3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Công ty vẫn tiếp tục nhận và gia công các loại sản phẩm dây điện dành cho ngành công nghiệp oto và điện tử cho bên Nhật, ngoài ra còn cung cấp một số lượng sản phẩm cho đối tác trong nước ( chiếm khoảng 20% sản lượng của công ty).
Thời hạn liên doanh giữa bên công ty của Việt Nam và công ty Nhật Bản sắp kết thúc. Đến lúc đó công ty có thể giải thể hoặc là tiếp tục hoạt động còn tùy thuộc vào nhu cầu hợp tác giữa hai bên Việt Nam và Nhật Bản. Vì vậy trong tương lai gần công ty sẽ không có dự án dài hạn mang tính chiến lược nào.
3.2. Quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu
Theo tôi, vấn đề của công ty sẽ dựa theo tình trạng kinh doanh hiện tại và phương hướng hoạt động của công ty trong tương lai để giải quyết. Không nên áp đặt các quy trình xây dựng dự án cơ bản, chung chung thường thấy vào hoạt động của công ty, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của công ty, và một điều quan trọng là nó có thể làm xáo trộn hệ thống quản lý hiện tại của công ty. Nên dựa vào biến động của thị trường trong nước và nước ngoài, tình hình chính trị văn hóa, xã hội khu vực để giải quyết vấn đề một cách linh động.
3.3. Các đề xuất, kiến nghị để giải quyết vấn đề nghiên cứu
3.3.1. Nhóm biện pháp nhằm hoàn thiện mục đích, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng dự án.
Đưa ra các mục tiêu dài hạn của dự án, xây dựng các dự án dài hạn nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn, hoặc đi theo định hướng của mục tiêu dài hạn.
3.3.2. Nhóm biện pháp nhằm hoàn thiện các căn cứ xây dựng dự án.
Căn cứ vào một số văn bản pháp luật của Nhật về xuất nhấp khẩu,
Căn cứ vào tình hình hợp tác giữa các nước Asean, tình hình an ninh biển đông, hiệp đinh Apec.
Căn cứ vào văn hóa của công ty
Căn cứ vào dân phong Việt Nam, Nhật
3.3.3. Nhóm biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình xây dựng dự án.
Quy trình xây dựng dự án của công ty nên rút gon đi và theo quy trình 8 bước như sau
- Bước 1: Phó TGĐ phụ trách sản xuất hoặc Kỹ sư trưởng nhận các tài liệu đầu vào bao gồm: Đơn đặt hàng , Bản vẽ thiết kế, Yêu cầu về chất lượng, BOM...và gửi đến các bộ phận liên quan.
- Bước 2: TGĐ/ Phó GĐ quyết định thành lập nhóm APQP/SPTT
Nhóm này có trách nhiệm nghiên cứu các yêu cầu của khách hàng, của tiêu chuẩn và các yêu cầu của công ty. Nhân sự được lấy từ các bộ phận liên quan như Qa, Pe, Assy, Mc, Pc...
- Bước 3: Bộ phận Pe căn cứ vào các thông tin đầu vào từ Phó tổng giám đốc như là bản vẽ, kế hoạch dự kiến sx, list thiết bị máy móc, vật tư cần chuẩn bị lập ra kế hoạch sản xuất tổng thể ( Đối với khách hàng là TMV thì gọi là Production preparation plan, đối với khách hàng là SWS gọi là start-up schedule for ) . Trong kế hoạch triển khai phải xác định rõ các mục tiêu về tiến độ, chất lượng của sản phẩm mới.
Đối với khách hàng TMV: Bộ phận Pe phân tích thực trạng sản xuất, Bộ phận Qa lập kế hoạch đảm bảo chất lượng và danh sách liên lạc của nhân viên trong bộ phận, bộ phận C&C, Assy phân tích năng lực sản xuất của bộ phận mình và các công việc đặt hàng chuẩn bị sản xuất theo biểu mẫu SQ-07
- Bước 4: Bộ phận Pe tổ chức họp làm sản phẩm mới nội dung theo bản kế hoạch, các bộ phận liên quan chuẩn bị các kế hoạch dự kiến sản xuất đưa ra thảo luận trong cuộc họp.
Tại cuộc họp này Phó tổng giám đốc phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận.
- Bước 5 : Thực hiện khảo sát sản phẩm ( seinokakunin ) Bảng 1
Nội dung C&C Pe Assy MC Qa
Gia công dây điện ( nếu SWS không gửi dây ) o
Nhận và cấp vật tư cho dây chuyền o
Gia công ống tấm ( nếu SWS không gửi ) o
Bàn lắp ráp, bàn kiểm tra điện, HD cắm sub assy o
Sản phẩm mẫu ( nhận từ SWS ) o
Tạo sản phẩm o
Ghi chép tồn tại trong quá trình làm thử o o o
Đo, kiểm tra sản phẩm, gửi kết quả đo đến k hàng o
Đề nghị cải tiến thay đổi cho phù hợp o
Lập hồ sơ FMEA, CONTROL PLAN o o o o
Đặt hàng thiết bị máy móc, dụng cụ và vật tư o o o o o
Tại mục lập hồ sơ FMEA, CONTROL PLAN thì công việc cụ thể như sau:
FMEA : Dựa vào các đặc tính của sản phẩm, quá khứ của sản phẩm tương tự và các giả thiết đặt ra có thể có nguy cơ phát sinh lỗi hỏng điền vào cột POTENTIAL FAILUARE MODE. Chỉ số tính điểm căn cứ vào hướng dẫn tính điểm FMEA số I/H- 4.2-04-01. TRưởng nhóm dựa vào kết quả tính điểm ưu tiên những điểm số R.P.N cao nhất để đưa ra các hành động cải tiến nhằm ngăn chặn nguy cơ phát sinh lỗi hỏng nghiêm trọng. Tất cả các hành động cải tiến đều phải được xem xét sau khi áp dụng ( sau 1 tháng ) và được tính lại điểm. Trường hợp điểm số R.P.N không giảm trưởng nhóm FMEA quyết định tiếp tục nghiên cứu điều tra để đưa ra đối sách phù hơn.
CONTROL PLAN: Dựa vào các hoạt động nhằm ngăn ngừa lỗi hỏng phát sinh trong quá trình sản xuất nhóm APQP/SPTT lập ra kế hoạch kiểm soát tại mỗi mỗi bộ phận theo biểu
mẫu Manafacturing quality chart. Tại đây tất cả các yêu cầu của biểu mẫu này phải được điền đầy đủ nội dung tương ứng theo từng công đoạn được trình bầy theo flow chart.
Lưu y : Hồ sơ FMEA, CONTROL PLAN lập ra dựa vào từng khách hàng ví dụ : Toyota việt nam, Toyota xuất khẩu, Suzuki, Mitsubitsi....
• Hồ sơ của từng khách hàng được tổng hợp theo 2 phần chung và riêng ( nếu khách hàng không yêu cầu cụ thể )
• Trưởng nhóm có trách nhiệm lập ra được tất cả nội dung kiểm soát chung nhất, và áp dụng cho các mã sản phẩm sẽ được cập nhật vào biểu danh sách sản phẩm được trình bầy cùng hồ sơ.
• Mỗi một dự án mới các thành viên triển khai dự án phải xem xét tất cả các đặc tính của sản phẩm và tìm ra đặc tính riêng của phẩm để đưa vào hồ sơ kiểm soát riêng cho từng sản phẩm .
Minh họa:
Bước 6: Sản xuất thử (1A, 1.5A)
Bộ phận PC nhận kế hoạch sản xuất từ khách hàng sẽ chuyển đến các bộ phận liên quan để sản xuất thử, nội dung công việc chính của các bộ phận được phân công theo trình tự trong Bảng 1. Trong quá trình sản xuất tại giai đoạn này bộ phận Assy, Pe, Qa một mặt vừa đáp ứng đủ số sản phẩm theo yêu cầu một mặt nghiên cứu, đo thời gian chuẩn để lập ra các hướng dẫn công việc cụ thể cho từng vị trí :
Assy: Cắm giắc, dải dây, quấn băng.
Pe: Kiểm tra điện
Qa: Kiểm tra mắt 1, 2, tiêu chuẩn đóng thùng
Và các hướng dẫn sử dụng máy mới (nếu có) C&C, MC
Các thành viên trong nhóm nghiên cứu, làm sản phẩm mới tiếp tục cập nhật các thông tin cần thiết phát sinh trong quá trình thực hiện công việc.
- Bước 7: Sản suất đại trà ( Mass – Production ).
* Bộ phận lắp ráp lập “ Báo cáo hàng ngày sản xuất thời kì đầu “ gửi cho Ban giám đốc và các Manager trong tháng đầu tiên sản xuất đại trà.
* Các vấn đề liên quan cần giải quyết ghi vào biểu “ problem follow up sheet”
* Bộ phận Qa tiến hành kiểm tra tòan bộ sản phẩm đầu tiên từ 2~5 sp theo hướng dẫn kiểm tra sản phẩm đầu.
* Trong quá trình sản xuất tháng đầu tiên mỗi tuần kiểm tra khoảng cách đặc biệt ít nhất 1 sản phẩm, và kiểm tra toàn bộ 1 sản phẩm ( bên trong, bên ngoài ) .
Kết quả kiểm tra đều được ghi chép và gửi đến bộ phận liên quan những điểm không phù hợp ( nếu có ) và tiếp tục cải tiến nhằm ổn định ngay chất lượng sản phẩm ngay từ tháng đầu.
* Tiếp tục cập nhật hồ sơ sản FMEA, CONTROL PLAN - Bước 8: Xem xét & tổng kết
* Trong quá trình triển khai tại các thời điểm quan trọng như sau khi sản xuất 1A, 1.5 A, … nhóm triển khai sản phẩm mới phải tiến hành xem xét kết quả triển khai so với yêu cầu đầu vào để có những phương án điều chỉnh đảm bảo đạt yêu cầu đầu vào. Các kết luận xem xét phải được lập thành văn bản.
* Sau 1 tháng sản xuất đại trà bộ phận Assy tổ chức cuộc họp tổng kết sản phẩm mới.
Trong cuộc họp phải tiến hành xem xét kết quả triển khai so với mục tiêu dự án đã đề ra. Mọi vấn đề liên quan được nêu trong cuộc họp đều lập thành biên bản làm cơ sở lập kế hoạch cho sản phẩm mới tương tự sản xuất lần sau.
* Kết quả đánh giá các dự án triển khai sản phẩm mới phải được báo cáo cho lãnh đạo cao nhất trong cuộc họp chất lượng hàng tháng hoặc cuộc họp xem xét của lãnh đạo.
3.3.4. Giai pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định các nội dung chủ yếu của dự án.
Thay đổi công nghệ sản xuất mới, hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Mở rộng thị trường trong nước: tìm kiếm khách hàng là những doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hơi trong nước, hợp tác với một số doanh nghiệp ngành sản xuất oto, điện tử viễn thông trong nước.
Tập trung vào khách hàng tiềm năng và khách hàng truyền thống của công ty:
các doanh nghiệp sản xuất oto của Nhật Bản. Khi tạo dựng được uy tín, niềm tin, chứng minh khả năng của mình với khách hàng truyền thống thì có thể thông qua khách hàng truyền thống để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường.
Áp dụng hình thức vay dài hạn đối với các dự án lớn hoặc thời kì doanh nghiệp phát triển mạnh.
Tận dụng tối đa công suất của các dây chuyền của nhà máy, tận dụng nhũng công nghệ đã có để lắp ráp dây truyền mới.