2.2 Hệ Thống Quản trị chuỗi cung ứng của CO.OP MART
2.2.4 Quản trị tồn kho
2.2.5.1 Chính sách chất lượng và giá cả
Vào những năm đầu khi siêu thị mới ra đời với những cửa hàng mới mẻ, khang trang, hiện đại cùng với những hàng hóa cao cấp chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với giá cả khá cao không phù hợp với túi tiền nhân dân lao động. Đối tượng chủ yếu của các siêu thị này là bộ phân dân cư có thu nhập khá và cao.
Saigon Co.op đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, xây dựng một siêu thị vừa phù hợp với yêu cầu nâng cấp hoạt động bán lẻ lên một trình độ mới văn
minh hiện đại nhưng lại không xa rời bản chất “người nội trợ đảm đang của nhân dân” của thành phần kinh tế Hợp tác xã. Co.opMart đã quyết định chọn tầng lớp nhân dân lao động, cán bộ công nhân viên và đa số người tiêu dùng có thu nhập trung bình là đối tượng phục vụ, là khách hàng mục tiêu của mình. Với sự khẳng định này Co.opMart đã xóa đi ấn tượng “siêu thị là nơi mua sắm cao cấp dành cho người có tiền, “siêu thị là siêu giá”… làm cho siêu thị trở nên bình dân, gần gũi hơn với đại đa số quần chúng nhân dân, nhất là bà con lao động.
Trong quá trình kinh doanh và phục vụ của mình Co.opMart luôn luôn trung thành với phương câm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”. Ngay từ khi mới thành lập Co.opmart đã áp dụng chiến lược “bình dân hóa”, “nội địa hóa” và “đa dạng hóa” các mặt hàng kinh doanh, trở thành nơi cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và tiêu dùng hàng ngày với chất lượng cao, giá cả phù hợp trong một môi trường mua sắm văn minh, lịch sự. hầu hết người tiêu dùng đều có chung một nhận xét rằng đến siêu thị Co.opMart khách hàng cảm thấy rất dễ mua hàng và chọn lựa, giá cả chấp nhận được và điều quan trọng là thái độ phục vụ thân thiện, dễ mến tạo cảm giác gần gũi ấm áp. Theo đà phát triển của thị trường và đòi hỏi của khách hàng, Co.opMart tiếp tục sáng tạo và cải tiến tập trung phát triển mạnh các mặt hàng tươi sống có chất lượng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và độ an toàn cao như rau an toàn, thịt cá an toàn và các sản phẩm sạch… đã tạo được sự yên tâm cho khách hàng và tăng thêm uy tính cho Co.opMart. Không thỏa mãn với những gì đã đạt được Co.opMart tiếp tục tìm tòi và cho ra đời nhiểu mặt hàng thực phẩm tẩm ướp và nấu chín. Khách hàng giờ đây không chỉ không chỉ có những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn mà còn được tư vấn cách chế biến các món ăn và có những món ăn d8a4 làm sẵn mua về không cần phải chế biến nấu nướng mà có thể dùng được ngay, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, phù hợp với xu thế phát triển của đời sống công nghiệp. Sự tín nhiệm và tin tưởng đó của khách hàng càng được khẳng định và củng cố vững chắc hơn khi vào tháng 2/2004 Co.opMart trở thành hệ thống siêu thị đầu tiên ở Việt Nam được tổi chức SGS Thụy Sĩ cấp Giấy chứng nhận đạt được tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 sau hơn ba năm kiên trì xây dựng.
Bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng là phương châm kinh doanh mà hệ thống siêu thị Co.opMart của Saigon Co.op luôn luôn nỗ lực và kiên trì thực hiện. Để làm được điều này, một quy trình chọn lọc và kiểm soát hàng hóa đã được xây dựng và triển khai áp dụng trong toàn hệ thống xuyên suốt từ trước, trong và sau khi bán hàng. Trong quá trình kinh doanh, hàng hóa sẽ được tiếp tực theo dõi và kiểm tra bằng nhiều kênh khác nhau. Tại Co.opMart các nhân viên sẽ tiến hành tự kiểm tra , kiểm soát theo các quy định của Saigon Co.op về nhập hàng, bảo quản, trưng bày, bán hàng (kiểm tra bao bì, hạn sử dụng, bảo quản riêng biệt cho từng nhóm hàng, trưng bày theo tính chất hàng hóa…) Bên cạnh đó Co.opmart đã ký hợp đồng tư vấn và dịch vụ với các cơ quan chức năng như Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Trung tâm y tế dự phòng vá Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm tiến hành lấy mẫu hàng hóa phân tích các chỉ tiêu lý tính, hóa tính và vi sinh. Nếu phát hiện mẫu hàng không đạt sẽ lập tức ngưng kinh doanh và yêu cầu nhà cung cấp, nhà sản xuất có hướng khắc phục. Ngoài ra Co.opMart còn tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra,
kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên lắng nghe các ý kiến góp ý và các hướng dẫn của các cơ quan này để việc kiểm soát chất lượng hàng hóa được bảo đảm.
Saigon Co.op luôn tích cực tham gia các chương trình bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt là trong các dịp Tết, lễ và trong các đợt khủng hoảng kinh tế. Dịp Tết năm 2010 vừa qua, Saigon Co.op đã sử dụng hơn 100 tỷ đồng vay không lãi suất từ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bình ổn giá của UBND TP. Hồ Chí Minh cho công tác chuẩn bị nguồn hàng tết. Saigon Coop đã đề nghị các nhà cung cấp tiếp tục kiềm giữ giá hàng loạt mặt hàng thiết yếu như gạo nếp, thịt, dầu ăn và rau củ quả. Ngoài ra, Saigon Coop cũng phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất đưa ra 100 mặt hàng nhãn hàng riêng Co.opMart gồm bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chế biết, thủy hải sản… với giá thấp hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường từ 5 - 40% để phục vụ người tiêu dùng.
Để đảm bảo được chất lượng cũng như số lượng hàng hóa luôn dồi dào mà giá cả không quá đắt, Saigon Co.op khai thác tối đa sức mạnh của "qui mô lớn"
để liên tục có hàng bán khuyến mãi và giữ được giá bán thấp hơn chợ với nhiều mặt hàng. Bà Lê Quang Thục Quỳnh, giám đốc tiếp thị Sài Gòn Co.op cho biết:
"Saigon Co.op giữ giá bằng cách chủ động tổ chức nguồn hàng cung cấp từ nhiều nơi, tiết kiệm chi phí bán hàng, tăng cường tổ chức làm hàng nhãn riêng Co.opMart để có hàng giá rẻ cung ứng cho khách”.
Bên cạnh đó, bộ phận thu mua Co.opMart còn liên kết với nhà cung cấp thực hiện khuyến mãi, tức đôi bên đều chấp nhận giảm lãi nhằm tối ưu hóa phương án vận chuyển và lưu kho. Co.opMart còn giao hàng tận nơi để khách tiết kiệm chi phí đi lại, thưởng chiết khấu cho khách hàng thân thiết trên tổng giá trị mua hàng cộng dồn cuối năm.
2.2.5.2 Chính sách sản phẩm
Hiện nay trong mỗi siêu thị Co.opMart có khoảng 20.000 sản phẩm, trong đó có đến hơn 85% là mặt hàng Việt Nam. Hầu hết hệ thống hàng hóa tại các siêu thị đều giống nhau, chỉ có một số ít mặt hàng khác nhau vì đặc điểm dân cư khác biệt.
Không ngừng quảng bá hàng Việt Nam đến đông đảo khách hàng đó là một trong những mục tiêu quan trọng mà Saigon Co.op đưa ra cho hệ thống Co.opMart suốt những năm qua. Những thành công từ chương trình "Người tiêu dùng và hàng Việt Nam chất lượng cao" đã dần tạo được thế đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng
Saigon Co.op cam kết sẽ tham gia thực hiện các dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm”, dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm”, dự án “Nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học”, Chương trình phát triển rau an toàn tại TPHCM…
Saigon Co.op đang liên kết với các nhà sản xuất đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ các nhà sản xuất, nông dân trong việc đóng gói bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trung bình mỗi năm Saigon Co.op đầu tư vài trăm triệu đồng để thực hiện các cuộc kiểm tra
mẫu hàng về tính năng hóa, lý, có sử dụng hàn the, nhiễm thuốc trừ sâu hay không...
Ngoài ra, Saigon Co.op cũng sẽ xây dựng kế hoạch hợp tác đầu tư, ứng vốn sản xuất, tổ chức phổ biến cho nông dân về yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng để nâng cao chất lượng nông sản kinh doanh tại hệ thống bán lẻ của mình như siêu thị Co.opMart, cửa hàng thực phẩm Co.op Food và cửa hàng Co.op.
2.2.5.3Vị trí, không gian a. Địa điểm
Saigon Co.op có một chuỗi các siêu thị ở khắp các quận thành phố Hồ Chí Minh và một số các thành phố lân cận (44 siêu thị). Các siêu thị này luôn được đặt ở những nơi đông dân cư và thuận tiện cho người tiêu dùng. Tuy không tọa lạc tại các trục đường chính nhưng các siêu thị thuộc chuỗi siêu thị của Co.opMart luôn ở trên các con đường hai chiều hoặc tại các góc ngã tư đông đúc người qua lại. Đa phần hầu hết các siêu thị Co.op mart đều có diện tích không lớn nhưng luôn dễ nhận biết và xung quanh đều có các tuyến xe bus đi ngang nhằm đảm bảo cho việc thuận tiện di chuyển của khách hàng. Ngoài ra, mỗi siêu thị còn có một bãi giữ xe riêng với sức chứa nhất định, có quầy giữ nón bảo hiểm. Không gian bên ngoài siêu thị luôn được đảm bảo để thuận tiện cho việc dừng xe, đỗ xe và vận chuyển hàng.
b. Không gian bên trong siêu thị
Bên trong siêu thị, hàng hóa được bày bán theo chủng loại và chia thành từng quầy, từng khu vực riêng biệt (mỹ phẩm, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng gói…) nhằm giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm. Bên trong cùng thường là các quầy thức ăn làm sẵn, thức ăn tươi và rau củ tươi sống.
Các kệ hàng sắp xếp theo từng loại sản phẩm, có bảng ghi chú được treo cao giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết khu vực sản phẩm mình sẽ chọn. Bảng giá niêm yết rõ ràng, có ghi chú khuyến mãi cụ thể giúp cho khách hàng dễ dàng so sánh giữa các nhãn hiệu của cùng một mặt hàng để ra quyết định mua hàng.
Xe đẩy và giỏ xách được đặt ngay tại lối đi vào tại tầng trệt và lầu (đối với các siêu thị có tầng). Hệ thống đèn chiếu sáng hoạt động tốt, ánh sáng trắng đem lại sự trong lành và nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo đủ ánh sáng phục vụ cho việc lựa chọn sản phẩm. Các kệ hàng được bố trí khá thấp, chỉ vừa đủ tầm mắt nhưng luôn được sắp xếp ngăn nắp, dễ dàng cho việc tìm kiếm. Lối đi giữa các kệ hàng không lớn nhưng luôn đảm bào để vừa đủ không gian cho hai xe đẩy có thể di chuyển ngược chiều.
Hình Lối đi trong siêu thị Co.opMart Phú Lâm c. Định vị hàng hóa:
Định vị hàng hóa là công cụ để thỏa mãn khách hàng và cũng giúp cho việc kinh doanh của siêu thị đạt kết quả tốt. Saigon Co.op mong muốn qua phương pháp này để giúp mọi sản phẩm được đặt đúng vị trí và đúng hoàn cảnh.
Saigon Co.op đã dựa trên 5 yếu tố sau nhằm định vị hàng hóa một cách hiệu quả:
Chức năng, lợi nhuận, kích cỡ, kệ hàng, không gian và cách trưng bày. Thông thường năm mặt hàng có doanh số cao nhất sẽ được bày tại vị trí thuận lợi nhất (vừa tầm mắt và vừa tầm tay). Tránh không để khoảng trống quá nhiều.
Sản phẩm tương tự để gần nhau, hàng lớn và nặng để dưới thấp, hàng nhỏ để trên cao, giữ cùng chiều cao hàng hóa trên kệ khi trưng bày.
Lượng hàng hóa phải đủ bán từ 7 đến 10 ngày, việc sắp xếp không nên thay đổi theo ý chủ quan của Ban giám đốc, phải thống nhất nhằm giúp các mậu dịch viên dễ dàng nắm được vị trí hàng hóa, tự tin trong nghiệp vụ.
Trưng bày hàng hóa theo nhãn hiệu (nhóm hàng giống nhau, theo màu sắc…).
Hàng có nhãn hiệu riêng cần có vị trí riêng.
Trưng bày hàng hóa có kĩ thuật (theo chiều dọc, ngang…) tạo sự nổi bật, dễ khảo sát và thu hút được nhiều khách hàng.
d. Cách sắp xếp và bố trí gian hàng
Khi sắp xếp, bố trí gian hàng, Saigon Co.op luôn quan tâm đến hành vi, cử chỉ của khách hàng trong siêu thị. Sau đây là một số tiêu chí khi sắp xếp hàng hóa tại các siêu thị Co.opMart
Khách đi trong siêu thị: sự sắp xếp hàng hóa phải luôn thông thoáng cho sự đi lại, giúp tránh bụi bặm, khe hẹp.
Khách hàng xem, nhìn: sắp xếp hàng hóa sao cho khách có thể nhìn một cách tổng thể toàn bộ siêu thị một cách nhanh nhất. Cần phải viết giá hàng đúng, chính xác, rõ ràng.
Khách hàng muốn cầm, nắm: hàng hóa phải tiện cho khách lấy xem, bày hàng quá cao không có lợi, vì khách sợ khi với sẽ làm rơi. Những sản phẩm có vỏ đựng trong hộp có trang trí hình vẽ đẹp cũng cần trưng bày mẫu ra ngoài.
Khách hàng muốn hỏi về giá cả, tính chất hàng hóa: mậu dịch viên phải nhanh chóng trả lời, không nên để hàng hóa quá xa mậu dịch viên làm cho khách ngại không dám hỏi.
Ngoài ra Saigon Co.op còn áp dụng ba phương pháp sau khi sắp xếp, bài trí hàng hóa:
Phương pháp nghệ thuật: Căn cứ đặc tính hàng hóa như đẹp về dáng, về màu sắc hoặc đẹp về cảm tính để dùng những thủ pháp nghệ thuật khác nhau. Tùy từng loại hàng hóa mà có thể dùng kiểu trưng bày theo kiều đường thẳng, hình tháp, đối xứng, cân bằng…Tại những quầy bán đố pha lê hoặc đồ dùng bằng thép được thiết kế để tạo cho khách cảm giác đẹp và cảm giác chất liệu như càm giác lung linh trong suốt của đồ pha lê, cảm giác bền chắc của dụng cụ gia đình. Đối với khu bán quần áo, trang phục Saigon Co.op chọn cách sắp xếp thể hiện toàn cảnh để khách nhìn rõ, như một chiếc áo sơ mi nữ cần thể hiện rõ là cổ tròn hay vuông, trên ngực thêu hoa hay in hoa, dài tay hay ngắn tay, có túi hay không túi.
Phương pháp liên kết: Sắp xếp hàng hóa có cùng một hình thể ở một chỗ có thể tạo ra cảm giác đẹp. Hệ thống chuỗi siêu thị Co.opMart đã sắp xếp các loại hàng hóa khác hình thể nhưng liên kết với nhau như kem đánh răng, bàn chải đánh răng,… Để đảm bảo tính liên kết này, Saigon Co.op đã phân loại hàng hóa trước rồi trưng bày theo mẫu mã, quy cách, chất lượng và phân loại đối tượng sử dụng trước rồi mới trưng bày theo mẫu mã, chất lượng.
Phương pháp tương phản: Nhằm nhấn mạnh và sự đối lập giữa các mặt hàng.
Như muốn nhấn mạnh sự tươi mới của các thực phẩm tươi, có thể xếp chúng gần các quầy thực phẩm ăn liền…
Ngoài ra, tại các quầy bán hàng thực phẩm tươi sống, Saigon Co.op còn đặt ra các tiêu chí như:
Chế biến thực phẩm có thể để khách hàng xem,
Hàng rau quả tạo màu sắc tươi, rực rỡ, mùi vị thơm,
Trái cây để trong tủ mát có trang bị gương phản chiếu lại cho thấy nhiều
Tại quầy thực phẩm đóng gói, vỉ có kèm những món phụ trợ, hình ảnh minh họa, trang trí cây cảnh xung quanh.
Tại quầy bán thịt: không chồng hàng lên, phải tạo chỗ thoáng
Thay ngay những mặt hàng có dầu hiệu hư, có tờ tin, quảng cáo gợi ý cho khách hàng về món ăn, bữa ăn hàng ngày.
Không để thùng giấy, rác ở đường đi
Tổng vệ sinh 1 lần trong tuần (tủ đông lạnh) và 1 lần trong tháng (tủ mát)
Nhân viên tại các quầy trên khi làm việc phải có găng tay, đội nón, tạp dề, giày dép chuyên dùng, không đeo nữ trang.