Tập trung mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Từng bước đưa sản xuất công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trú trọng đầu tư vào một số lĩnh vực có thế mạnh của huyện như: sản xuất chế
biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng …. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng 2 cụm công nghiệp đã quy hoạch, gắn với phát triển dịch vụ và đô thị; đồng thời mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Coi trọng việc đầu tư đổi mới cộng nghệ, nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành CN – TTCN
- Tập trung thu hút nguồn lực đầu tư vào công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt là ngành thăm dò khai thác chế biến đá vôi trắng, chì, kẽm…sản xuất xi măng, tấm lợp, khai thác đá, cát, sỏi xây dựng.
- Đầu tư vào công nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, điện tử, phát triển công nghiệp phụ trợ. Chú trọng vào xây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị chế biến nông lâm sản và sửa chữa ô tô xe máy cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong huyện và các địa phương trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tiêu dùng. Có cơ chế, chính sách mời gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo thiết bị điện.
- Đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may, da giầy, hóa chất, phân bón, chế biến thức ăn gia súc: Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy may mặc xuất khẩu, sản xuất bao bì xuất khẩu. Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, phân bón tại cụm công nghiệp Thịnh Hưng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp: Kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào xây dựng hoàn chỉnh cụm công nghiệp Thịnh Hưng. Dự kiến lấp đầy các cụm công nghiệp bằng các nhà máy và các ngành sản xuất.
- Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo giá cố định 1994) đến năm 2015 đạt 1.853.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 bằng 27%/năm; Đến năm 2020 đạt 5.291.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 bằng 23,3%/năm, trong đó: Công nghiệp chế biến: Phấn đấu giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) đến năm 2015 đạt 1.297.100 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 bằng 238,1%/năm; Đến năm 2020 đạt 3.809.520 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 bằng 24%/năm. Công nghiệp khai thác: Phấn đấu giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) đến 2015 đạt 555.900 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 bằng 24,6%/năm; Đến năm 2020 đạt 1.481.480 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 bằng 21,7%/năm.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao và ổn định, năm 2010 chiếm 67%, năm 2015 chiếm 70%
và đến năm 2020 chiếm 72%; Tỷ trọng công nghiệp khai thác có su hướng giảm năm 2010 chiếm 33%, đến năm 2020 chiếm 28%.
Điều chỉnh giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010
Đến năm 2015 Đến năm 2020
Bình quân (%) Mục tiêu
QH
Điều chỉnh
2011-
2015 2016- 2020
1- Giá CĐ 1994 Tr.đ 560.858 1.737.948 1.853.000 5.291.000 27,0 23,3
* Theo TPKT
- CN tỉnh, TW Tr.đ 135.728 1.216.564 1.273.011 4.126.980 56,5 26,5 - CN địa phương Tr.đ 425.130 521.384 579.989 1.164.020 6,4 14,9
* Theo ngành
- CN chế biến Tr.đ 375.775 1.181.804 1.297.100 3.809.520 28,1 24,0 - CN khai thác Tr.đ 185.083 556.144 555.900 1.481.480 24,6 21,7 2- Giá thực tế Tr.đ 657.384 2.501.690 7.143.250
* Theo TPKT
- CN tỉnh, TW Tr.đ 159.087 1.718.661 5.571.735 - CN địa phương Tr.đ 498.297 783.029 1.571.515
* Theo ngành
- CN chế biến Tr.đ 440.447 1.751.183 5.143.140 - CN khai thác Tr.đ 216.937 750.507 2.000.110 3- Cơ cấu KT
* Theo TPKT % 100,0 100 100,0 100,0
- CN tỉnh, TW % 24,2 70 68,7 78,0
- CN địa phương % 75,8 30 31,3 22,0
* Theo ngành % 100,0 100 100,0 100,0
- CN chế biến % 67,0 68 70,0 72,0
- CN khai thác % 33,0 32 30,0 28,0
3.3. Phát triển một số ngành sản xuất CN - TTCN:
a) Công nghiệp chế biến:
* Chế biến nông sản:
- Chế biến chè: Duy trì các cơ sở chế biến hiện có trên địa bàn, từng bước quy hoạch sắp xếp lại các cơ sở chế biến, chú trọng đổi mới dây truyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dự kiến đến giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng 3 nhà máy chế biến chè thành phẩm tại các khu vực Hán Đà, Thịnh Hưng, Bảo Ái chủ yếu tập trung vào chế biến chè đen theo công nghệ CTC, chế biến chè xanh các sản phẩm khác như chè nhúng, chè hòa tan, chè ướp hoa tươi.... Đẩy mạnh việc đầu tư thâm canh vùng nguyên liệu. Dự báo sản lượng chế biến chè khô đến năm 2015 đạt 4.705 tấn, năm 2020 đạt 4.815 tấn.
- Chế biến lương thực, thức ăn gia súc: Đẩy mạnh việc đầu tư thâm canh tăng sản lượng lương thực có hạt và các loại cây màu, khuyến khích việc đầu tư các thiết bị máy móc để chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng tới việc sản xuất chế biến thức ăn gia súc, nhằm thúc đẩy nghề chăn nuôi phát triển. Dự kiến xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại cụm công nghiệp Thịnh Hưng.
* Chế biến lâm sản:
- Chế biến gỗ: Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gắn với việc bảo vệ, khai thác sử dụng vùng nguyên liệu một cách hợp lý có hiệu quả, quy hoạch, định hướng phát triển các cơ sở chế biến gỗ hiện có, khuyến khích việc đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ.
Dự báo một số sản phẩm chế biến gỗ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
- Gỗ xẻ m3 5.000 15.000 25.000
- Gỗ cốt pha m3 2.500 4.000 6.000
- Gỗ ván bóc m3 12.000 15.000 20.000
- Gỗ bao bì m3 11.000 17.000 25.000
- Gỗ dán ép và gỗ tấm m3 15.000 20.000
b) Công nghiệp khai thác:
Đầu tư mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất khai thác vật liệu xây dựng hiện có trên địa bàn, chú trọng vào các ngành nghề như: khai thác cát, sỏi, sản xuất gạch dân dụng, khai thác cao lanh, quặng felspat, quặng chì, kẽm, khai thác đá xây dựng, đá vôi trắng tại các mỏ thuộc xã Mông Sơn, không chỉ sử dụng làm vật liệu xây dựng mà còn dùng để làm phụ gia cho các ngành như: dược phẩm, chế biến cao su, sản xuất giấy, xi măng …Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư thăm dò và khai thác các mỏ quặng kim loại và phi kim loại có trên địa bàn.
Dự báo một số sản phẩm chủ yếu:
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
- Cát m3 12.000 30.000 35.000
- Sỏi m3 10.000 20.000 30.000
- Đá xây dựng m3 516.250 1.000.000 1.500.000
- Gạch không nung 1.000 viên 500 700 800
- Xi măng Triệu tấn 1,2 2,7 4,0
- Điện thương phẩm Triệu Kw/h 286,9 350 430
- Bột CaCO3 1.000 tấn 200 350 400
- Tinh bột sắn Tấn 15.000 20.000 25.000
- Dệt may xuất khẩu Triệu SP/năm 1,5 5,0
- Nước máy 1.000 m3 2.000 3.000 4.000
Để đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện từ nay đến năm 2020, cần đầu tư xây dựng 1 số nhà máy sản xuất, chế biến tại cụm công nghiệp Thịnh Hưng, tập trung vào các ngành nghề chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, điện tử, công nghiệp dệt may, hóa chất, phân bón, chế biến thức ăn gia súc… Chú trọng đẩy mạnh hiện đại hoá các trang thiết bị, các cơ sở công nghiệp chế biến. Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cần quan tâm đưa công nghệ sử lý các chất thải, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, mặt khác kết hợp với sức dân để phát triển các vùng nguyên liệu một cách hợp lý nhằm đáp
ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến. Đồng thời phát huy các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống sẵn có ở địa phương. Phấn đấu tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài huyện.