% và năm 2010 đạt 31% [35]. Nhưng quan trọng hơn, về mặt chất, doanh nghiệp trong các KCN có hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, sản xuất xe hơi, xe máy, dụng cụ văn phòng, cơ khí chính xác, điện tử, vật liệu xây dựng… Mặc dù số lượng các dự án này trong các KCN còn ít (chiếm khoảng 5-10% số dự án), nhưng cũng đá góp phần phát triển những ngành nghề mới, đa dạng hoá cơ cấu ngành công nghiệp.

Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày… và công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng số dự án), đây là các dự án mang tính thâm dụng lao động và có tỷ lệ xuất khẩu cao. Các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm là những ngành truyền thống, đã có từ lâu ở nước ta.

Những dự án trong KCN đã góp phần nâng cấp các ngành này về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố hồ chí minh phát triển đến năm 2020 (Trang 20 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)