Nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ cấu tổ chức phòng giáo dục đào tạo huyện thạch thất (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUYÊN VIÊN TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN THẠCH THẤT

3.3. Nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục

- Năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục chưa được chú trọng và nâng cao - Từ thực tế trên cho thấy, công tác đào tạo cán bộ quản lý chuyên môn cao cho cấp phòng chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức của các cấp lãnh đạo.

- Công việc sự vụ tại cơ sở quá nhiều nên các cán bộ quản lý chưa có điều kiện giành thời gian cho việc học tập, thêm vào đó trình độ ngoại ngữ còn hạn chế là vấn đề khó khăn khi thi tuyển đầu vào, đặc biệt là các cán bộ đã công tác lâu năm

- Vấn đề chế độ chính sách với các cán bộ được cử đi học vẫn chưa được quan tâm đúng mức, không tạo được động lực cho người cán bộ quản lý trong việc phấn đấu học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực trình độ.

3.3.2. Giải pháp khắc phục

Một trong những vấn đề có tính thời sự hiện nay trong đời sống giáo dục nước ta cũng như với nhiều nước trong khu vưc và trên thế giới là vấn đề “quản lý giáo dục và người cán bộ quản lý giáo dục”. Bác Hồ đã từng nói: Vấn đề cán bộ có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của một sự nghiệp.

Người cán bộ quản lý giáo dục các cấp nói chung và người cán bộ quản lý phòng Giáo dục và đào tạo nói riêng có những trách nhiệm và nghiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng cao cả. Họ chính là những người chịu trách nhệm toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục tại cấp cơ sở, nơi các chủ trương, chính sách và pháp

luật của nhà nước về giáo dục được triển khai trên thực tế. Do vậy muốn phát triển giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước thì cần bắt đầu từ cấp cơ sở.

Để có thể thực thi tốt các trọng trách được giao, người cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng phải được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức quản lý nói chung và kiến thức quản lý giáo dục nói riếng. Bên cạnh việc cử người đi bồi dưỡng các khóa cán bộ quản lý giáo dục, cần chú ý đến việc đào tạo ở trình độ cao như cử nhân, thạc sĩ, tiến sũ quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý cấp phòng.

Để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục tại các địa phương cần coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có trình độ sau đại học cho các quận/huyện. Trước hết cần tập trung vào một số các giải pháp sau:

- Đề xuất với phòng Nội vụ-UBND huyện lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý sau đại học cho phòng Giáo dục và đào tạo.

- Làm việc với Học viện quản lý giáo dục để tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý giáo dục được học thêm các chương trình chính quy.

- Tạo mạng lưới liên kết giữa Trường cán bộ quản lý giáo dục, các sở Giáo dục trong việc đào tạo

- Chú trọng giải quyết các chế độ chính sách nhằm khuyến khích động viên cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Sắp xếp công việc hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia việc học tập vì vấn đề chế độ, chính sách cho người đi học hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức và nó là một trở ngại, không tạo được động lực cho người cán bộ quản lý trong việc học tập.

Trong quá trình thực tập tại Phòng GD&ĐT Thạch Thất, cá nhân sinh viên đã được trải nghiệm công tác của một chuyên viên tổ chức, với các công việc cụ thể được giao bao gồm quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ, công chức và giáo viên toàn ngành, làm các thủ tục và chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên và nhân viên...cùng một số công tác khác. Việc quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ, công chức đã được Sở Nội vụ Hà Nội tiến hành việc quản lý bằng phần mềm quản lý cán bộ công chức song chỉ giới hạn ở đó, hồ sơ của các giáo viên vẫn được quản lý bằng

văn bản và được tích tụ quá nhiều ở phòng giáo dục. Vì vậy sinh viên đã góp ý với chú Đỗ Toàn Thắng kiến nghị lên ban chấp hành công đoàn cũng như trưởng phòng GD&ĐT Thạch Thất sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hồ sơ giáo viên và đã được chấp thuận, song đang chờ UBND huyện duyệt quyết định hỗ trỡ chi phí để làm phần mềm quản lý riêng cho phòng.

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại phòng, ngoài công việc chuyên môn được giao và hướng dẫn, sinh viên có được tham gia vào việc chuẩn bị các kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi và các kỳ thi olympic giành cho học sinh tiểu học và khối trung học cơ sở, nhận thấy rằng việc lựa chọn đối tượng học sinh giỏi đội tuyển chiếm mất rất nhiều thời gian cho việc ôn luyện và ảnh hưởng rất lớn đến việc cân bằng các môn văn hóa của các em học sinh đặc biệt là khối lớp 9 chuẩn bị cho kỳ thì vào lớp 10 THPT. Vì vậy cá nhân em nhận thấy cần phải có một chế độ khác hợp lý hơn, ưu tiên hơn cho các em học sinh này không chỉ giới hạn là ở việc cộng thêm điểm vào kỳ thi. Và hi vọng ý kiến đóng góp của mình đến ban lãnh đạo phòng GD&DT sẽ xem xét và kiến nghị lên Sở GD&ĐT Hà Nội.

Trên thực tế, việc tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và địa phương sử dụng nhân lực quản lý đã được chú trọng trong thời gian qua. Thực tiễn cho thấy việc giải quyết các đề tài, các luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý giáo dục cũng chính là việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong cuộc sống.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua 10 tuần thực tập tại phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thất đã để lại cho cá nhân sinh viên rất nhiều ấn tượng tốt đẹp và điều không thể phủ nhận rằng sinh viên đã có những cái nhìn rõ nét về công việc tổ chức nhân sự trong một cơ quan Nhà nước, và có những cái nhìn đầy đủ hơn, thấu đáo hơn về những năng lực cũng như phẩm chất cần có của một nhà quản lý nói chung và của một chuyên viên tổ chức phòng giáo dục nói riêng.

Đợt thực tập tốt nghiệp lần này cộng với thực tập thực tế lần trước đã cho cá nhân sinh viên hiểu được những điểm khác biệt không nhỏ giữa lý luận và thực tiễn trên cơ sở đó nhận thấy mình vẫn cần phải trau dồi hơn nữa các kiến thức về quản lý và cần phải có các kế hoạch thâm nhập vào vấn đề quản lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau của thực tiễn đời sống xã hội.

Được làm việc cùng chuyên viên tổ chức Phòng giáo dục Thạch Thất – chú Đỗ Toàn Thắng, được quan sát chú làm việc, được chú hướng dẫn các công việc cụ thể của một chuyên viên tổ chức, đặc biệt là được chú chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của một chuyên viên tổ chức, những lời tâm sự chân thật và tràn đầy nhiệt huyết, tình yêu đối với nghề quản lý, niềm tin và tự hào về công việc mà chú đang làm, đã cho cá nhân sinh viên nhận ra cái khó khăn của người làm công tác tổ chức, việc giải quyết những nhu cầu, lợi ích riêng của cá nhân và lợi ích chung của tập thể, trách nhiệm cũng như yêu cầu nghiêm khắc đối với bản thân trong quá trình xử lý các nhiệm vụ được giao, được phân công.

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp lần này, cá nhân sinh viên cũng đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nho nhỏ, không thể thiếu cho con đường nghề nghiệp của mình ở vị trí một chuyên viên tổ chức, đó là:

Một là, chuyên viên tổ chức là người tham mưu hay nói cách khác là đảm bảo quyền lợi trong việc thực hiện các chính sách đối với các thành viên của tổ chức mình, những người đã và đang gắn bó với tổ chức để họ yên tâm công tác và cống hiến. Do đó cần thiết phải hiểu và nắm chắc các quy định, các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành có liên quan và các cấp lãnh đạo, của Nhà nước và chính phủ. Và trong trường hợp phòng Giáo dục và đào tạo Thạch Thất là Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật giáo dục, Điều lệ trường học, các nghị định, thông tư của Bộ giáo dục…

Hai là, chuyên viên tổ chức cần thực hiện đúng chức năng của mình bao gồm:

tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch của cán bộ, công nhân viên trong tổ chức mình, bổ sung lý lịch hàng năm, thống kê, báo cáo số lượng và chất lượng cán bộ, công chức theo quy định. Nên cần thiết phải là người có cách làm việc khoa học, đặc biệt có trí nhớ tốt, tinh thần làm việc nghiêm túc và tận tâm.

Ba là, ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, một chuyên viên tổ chức cần có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử thông minh, khéo léo và linh hoạt trong xử lý tình huống mới để phát huy hết năng lực và hiệu quả công việc.

Những ngày đầu đến với Phòng giáo dục đào tạo Thạch Thất cũng như trong cả đợt thực tập, cá nhân em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô công tác tại phòng cũng như sự chỉ dẫn sát sao kịp thời của giảng viên hướng dẫn là thạc sĩ Nguyễn Anh Thư. Cá nhân sinh viên xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc chân thành đến thầy cô tại phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thất đã rất tạo điều kiện cho cá nhân em được học hỏi, tham gia và thâm nhập thực tiễn công tác, hoạt động của một chuyên viên tổ chức. Về phía trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cá nhân em chân thành gửi tới ban giám hiệu Nhà trường, ban lãnh đạo khoa Khoa học quản lý, giảng viên hướng dẫn đã nỗ lực, hết sức tạo điều kiện cho cá nhân em có những hành trang đầy đủ nhất cả về kiến thức và kỹ năng để hoàn thành tốt yêu cầu của đợt thực tập tốt nghiệp lần này.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ cấu tổ chức phòng giáo dục đào tạo huyện thạch thất (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w