3. Điều chỉnh một số mục tiêu chủ yếu (Theo phương án chọn)
2.3. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành chủ yếu
a) Nông nghiệp:
Mục tiêu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá cố định 1994) đến năm 2015 giá trị sản xuất đạt 222.525 triệu đồng, giảm so với mục tiêu quy hoạch cũ là 315 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 bằng 4,0%/năm; Đến năm 2020 giá trị sản xuất đạt 279.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016-2020 bằng 4,8%/năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: Điều chỉnh tỷ trọng ngành nông nghiệp so với mục tiêu quy hoạch cũ lần lượt như sau: Trồng trọt tăng 23,5%;
Chăn nuôi giảm 17,1%; Dịch vụ giảm 7,4%.
Biểu điều chỉnh giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Chỉ tiêu ĐVT TH đến
năm 2010 Đến năm 2015 Năm 2020
Bình quân (%) Mục tiêu
QH
Điều chỉnh
2011- 2015
2016- 2020
Giá CĐ 1994 Tr.đ 182.584 222.840 222.525 279.000 4,0 4,8 - Trồng trọt Tr.đ 127.261 96.935 149.092 172.422 3,2 3,1 - Chăn nuôi Tr.đ 48.567 102.506 64.310 92.907 5,7 7,8
- Dịch vụ Tr.đ 6.756 23.399 9.124 13.671 5,9 8,7
Giá thực tế Tr.đ 390.498 500250 625500
- Trồng trọt Tr.đ 272.177 335.168 386.559
- Chăn nuôi Tr.đ 103.872 144.572 208.292
- Dịch vụ Tr.đ 14.448 20.510 30.650
Cơ cấu KT % 100 100 100 100
- Trồng trọt % 69,7 43,5 67,0 61,8
- Chăn nuôi % 26,6 46,0 28,9 33,3
- Dịch vụ % 3,7 11,5 4,1 4,9
* Trồng trọt:
Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2015 đạt 26.885 tấn (trong đó thóc: 21.485 tấn, ngô: 5.400 tấn), đến 2020 đạt 27.100 tấn (trong đó thóc: 21.600 tấn, ngô: 5.500 tấn). Bình quân lương thực có hạt trên đầu người năm 2015 và đến năm 2020 là 250kg/người.
Một số cây trồng chính như sau:
- Cây Lúa: Ổn định diện tích canh tác lúa ruộng 4.300 ha đến năm 2020.
Quy hoạch 1.300 ha lúa thâm canh cao sản ở 13 xã, trong đó trọng điểm là 300 ha ở 6 xã: Yên Bình, Bạch Hà, Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Cảm Nhân, Bảo Ái là những xã có cánh đồng rộng có thể vận động nhân dân dồn điền đổi thửa để đưa cơ giới hóa vào sản xuất thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tập trung đầu tư chuyển đổi cơ cấu giống, tăng diện tích lúa cao sản và lúa chất lượng cao từ 85% trở lên. Đưa năng suất lúa 2 vụ từ 98 tạ/ha năm 2010 lên 99 tạ/ha năm 2015 và 100 tạ/ha vào năm 2020.
- Cây Ngô: Diện tích canh tác ổn định 1.600 ha, trong đó sản xuất ngô trên diện tích đất 2 lúa là 1.000 ha. Quy hoạch trồng ổn định 400 ha ngô soi bãi đầu tư thâm canh cao và 200 ha ngô nương đồi thấp áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc, chống sói mòn, rửa trôi, tập trung ở các xã vùng Đông hồ, vùng Thượng huyện và các xã dọc Quốc lộ 70. Đưa năng suất ngô từ 28 tạ/ha năm 2010 lên 37 tạ/ha vào năm 2015 và lên 38 tạ/ha vào năm 2020.
- Cây có bột: Ổn định diện tích canh tác cây khoai các loại hàng năm 800 ha, cây sắn từ 2.500 - 3.000 ha, đưa năng suất khoai từ 56 tạ/ha năm 2010 lên 60 tạ/ha vào năm 2015 và 60 tạ/ha năm 2020, năng suất sắn củ tươi ổn định 220 tạ/ha đến năm 2020. Nhằm cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu chế biến cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp ...
- Cây thực phẩm: Tăng cường trồng xen canh gối vụ các loại rau đậu với diện tích ổn định từ 750 - 800 ha đến năm 2015, tăng lên 920 ha vào năm 2020. Năng suất tăng từ 117,7tạ/ha năm 2010 lên 145 tạ/ha vào năm 2015 và lên 160 tạ/ha vào năm 2020, trong đó diện tích sản xuất rau sạch chiếm từ 30-50%. Nhằm phục vụ tốt hơn cho tiêu dùng nội bộ và cung cấp cho các địa phương lân cận.
- Cây công nghiệp hàng năm: Gồm có cây lạc, đỗ tương, diện tích canh tác hàng năm từ 700 ha năm 2010 lên 750 ha năm 2015 và ổn định đến năm 2020. Đưa năng suất đỗ tương từ 10 tạ/ha năm 2010 lên 12 tạ/ha vào năm 2015 và tăng lên 15 tạ/ha vào năm 2020. Đưa năng suất cây lạc từ 16 tạ/ha năm 2010 lên 18 tạ/ha năm 2015 và tăng lên 20 tạ/ha vào năm 2020.
- Cây công nghiệp dài ngày:
+ Cây chè: Cây chè được xác định là cây công nghiệp mũi nhọn của huyện.
đến năm 2010 có diện tích 2.011 ha chè, trong đó chè kiến thiết cơ bản 151 ha, chè kinh doanh có 1.860 ha, năng suất 76 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 14.136 tấn.
Phương hướng sản xuất kinh doanh chè từ nay đến năm 2020 diện tích chè trên địa bàn duy trì và ổn định diện tích 2.011 ha, năng suất đạt 85 tạ/ha/năm, sản lượng
17.000 tấn. Trong đó quy hoạch trồng 500 ha chè chất lượng cao tại các xã có nhiều đồi thấp, gần nguồn nước tưới và các xã có đảo hồ thấp vùng trung tâm huyện, vùng hạ huyện và các xã dọc tuyến QL 70 để đầu tư sản xuất theo quy trình VIETGAP.
- Cây ăn quả lâu năm: Với các loại cây ăn quả như cam, quít, nhãn, vải, hồng, na ... đến năm 2010 có 1.500 ha và duy trì ổn định đến năm 2020. Quy hoạch trồng 150 ha bưởi Đại Minh tại xã Đại Minh và xã Hán Đà sản xuất theo hướng hàng hóa, đầu tư xây dựng thương hiệu Bưởi Đại Minh. Chú trọng đầu tư thâm canh chuyển đổi trồng giống cây có giá trị kinh tế cao thay thế các loại cây có giá trị kinh tế thấp.
Nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân và cung cấp một phần cho thị trường tiêu thụ.
* Chăn nuôi:
Đối với chăn nuôi đại gia súc cần quy hoạch một số đồng cỏ để chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại theo phương hướng chăn nuôi bán công nghiệp và đăng ký sản xuất con giống; Đồng thời duy trì chăn nuôi truyền thống để phát triển kinh tế hộ và lấy sức kéo. Đối với chăn nuôi lợn và gia cầm quy hoạch vùng chăn nuôi hàng hóa ở các xã theo quy hoạch nông thôn mới theo phương thức chăn nuôi công nghiệp và sản xuất con giống chất lượng cao. Song cần Thực hiện phương pháp chọn lọc nhân thuần bằng cách tiến hành bình tuyển chọn lọc đàn trâu đực, trâu cái; Thực hiện cải tạo đàn bò dần chuyển sang nuôi giống bò lai sind năng suất chất lượng cao; Tiến hành rà soát lại đàn nái nuôi trong dân, hướng dẫn chọn lọc để nâng cao chất lượng đàn nái hiện có; Có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân chuyên nuôi gà bố mẹ giống chất lượng cao và siêu trứng cung cấp giống cho vùng. Để thực hiện phòng bệnh, chữa bệnh cho gia súc có hiệu quả cần đào tạo một đội ngũ cán bộ Thú y đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, tâm huyết với nghề. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi mới vào sản xuất. Tạo điều kiện cho người sản xuất nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin thị trường để điều chỉnh hướng sản xuất phù hợp nhu cầu.
Tạo điều kiện cho người chăn nuôi được vay vốn với các thủ tục thuận tiện, ưu đãi về thời hạn vay, lãi suất vay,...
Với phương thức chăn nuôi theo hộ gia đình là chính, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn, hình thành các khu trang trại chăn nuôi. Song cần tập trung đầu tư, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về tuyển chọn, lai tạo giống như: bò lai sin, lợn hướng nạc có năng suất, chất lượng cao. Dự kiến phát triển đầu đàn gia súc tăng 2% mỗi năm, gia cầm tăng 3% mỗi năm như sau:
- Đàn gia súc, gia cầm:
+ Đàn trâu đến năm 2010 là 15.398, mục tiêu đến năm 2015 là 17.000 con, điều chỉnh tăng so với quy hoạch cũ (14.500 con) là 2.500 con và tăng lên 18.700 con vào năm 2020.
+ Đàn bò đến năm 2010 là 8.300 con, mục tiêu đến năm 2015 là 10.000 con, điều chỉnh giảm so với quy hoạch cũ (17.000 con) là 7.000 và duy trì ổn định đến năm 2020.
+ Đàn lợn đến năm 2010 là 86.921 con, mục tiêu đến năm 2015 là 100.000 con, điều chỉnh tăng so với quy hoạch cũ (60.000 con) là 40.000 con và đến năm 2020 đàn lợn đạt 116.000 con.
+ Đàn gia cầm đến năm 2010 là 477.200 con, mục tiêu đến năm 2015 là 560.000 con, điều chỉnh tăng so với quy hoạch cũ (370.000 con) là 190.000 con và đến năm 2020 đạt 650.000 con.
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đến năm 2010 là 3.479 tấn, mục tiêu đến năm 2015 là 4.600 tấn, Điều chỉnh tăng so với quy hoạch cũ (3.618,8 tấn) là 981,2 tấn và đến năm 2020 đạt 5.800 tấn.
b) Lâm nghiệp
Mục tiêu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (theo giá cố định 1994) đến năm 2015 giá trị sản xuất đạt 101.775 triệu đồng, tăng so với mục tiêu quy hoạch cũ là 51.942 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 bằng 8%/năm;
Đến năm 2020 giá trị sản xuất đạt 135.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016-2020 bằng 5,8%/năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp: Điều chỉnh tỷ trọng ngành lâm nghiệp so với mục tiêu quy hoạch cũ lần lượt như sau: Lâm sinh giảm 24,5%; Khai thác tăng 31,7%; Dịch vụ giảm 7,2%.
Điều chỉnh giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010
Đến năm 2015 Năm 2020
Bình quân (%) Mục
tiêu QH
Điều chỉnh
2011- 2015
2016- 2020
Giá CĐ 1994 Tr.đ 69.393 49.833 101.775 135.000 7,9 6,0
- Lâm sinh Tr.đ 8.744 96.935 10.686 11.205 4,0 1,1
- Khai thác Tr.đ 58.984 102.506 88.239 119.340 8,4 6,4
- Dịch vụ Tr.đ 1.665 23.399 2.850 4.455 10,7 10,1
Giá thực tế Tr.đ 102.701 147574 187650
- Lâm sinh Tr.đ 12.940 15.495 15.575
- Khai thác Tr.đ 87.296 127.947 165.883
- Dịch vụ Tr.đ 2.465 4.132 6.192
Cơ cấu KT % 100 100 100 100
- Lâm sinh % 12,6 35 10,5 8,3
- Khai thác % 85 55 86,7 88,4
- Dịch vụ % 2,4 10 2,8 3,3
* Lâm sinh: Duy trì ổn định diện tích đất có rừng đến năm 2015 và năm 2020 là 45.384 ha, trong đó:
- Diện tích rừng sản xuất 37.780,6 ha.
- Diện tích rừng phòng hộ 7.603,4 ha.
- Diện tích rừng trồng mới hàng năm 2.500 ha
* Khai thác: Kết hợp giữa việc trồng mới và khai thác rừng hợp lý, nhằm cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng: thời kỳ 2011-2015 bình quân hàng năm 120.000 m3, thời kỳ 2016-2020: 150.000 m3. Sản lượng khai thác nguyên liệu giấy: thời kỳ 2011-2015 bình quân hàng năm 30 nghìn tấn, thời kỳ 2016-2020: 45 nghìn tấn.
c) Thuỷ sản:
Đẩy mạnh đầu tư các dự án nuôi cá, thuỷ đặc sản trên hồ Thác Bà theo phương thức công nghiệp với quy mô lớn và kết hợp du lịch sinh thái. Xây dựng các mô hình nuôi cá lồng đặc sản như cá Tầm, cá Chiên, cá Lăng, cá Nheo,…
Thực hiện đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch vùng chăn nuôi cá thâm canh và bán thâm canh bằng các giống mới có giá trị kinh tế cao tai các xã như:
Mông sơn, Tân Hương, Đại Đồng, TT Yên Bình, Thịnh Hưng… Đồng thời phát triển mạnh nghề nuôi ba ba theo quy mô nhỏ và nuôi ba ba hàng hoá tại 1 số xã có điều kiện nguồn nước như TT Yên Bình, Tân Nguyên, Mông Sơn, Thịnh Hưng.
Triển khai các hoạt động về quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; xây dựng quy chế quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương; xây dựng và triển khai các đề tài bảo vệ bãi cá đẻ tự nhiên.
Mục tiêu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (theo giá cố định 1994) đến năm 2015 giá trị sản xuất đạt 20.700 triệu đồng, giảm so với mục tiêu quy hoạch cũ là 3.748 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 bằng 11,7%/năm; Đến năm 2020 giá trị sản xuất đạt 36.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016-2020 bằng 11,9%/năm.
Chuyển dịch cơ cấu nội ngành thủy sản: Điều chỉnh tỷ trọng ngành thủy sản so với mục tiêu quy hoạch cũ lần lượt như sau: Nuôi trồng giảm 0,6%; Đánh bắt tăng 10,2%; Dịch vụ giảm 9,6%.
Điều chỉnh giá trị sản xuất ngành thuỷ sản Chỉ tiêu ĐVT TH đến
năm
Đến năm 2015 Năm 2020
Bình quân (%) Mục tiêu
QH
Điều chỉnh
2011- 2015
2016- 2020
Giá CĐ 1994 Tr.đ 11.873 24.448 20.700 36.000 11,7 11,9
- Nuôi trông Tr.đ 5.355 96.935 9.191 15.948 11,4 11,8
- Đánh bắt Tr.đ 5.996 102.506 10.391 18.036 11,6 11,8
- Dịch vụ Tr.đ 522 23.399 1.118 2.016 16,4 12,7
Giá thực tế Tr.đ 17.572 30.015 50.040
- Nuôi trông Tr.đ 7.925 13.327 22.168
- Đánh bắt Tr.đ 8.874 15.068 25.070
- Dịch vụ Tr.đ 773 1.621 2.802
Cơ cấu KT % 100 100 100 100
- Nuôi trông % 45,1 45 44,4 44,3
- Đánh bắt % 50,5 40 50,2 50,1
- Dịch vụ % 4,4 15 5,4 5,6