CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT
3.2.2. Chương trình giám sát môi trường
Tuyến luồng sông Cấm gần khu tập trung nhiều cảng,dịch vụ. Vì vậy,giám sát sạt lở bờ,giám sát chất lượng môi trường hoạt động của công trình là hết sức quan trọng. Cần phải tập trung,chú trọng và chịu trách nhiệm cho việc giám sát chất lượng môi trường thường xuyên. Chương trình quan trắc môi trường cụ thể
như sau:
- Giám sát đường bờ: Chủ công trình sẽ nghiêm chỉnh thực hiện chương trình quan trắc sạt lở ven bờ trong quá trình nạo vét bằng cách thu thập các ý
kiến phản ảnh của nhân dân chính quyền địa phương. Đồng thời quan sát hiện trạng đường bờ dọc theo biên giới công trình theo các cột mốc quan trắc có định vị tọa độ.
- Giám sát chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặn, trầm tích.
Bảng 3.2:Vị trí quan trắc, giám sát môi trường khu vực cảng Vicoship đến ngã ba Đình Vũ
STT Vị trí quan trắc môi trường
không khí Chỉ tiêu phân tích I Quan trắc môi trường không khí
1 Khu vực ngã ba Đình Vũ
2 Khu vực cảng Vinconship
II Quan trắc môi trường nước mặt 1 Khu vực ngã ba Đình Vũ
2 Khu vực cảng Vinconship III Quan trắc trầm tích
1 Khu vực ngã ba Đình Vũ
2 Khu vực cảng Vinconship
-Tần số giám sát : 02 lần trong và sau khi kết thúcđợt nạo vét.
Tiêu chuẩn so sánh
Trong quá trình hoạt động, chủ đầu tư cam kết đảm bảo xử lý các chất thải đạt tiêu chuẩn,quy chuẩn của môi trường Việt Nam,cụ thể là:
-QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh [21]
-Các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động được ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ y tế.
-QCVN 26:2010/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn [22]
-QCVN 27:2010/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung [23]
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT-quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt [24]
Phương pháp và thiết bị phân tích
Các phương pháp đo đạc, thu mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm được sử dụng trong quá trình khảo sát và phân tích môi trường đều là các phương pháp, tiêu chuẩn của Việt Nam. Các phương pháp này được áp dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu về môi trường và có độ tin cậy cao.
- Phân tích chất lượng không khí và đo tiếng ồn, rung
Các thông số quan trắc và kỹ thuật phân tích chất lượng không khí , ồn, rung được nêu ra trong bảng dưới đây:
Bảng 3.3: Kỹ thuật và phương pháp phân tích chất lượng không khí Thông số Kỹ thuật/ thiết bị phân tích
Bụi lơ lửng Sử dụng các thiết bị: máy HAZ-DUST (IPAM5000), Mỹ; máy Mini-Partisol (Model 2100), Nhật.
SO2
Máy hấp thụ khí HS7-Kimoto (Nhật), phân tích bằng phương pháp trắc phổ trên máy Agilent-8453 (Mỹ). TCVN 5971: 1995 CO Máy hấp thụ khí HS7-Kimoto (Nhật), phân tích bằng phương
pháp trắc phổ trên máy Agilent-8453 (Mỹ).
NO2
Máy hấp thụ khí HS7-Kimoto (Nhật), phân tích bằng phương pháp trắc phổ trên máy Agilent-8453 (Mỹ).
Tiếng ồn Máy đo ồn tích phân NA-28 (RION), Nhật.
Độ rung Máy đo rung tích phân VR 5100 và VR 6100, Nhật.
- Phân tích chất lượng nước:
+ Các mẫu nước được thu theo TCVN 5994-1995 và hướng dẫn lấy mẫu nước ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo, TCVN 5996-1995 về hướng dẫn lấy mẫu nước ở sông và suối.
+ Mẫu nước sau khi thu được bảo quản theo TCVN 5993-1995.
+ Mẫu dùng trong phân tích BOD và chỉ tiêu vi sinh (coliform) được lấy vào chai, bảo quản trong điều kiện tối, ở 2-50C.
+ Các tiêu chí như SS, độ đục, dầu mỡ được thu vào chai riêng với thể tích 1l và bảo quản ở điều kiện lạnh, từ 2-50C.
+ Các chỉ số nhiệt độ, pH, DO được đo ngay sau khi lấy mẫu.
Phân tích các thông số chất lượng nước được thực hiện bằng các máy móc, thiết bị và phương pháp phân tích như trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.4: Phương pháp và thiết bị phân tích chất lượng nước
Thông số Kỹ thuật/ thiết bị phân tích
Nhiệt độ Thiết bị phân tích chất lượng nước Consor 933, Bỉ pH
Oxy hòa tan (DO)
Độ đục Máy đo dộ đục Hach (DRT 15CE)
Chất rắn lơ lửng (SS) Quang kế (Photometer)
Nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD520) Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6001-1995 Nhu cầu Oxy hóa học (COD) Phương pháp hồi lưu đóng và tiến hành chuẩn độ.
TCVN 6491: 1999
Dầu mỡ Phương pháp khối lượng – TCVN 5070-1995
Tổng Coliform Phương pháp nhiều ống – TCVN 6187-2: 1996 Nitơ tổng số Phương pháp – TCVN 6638-2000. Trắc phổ trên
máy Agilent-8453 (Mỹ) Photpho tổng số
Phương pháp trắc phổ sử dụng amini molipdat- TCVN 6202-1996. Trắc phổ trên máy Agilent-8453 (Mỹ)
Amoni (NH4+) Quang phổ kế UV-VIS. Trắc phổ trên máy Agilent- 8453 (Mỹ)
Thủy ngân Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7877-2008
Asen Phương pháp đo phổ hấp phụ nguyên tử (kỹ thuật
hydro)
Cacdimi Phương pháp đo phổ hấp phụ nguyên tử ngọn lửa
Chì Phương pháp đo phổ hấp phụ nguyên tử ngọn lửa