Tìm hiểu về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH GRANT THORNTON việt nam (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 2- TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI

2.3. Tìm hiểu về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại

Thủ tục phân tích là việc xem xét các mối quan hệ tài chính, phi tài chính giữa các thông tin bên trong và bên ngoài nhằm mục đích phát hiện các khả năng sai phạm trọng yếu. Thủ tục phân tích được sử dụng trong tất cả các bước của quy trình kiểm toán: lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc kiểm toán.

2.3.1. Thủ tục phân tích trong bước lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng nhằm giúp kiểm toán viên hiểu về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng; phát hiện những sự kiện bất thường; phát hiện tài khoản, chu trình, cơ sở dẫn liệu quan trọng cần chú ý và dự đoán các tỉ suất, giá trị vào cuối năm tài chính. Theo đó, kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng và quyết định bản chất, thời gian, phạm vi các thủ tục kiểm toán.

Trong bước đánh giá rủi ro tiềm tàng, thủ tục phân tích thường chú trọng

vào số dư các khoản mục trên báo cáo tài chính và mối quan hệ giữa chúng.

Theo đó phân tích tỉ suất và phân tích xu hướng là phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến.

Tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam, thủ tục phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm Cbeam. Phần mềm Exporer cũng yêu cầu các kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục phân tích trước khi tiến hành họp thảo luận với khách hàng. Kiểm toán viên phải thu thập thông tin từ bảng cân đối thử hoặc báo cáo tài chính năm hiện hành, sử dụng các thông tin thu thập được để tiến hành phân tích các tỷ suất cơ bản

Để thực hiện thủ tục phân tích trong đánh giá rủi ro tiềm tàng, nhóm kiểm toán phải xem xét:

- Với doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ:

+ Xem xét những sự kiện quan trọng xảy ra trong năm có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần (thay đổi giá bán, chi phí, sản lượng…). Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, xem xét tỷ lệ chi phí trực tiếp trên doanh thu thuần;

+ Xem xét mối quan hệ giữa các khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính (VD, chi phí lương, chi phí bán hàng…) với doanh thu, sản lượng thay đổi trong năm;

+ Những thay đổi trong chính sách bán chịu và thông tin về khách hàng và ảnh hưởng tới giá trị khoản phải thu.

+ Thay đổi trong giá trị hàng tồn kho và doanh thu trên hàng tồn kho. Xem xét những ảnh hưởng tới gia tăng rủi ro của sự lỗi thời hàng tồn kho.

+ Những khó khăn của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ với khoản phải trả, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn.

+ Xem xét những mối quan hệ bất thường trong tài khoản doanh thu có thể là dấu hiệu gian lận, sai sót trong lập báo cáo tài chính.

+ Xem xét những sự kiện có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo taì chính, như những thay đổi trong nền kinh tế, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, thay đổi trong quy trình sản xuất, sự mở rộng quy mô sản xuất, mất khách hàng, nhà cung cấp chính.

Các vấn đề trên phải được xem xét trong mối quan hệ với rủi ro tiềm tàng và đánh giá rủi ro tiềm tàng gắn với từng cơ sở dẫn liệu. Thủ tục phân tích càng trở nên hữu hiệu khi không có đầy đủ thông tin tài chính tổng quát. Ví dụ, phân tích lợi nhuận cận biên, vòng quay khoản phải thu, doanh thu trên hàng tồn kho…Việc phân tích sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những thông tin cần thiết về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, phục vụ cho việc đánh giá rủi ro và hướng trọng tâm cuộc kiểm toán vào những vùng rủi ro cao.

- Với kiểm toán dự án, thủ tục phân tích được thực hiện với các bước:

+ So sánh số dư các khoản mục trên báo cáo tài chính năm hiện tại với năm trước;

+ So sánh số được tiếp nhận và số chi tiêu với dự toán ngân sách;

Từ kết quả phân tích, kiểm toán viên phát hiện những biến động bất thường của các chỉ tiêu, thu thập giải thích của nhà quản lý, từ đó thay đổi chương trình kiểm toán, mở rộng các trắc nghiệm chi tiết cho phù hợp.

2.3.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được thực hiện nhằm cung cấp các bằng chứng liên quan tới các số dư khoản mục hay các nghiệp vụ. Thủ tục phân tích có thể cung cấp một phần hoặc tất cả bằng chứng cần thiết liên quan tới từng cơ sở dẫn liệu. Việc thực hiện thủ tục phân tích có

thể làm giảm số lượng mẫu chọn để thực hiện thử nghiệm chi tiết. Phần mềm Explorer gợi ý cho các kiểm toán viên những thủ tục phân tích khác nhau thực hiện với từng cơ sở dẫn liệu quan trọng, phụ thuộc vào chính sách kiểm toán được áp dụng hoặc dựa trên đánh giá rủi ro liên quan tới báo cáo tài chính.

Thủ tục phân tích thường được sử dụng trong các trường hợp:

- Số dư của số lượng lớn các nghiệp vụ có thể dự đoán được. Trong trường hợp này, thủ tục phân tích cung cấp bằng chứng về tính đầy đủ, tính hiện hữu-phát sinh và tính chính xác của các nghiệp vụ;

- Cần bằng chứng bổ sung cho các bằng chứng thu thập từ việc thực hiện trắc nghiệm chi tiết;

- Cung cấp bằng chứng về các sai phạm mà không đạt được từ trắc nghiệm chi tiết (VD, tính đầy đủ của nghiệp vụ bán hàng);

- Có đầy đủ thông tin đáng tin cậy để thực hiện thủ tục phân tích;

- Số liệu có thể dự đoán một cách hợp lý;

Khác với việc sử dụng thủ tục phân tích trong bước lập kế hoạch kiểm toán, trong bước thực hiện kiểm toán thủ tục phân tích được sử dụng trong việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin với phạm vi rộng hơn. Kiểm toán viên phải thu thập, ghi chép những vấn đề:

- Dự đoán theo kinh nghiệm của kiểm toán viên và những vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển của dự đoán;

- Kết quả so sánh giữa số dự đoán với ghi chép của khách hàng;

- Các thủ tục kiểm toán bổ sung được thực hiện nhằm mục đích giải thích những khác biệt quan trọng ngoài dự đoán và kết quả của những thủ tục đó;

Ví dụ, khi kiểm toán khoản mục doanh thu, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích để phát hiện những gian lận, sai sót trọng yếu trong ghi nhận doanh

thu. Kiểm toán viên có thể so sánh sản lượng bán ra được xác định từ doanh thu bán hàng (doanh thu bán hàng/giá bán đơn vị) với quy mô, công suất của doanh nghiệp. Số lượng sản lượng bán ra vượt quá công suất của doanh nghiệp gợi ý cho kiểm toán viên về khả năng khai khống doanh thu. Kiểm toán viên sẽ phải thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết để xác định chính xác nguyên nhân.

2.3.3. Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Thủ tục phân tích cần được thực hiện tại giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Trong các bước công việc được lập trình trong phần mềm Exporer, thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh kết quả với năm trước, phát hiện những xu hướng bất thường cần được điều tra làm rõ; xem xét báo cáo tài chính đã phù hợp trên quy mô tổng thể chưa?

Mục đích của việc thực hiện thủ tục phân tích nhằm đánh giá những xu hướng, khoản mục bất thường trong báo cáo tài chính đã kiểm toán chưa được giải thích hợp lý và xem xét báo cáo tài chính đã được trình bày phù hợp với kết quả các thủ tục kiểm toán, với dự đoán của các kiểm toán viên về công việc kinh doanh của khách hàng hay chưa. Ví dụ, những thay đổi trong tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả có thể được chấp nhận khi kiểm toán riêng lẻ nhưng khi kết hợp với nhau sẽ gây ra biến đổi lớn trong vốn hoạt động.

Theo đó, thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên chắc chắn báo cáo tài chính được trình bày hợp lý trên quy mô tổng thể. Thủ tục phân tích cũng giúp kiểm toán viên đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Tóm lại, thủ tục phân tích được thực hiện trong tất cả các bước của quy trình kiểm toán, nhưng trong mỗi bước có sự khác nhau, có thể tóm lược theo bảng:

Bảng 2: So sánh thủ tục phân tích trong các bước kiểm toán

Lập kế hoạch Thực hiện Kết thúc

Thủ tục

phân tích Phân tích ban đầu Phân tích cụ thể Phân tích cuối cùng Mục tiêu

- Đánh giá rủi ro

- Hiểu biết về khách hàng

Thu thập bằng chứng

Đảm bảo báo cáo tài chính được trình bày hợp lý

Thông tin sử dụng

Bản nháp, thông tin chưa kiểm toán

Thông tin chưa kiểm toán, thông tin đã kiểm toán

Thông tin đã kiểm toán

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH GRANT THORNTON việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w