Trong giai đoạn chuẩn bị công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển của hoạt động nạo vét tuyến luồng sông cấm hải phòng (Trang 39 - 49)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT

3.1.2. Trong giai đoạn chuẩn bị công trình

Để tránh xảy ra tai nạn do việc tập kết thiêt bị,chủ công trình sẽ tập kết thiết bị tại bờ, chỉ vận chuyển ra vị trí nạo vét khi tiến hành nạo vét. Bên cạnh đó

báo hiệu cho các phương tiện giao thông thủy trên sông bằng cách tiến hành cắm cờ, lắp đèn báo hiệu, cắm phao xác định ranh giới khu vực nạo vét.

Số lượng phao, biển báo sẽ được lắp đặt theo đúng phương án an toàn giao thông đường thủy…

3.1.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động.

Các biện pháp bắt buộc

-Không nạo vét trong thời kì bão lũ cao ở mức báo động cấp 2,3

- Kiểm tra thường xuyên độ sâu nạo vét bằng cách đặt trạm thước tại khu vực cần nạo vét để xác định mực nước trong suốt thời gian thi công.

-Thường xuyên theo dõi tình hình xói lở 2 bên bằng cách kiểm tra độ sâu nạo vét và thu thập các ý kiến phản ảnh của nhân dân, chính quyền…

- Nguồn tiếp nhận chất thải của công trình

+Nước thải sinh hoạt

Nước thải của công trình chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại các phương tiện thi công, nếu nước thải không được xử lý khi thải ra môi trường sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường cho mặt nước. Do đó sẽ bố

trí nhà vệ sinh lưu động bằng nhựa composite có hầm chứa, định kỳ sẽ vận

chuyển vào bờ và thuê Công ty dịch vụ địa phương hút và vận chuyển đến nơi xử lý.

+Nước mưa chảy tràn cuốn trôi dầu mỡ rò rỉ khi vệ sinh phương tiện thi công nạo vét:

Công ty sử dụng sà lan, tàu kéo có trang bị vật liệu thấm dầu: giẻ lau, thùng chứa…để gom dầu rơi vãi. Tuyệt đối không thải đổ trực tiếp dầu mỡ, giẻ

lau dính dầu xuống sông, được công ty lưu giữ theo quy định và định kỳ vận chuyển vào bờ và thuê đơn vị có chuyên môn xử lý.

+Chất thải rắn

Tuyệt đối không được xả rác xuống sông. Tất cả các loại rác thải sinh hoạt trên các phương tiện nạo vét được thu gom và tập trung vào giỏ rác được trang bị trên mỗi phương tiện. Mỗi sà lan bố trí 01 giỏ rác, có kích thước 0,5 m x0,5m x1m. Có thể dùng xô nhựa hoặc các dụng cụ khác vận chuyển lên bờ.

+Chất thải nguy hại

Toàn bộ rác thải nguy hại bao gồm dầu mỡ thải, giẻ lau máy dính dầu, các loại cặn của nhiên liệu chạy máy, sửa chữa…thu được gom vào các thùng có nắp đậy, bên ngoài thùng có ghi rõ tên chất thải. Công trình sẽ trang bị trên mỗi sà

lan 01 thùng dung tích 50l để lưu giữ các loại chất thải nguy hại.

+Khí thải

Khí thải của công trình phát sinh và thải trực tiếp vào môi trường không khí xung quanh khi đã được kiểm soát về nồng độ ngay tại nguồn thải.

Tiêu chuẩn kiếm soát chất lượng của nguồn trực tiếp nhận áp dụng:

+ QCVN 05/2013/BTNMT: quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản (trung bình 1h) [17]

+ Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định của bộ y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động và 5 nguyên tắc 7 thông số về vệ sinh lao động [18]

+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn [19]

- Quản lý khí thải

Như đã phân tích ở chương 2, ô nhiễm khí thải và tiếng ồn do các phương tiện nạo vét chi ở mức độ vùa phải và phạm vi ảnh hưởng không lớn tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải phát ra từ quá trình đốt nhiên liệu của máy đào gầu dây không cao. Mặt khác, do vị trí nạo vét nằm ngoài khu vực sông có tốc độ gió mạnh, nên khả năng phát tán và pha loãng khí thải vào môi trường không khí diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, khu vực làm việc của CBCNV vẫn chịu tác động trực tiếp của khí thải vào tiếng ồn. Để khắc phục ô nhiễm do khí

thải và tiếng ồn từ hoạt động nạo vét, chủ công trình sẽ áp dụng các biện pháp cụ

thể như sau:

-Khí thải độc hại gây ô nhiễm không khí chủ yếu là khói xả các loại động cơ đốt trong. Vì vậy để chống ô nhiễm, chủ công trình sẽ áp dụng nguyên nhiên liệu đúng chất lượng là có hàm lượng lưu huỳnh thấp, sử dụng thiết bị đúng công suất của động cơ.

- Các thiết bị máy đào gàu dây luôn được bảo trì,thay thế các bộ phận hư cũ và không cho động cơ làm việc quá công suất để tránh tình trạng thải khí độc ra môi trường xung quanh.

-Thường xuyên kiểm tra thùng chứa nguyên liệu để hạn chế thất thoát, rò

rỉ hơi xăng dầu.

-Nạo vét theo tuyến luồng để tránh tập trung khí thải và tiếng ồn tập trung tại một chỗ.

-Bảo trì,bôi trơn các thiết bị định kì nhằm tránh hiện tượng ma sát gây ồn,gây rung (2 tháng 1 lần)

-Trang bị phương tiện bảo hộ đầy đủ cho công nhân đặc biệt chú trọng trang thiết bị chống ồn.

-Quản lí nước thải

Để bảo vệ môi trường nước khỏi những tác động trong quá trình hoạt động của công trình, biện pháp khống chế và thu gom chất thải được thực hiện như sau:

+Xử lý nước thải do sinh hoạt

Như đã trình bày, nước thải chủ yếu của công trình là nước sinh hoạt công nhân làm việc, nếu nước thải ko được xử lý khi thải ra sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường cho nước mặt.do đó công ty sẽ bố trí nhà vệ sinh lưu động bằng nhứng composite có hầm chứa, định kì sẽ vận chuyển vào bờ và thuê công ty dịch vụ địa phương hút và vận chuyển đến nơi xử lí theo quy định.

+ Khống chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn quấn trôi dầu mỡ rò rỉ khi thi công nạo vét:

- Công ty sử dụng sà lan, tàu kéo có trang bị vật liệu thấm dầu: giẻ

lau,thùng chứa…để gom dầu rơi vãi. Tuyệt đối ko thải, đổ trực tiếp dầu mỡ

xuống sông mà sẽ được công ty lưu giữ và định kì vận chuyển vào bờ, thuê đơn vị có chuyên môn xử lí;

-Đề phòng sự cố rò rỉ tàu: trang bị thùng phi dự trữ phòng khi phòng dầu rò rỉ là được thay ngay. Đồng thời trên mỗi phương tiện thi công bố trí phao vây dầu để phòng khi có sự cố xảy ra có thể kịp thời ngăn dầu lan truyền ra xung quanh.

- Đề phòng sự va chạm của các phương tiện nên phải tuân thủ đi đúng luồng lạch và báo hiệu kịp thời. Khi vận hành thi công, thiết bị nạo vét phải neo đậu chắc chắn không để tự trôi.

-Thường xuyên kiểm tra các thùng đựng nguyên liệu, phát hiện kịp thời sự cố để ngăn chặn và thu hồi.

-Không dùng nước để dội rửa tại những vị trí trên phương tiện nạo vét,vận chuyển có dầu nhớt rò rỉ, rơi vãi. Trong trường hợp này, dùng giẻ lau chùi và

thấm hút dầu mỡ các loại giẻ này được thu gom vào thùng đựng rác thải nguy hại.

- Vào những tháng mưa, khả năng rửa trôi dầu mỡ rơi vãi trên sà lan do nước mưa rất dễ xảy ra, do đó phải có biện pháp che chắn mưa an toàn cho những vị trí thường hay rơi vãi dầu.

- Quản lý chất thải rắn

Để bảo vệ môi trường trong suốt quá trình trong suốt quá trình thi công biện pháp thu gom chất thải là giải pháp khả thi nhất:

+ Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn:

-Tuyệt đối không được xả rác xuống sông. Tất cả các loại rác thải sinh hoạt trên các phương tiện nạo vét được thu gom và tập trung vào giỏ rác được trang bị trên mỗi phương tiện. Mỗi sà lan bố trí 01 giỏ rác, có kích thước 0,5m x 0,5m x 1m. Có thể dùng xô nhựa hoặc các dụng cụ khác vận chuyển lên bờ.

-Chủ công trình sẽ ký hợp đồng với các đơn vị thu gom rác của thành phố

để định kỳ mỗi khi sà lan cập bờ toàn bộ rác thải sẽ được vận chuyển đến nơi xử

lý.

+ Chất thải nguy hại

Toàn bộ rác thải nguy hại bao gồm dầu mỡ thải, giẻ lau máy dính dầu, các

nắp đậy, bên ngoài thùng có ghi rõ tên chất thải. Công trình sẽ trang bị trên mỗi sà lan 01 thùng dung tích 50l để lưu giữ các loại chất thải nguy hại.

Chủ công trình cam kết sẽ thực hiện đúng trách nhiệm của chủ nguồn thải với cơ quan quản lý nhà nước theo đúng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường.

Định kỳ 2 tháng/lần khi sà lan cập bờ khối lượng chất thải này sẽ được vận chuyển đi xử lý. Việc này được chủ công trình ký hợp đồng với 1 số đơn vị

có đủ chức năng xử lý.

io- Giảm thiểu các tác động khác

+Khống chế và giảm thiểu tác động tới hệ sinh thái:

Qua các kết quả khảo sát hệ thủy sinh thái trong khu vực cho thấy,tại khu vực nạo vét không có những loài giá trị cao về kinh tế, ngoại trừ một số loài tôm thích nghi với môi trường nước trong khu vực,do đó hoạt động nạo vét không mang tính chất hủy diệt các loài sinh vật mà ảnh hưởng đến sự di tản và tái lập sự sống của chúng. Để giảm thiểu tác động xấu đối với các loài thủy sinh và

sớm phục hồi tính ổn định môi trường sống của chúng, chúng ta cần phải áp dụng một số biện pháp sau:

-Trong quá trình thi công nạo vét, công ty sẽ được thực hiện nhẹ nhàng theo tiến độ,áp dụng quy trình thi công nạo vét thống nhất từ đầu đến cuối cho luồng nạo vét,do đó hạn chế mức thấp nhất sự mấp mô của địa hình.

-Không để rò rỉ,rơi vãi dầu nhớt xuống mặt nước trong suốt quá trình nạo vét.

Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ có thể giảm thiểu và hạn chế tác động,vì

đặc thù của công trình nạo vét là có ảnh hưởng đến sự di tản của hệ thủy sinh và

không thể tránh khỏi.

-Để khống chế sạt lở đường bờchủ công trình sẽ nạo vét trong phạm vi đúng ranh giới,diện tích và khối lượng xin nạo vét.

- Ranh giới vùng nạo vét sẽ được thả phao,biển báo.

- Nạo vét đúng cao độ theo thiết kế.

+Biện pháp giảm thiểu tác động đến giao thông thủy trên sông

Do đặc điểm thi công của công trình là khu vực nạo vét có mật độ tàu ra vào nhiều vì vậy công tác đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực thi công phải được đảm bảo. Để làm tốt công việcnày, đơn vị thi công phải thường xuyên liên lạc với cảng vụ và đơn vụ khai thác luồng,nắm bắt lịch tàu vận tải ra vào cảng để có kế hoạch tránh va an toàn và thực hiện quy định của nhà nước cùng với các biện pháp như sau:

Trước khi thi công đơn vị thi công sẽ thông báo với chủ đầu tư, các cơ quan,đơn vị quản lí luồng về phạm vi và thời gian tổ chức thi công.Công trình sau khi được thi công,các cấp có phẩm quyền cho phép sử dụng vùng nước để

thi công.

Sau khi định vị vị trí nạo vét, khống chế khu vực bằng các phao,đèn hiệu để đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền đi lại,nhà thầu sẽ đưa các thiết bị thi công vào khu vực nạo vét. Nếu trường hợp có tàu lớn,các phương tiện thi công sẽ lập tức thi công,di chuyển ra khỏi phạm vi luồng để đảm bảo cho phương tiện.

Các phương tiện tham gia thi công phải có đầy đủ giấy phép theo quy định của ngành hàng hải Việt Nam và được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc: máy VHF thường trực 24/24 giờ,đầy đủ các thiết bị khác nhau, đèn hiệu,xuồng cứu sinh, phao cứu sinh…

Các phương tiện thi công phải có biển báo thấy được cả ban ngày,ban đêm.

Tất cả các phương tiện,thiết bị đều được đăng kí và cấp giấy phép hoạt đông và đảm bảo hoạt động tốt,bảo quản sửa chữa định kì.

Nhà thầu thi công phải tuân thủ theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải số QCVN 20.2010/BGTVT và quy tắc báo hiệu đường thủy nội định theo quy định hiện thành [20]

Các thiết bị thi công trên công trường phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Chính phủ về an toàn giao thông đường thủy.

- Giảm thiểu các sự cố môi trường

+ Sự cố tràn dầu

Để phòng chống và ứng phó sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong thời gian hoạt động của công trình, chủ đầu tư sẽ kí hợp đồng với trung tâm khu vực phía Bắc.Trung tâm này là một đơn vị với các thiết bị hiện đại và chuyên nghiệp trong lĩnh vực ứng cứu các sự cố tràn dầu để xác định, khoanh vùng, ngăn chặn sự lan truyền ô nhiễm ra môi trường xung quanh.

Đồng thời khi có sự cố xảy ra,chủ đầu tư sẽ báo với ủy ban nhân dân thành phố,sở tài nguyên và môi trường để được các đơn vị này hỗ trợ và tìm cách khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất.

+Phòng chống sự cố cháy nổ

Chủ công trình sẽ áp dụng các biện pháp cháy nổ như sau:

Các cán bộ công nhân thi công trên công trường được học tập về nội quy PCCC.

Các phương tiện được trang bị dụng cụ PCCC như: Bình cứu hỏa, chăn, bể cát…và dán nội quy phòng chống cháy nổ để sĩ quan,thuyền viên thường xuyên học tập và nhắc nhở.

+An toàn cho người và thiết bị

Tất cả cán bộ công nhân viên khi thi công trên công trường,trên phương tiện phải có đầy đủ bảo hộ lao động,phao cứu sinh,bơm nước,dụng cụ chống đắm,chống thủng.

Các phương tiện phải có đủ đệm chống va để đảm bảo an toàn sản xuất,các ca sản xuất phải bàn giao và có nhật ký để theo dõi hàng ngày,bố trí

người gác thường xuyên kiểm tra trên các phương tiện tham gia thi công để đảm bảo an toàn cho thiết bị con người.

Tất cả các cán bộ thuyền viên phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công. Có đầy đủ chứng chỉ bằng cấp chuyên môn,phải có bằng bơi lội,đặc biệt là hàng ngũ sĩ quan,cán bộ đầu ngành của các phương tiện.

Nhà thầu bố trí các cán bộ chuyên môn cũng như nhân công lao động trên công trường có chuyên môn và sức khỏe tốt,làm việc theo đúng chuyên ngành được giao.

Các phương tiện đảm bảo hoạt động tốt,được bảo dưỡng sửa chữa định kỳ.

Bố trí cán bộ y tế luôn thúc trực tại công trường để cấp cứu xử lý kịp thời các CBCNV,công nhân bị ốm hoặc bị thương.

Đối với từng công việc,nhà thầu có lực lượng cán bộ công nhân đúng chuyên môn và lành nghề. Tuyệt đối không dùng công nhân chưa đào tạo đúng chuyên môn và ít kinh nghiệm vào những công việc chính.

Các cán bộ công nhân tham gia thi công trên công trường sẽ được học tập và tập huấn thường xuyên về an toàn lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển của hoạt động nạo vét tuyến luồng sông cấm hải phòng (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w