2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
a. Nước mặt
Thị trấn Tân Uyên có nguồn nước mặt khá dồi dào từ các con suối. Trên địa bàn thị trấn có hệ thống mạng lưới các con suối khá dày đặc, có các con suối lớn là: Suối Nậm Pầu, suối Nà Cóc, suối Nậm Chăng To, suối Chăng Luông, suối Nậm Giàng, suối Tát Xôm, suối Nậm Chăng, suối Nậm Pe, suối Chạm Cả…
Theo báo cáo của Trung tâm Nước sinh hoạt (NSH) và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh, đến hết năm 2012 thị trấn có 73% dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh; 43% số hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn TC08. Về cấp nước và vệ sinh cho các cơ sở công cộng: Trường học được cấp nước và có nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 85%; trạm y tế xã được cấp nước và có nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 89%; số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh đạt 42,5%... Ông Trần Văn Cảnh, Phó Giám đốc Trung tâm NSH&VSMTNT tỉnh, cho biết: Kết quả trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh của người dân nông thôn trên địa bàn thị trấn. Vẫn còn hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo chưa được tiếp cận các dịch vụ về nước hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân nông thôn dần được nâng lên thì chất thải sinh hoạt hằng ngày cũng nhiều lên.
Trong khi, quỹ đất ở ngày càng thu hẹp, rác thải chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều địa phương đã tổ chức thu gom rác thải, song tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom vẫn còn rất thấp. Công tác xã hội hóa việc cung cấp nước sạch, xử lý
NS&VSMTNT dù đã phát động, đẩy mạnh nhưng chưa thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức xã hội tham gia. Bên cạnh đó ở những vùng, khu vực đã đầu tư xây dựng các công
trình cấp nước, công trình vệ sinh nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững; ý thức cộng đồng tham gia bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng công trình còn hạn chế, còn tâm lý ỷ lại, trông trờ vào đầu tư của nhà nước.
Để khắc phục tình trạng này, năm 2013 ngoài việc củng cố, duy trì hoạt động các công trình cấp NSH hợp vệ sinh, thị trấn tập trung thực hiện tốt các dự án để đạt mục tiêu 77%
dân số nông thôn được sử dụng NSH hợp vệ sinh, trong đó 36% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế; có 50% số hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn TC08. Về cấp nước và vệ sinh cho các cơ sở công cộng: tăng thêm 3 trường học, nâng tỷ lệ trường học được cấp nước và vệ sinh lên 90%; số trạm y tế xã được cấp nước và có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng thêm 4 trạm, nâng tỷ lệ trạm y tế được cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh bằng 92%; số chuồng trại được xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh lên 42% số hộ chăn nuôi. Tổng nguồn vốn cho Chương trình NS&VSMTNT năm 2013 là 6.631 triệu đồng, trong đó, vốn Trung ương là 4.210 triệu đồng, vốn ngân sách thị trấn là 2.421 triệu đồng.
Trên cơ sở kế hoạch thực hiện, Trung tâm NSH&VSMTNT tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành tập trung tăng cường cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh; đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân. Đáng chú ý, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước cho các vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên hạn hán, khó khăn về nguồn nước; vùng nguồn nước bị ô nhiễm. Đồng thời, đa dạng hóa các loại hình công nghệ cấp nước và vệ sinh thích hợp, cũng như công tác quản lý, khai thác và sử dụng công trình sau đầu tư đã được nhiều địa phương áp dụng và sử dụng hiệu quả, bền vững. Trong đó ưu tiên các giải pháp công nghệ phục vụ cho các đối tượng nghèo, đồng bào thiểu số, những vùng dân cư tập trung, tận dụng các công trình cấp nước hiện có để nâng cấp và mở rộng,tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư; kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ các dự án cấp nước; nâng cao chất lượng nguồn nước cung ứng; có biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt; tăng số lượng người dân sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch...
Về chất lượng nguồn nước mặt không có dấu hiệu ô nhiễm. Nước đủ dùng cho sinh hoạt tưới tiêu.
b. Nước dưới đất
Tình hình khai thác nước dưới đất của thị trấn Tân Uyên
Theo báo cáo mới đây của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tân Uyên cho thấy: Nước dưới đất ở thị trấn Tân Uyên được khai thác để phục vụ ăn uống sinh hoạt và sản xuất là chủ yếu và việc khai thác nước dưới đất ở thị trấn hiện nay được tiến hành bằng các hình thức chủ yếu như: giếng đào, mạch lộ với các quy mô khác nhau.
• Giếng đào: Giếng đào có chiều sâu không lớn và quy mô công trình cũng không lớn, tập trung chủ yếu ở các hộ dân phục vụ cho ăn uống sinh hoạt là chính. Chiều sâu các giếng đào phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa hình và địa chất thuỷ văn. Độ sâu các giếng đào phổ biến từ 10 - 20 m.
• Các công trình khai thác mạch lộ: Nước mạch lộ trên địa bàn thị trấn được xuất lộ từ các hang, khe nứt sườn núi với lưu lượng không lớn chỉ từ 2 - 4 l/giây. Nước mạch lộ được khai thác chủ yếu chỉ phục vụ cho ăn uống sinh hoạt. Nước mạch lộ trong, không mầu, không vị, nhân dân lấy nước về sử dụng trực tiếp. Trong những năm gần đây để đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân, Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều công trình khai thác nước tập trung cho các vựng đông dân, các cụm dân cư làng, bản để thay thế cho các nguồn nước tự nhiên chưa hợp vệ sinh.
Bảng 4.2: Thực trạng sử dụng nguồn nước và công trình hợp vệ sinh trên địa bàn thị trấn Tân Uyên
Tên công trình Số lượng %
1. Nguồn nước 2036 100
1.1 Nước máy 1154 56.68
1.2 Giếng khoan hợp vệ sinh 0 0
1.3 Giếng đào hợp vệ sinh 697 34.23
1.4 Nguồn nước khác 185 9.09
2. Công trình vệ sinh 2036 100
2.1 Hố xí tự hoại 1138 55.89
2.2 Hố xí thấm dội hợp vệ sinh 158 7.76
2.3 Hố xí hai ngăn hợp vệ sinh 262 12.87
2.4 Hố xí vệ không hợp vệ sinh 478 23.48
(Nguồn: Trạm y tế thị trấn Tân Uyên)
Qua thấy trong số 2036 hộ gia đình sử dụng nguồn nước trên địa bàn Thị trấn Tân Uyên thì có1154 gia đình dùng nước máy chiếm 56.68%; 697 giếng đào hợp vệ sinh chiếm 34.23% còn lại là 185 hộ sử dụng các nguồn nước khác như nước suối nước khe chưa đạt vệ sinh chiếm 9.09%. Như vậy có thể thấy là phần lớn các hộ gia đình được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, tuy nhiên vẫn còn có 9.09 các hộ gia đình sử dụng các nguồn nước chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bên cạnh đó là việc sử dụng các công trình vệ sinh. Qua bảng trên có thể thấy trong tổng số 2036 hộ gia đình thì số hộ sử dụng các hố xí không hợp vệ sinh là khá lớn với 478 hộ chiếm 23.48%.
Bảng 4.3: Kết quả phân tích vi sinh vật trong nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Tân Uyên
Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Giới hạn cho phép tối đa
Kết quả
I II
Coliform tổng số
CFU/100ml TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1-2000)
50 150 0
Ecoli CPU/100ml TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1-2000)
0 20 0
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Uyên) Từ kết quả trên cho thấy: Nếu so sánh với tiêu chuẩn 6772 – 2000
Hầu như toàn bộ nước thải sinh hoạt tại các nguồn phát sinh chỉ xử lý sơ bộ tại chỗ thông qua hệ thống bể tự hoại, sau đó đổ thẳng vào nguồn tiếp nhận (các ao, hồ, kênh, mương thoát nước của huyện). Tuy nhiên, các bể tự hoại sử dụng trên địa bàn được xây dựng từ lâu chưa đạt tiêu chuẩn nên hàm lượng các chất ô nhiễm sau khi đổ từ bể phốt ra khá cao, mặt khác hệ thống cống thoát nước xuống cấp nghiêm trọng, có khu vực nước
cống được thải trực tiếp ra suối và hồ ao khiến cho cuộc sống của các hộ dân gặp nhiều rắc rối do nước bốc mùi hôi thối, và ruồi muỗi thì phát triển mạnh, trời mưa to nước tràn ra lênh láng trên mặt đường. Để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt, chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước thải sinh hoạt tại các vị trí khác nhau trên địa bàn thị trấn sau đó hoà lẫn vào nhau rồi đem phân tích.
Hiện trạng chất lượng nước dưới đất của thị trấn
Bảng 4.4. Chất lượng nước dưới đất của thị trấn Tân Uyên
TT Thông số Đơn
vị
Kết quả QCVN09:20 08/BTNMT Tháng 4 Tháng 10
1 pH - 6,84 6,93 5,5 – 8,5
2 Tổng chất rắn (TDS) Mg 270 275 1500
3 Chất rắn lơ lửng mg/l 4 5 -
4 Oxy hòa tan(DO) mg/l 3,5 5,5 -
5 Độ đục mg/l 6 6 -
6 CaCO3 mg/l 135 167 500
7 Cl- mg/l 12 13 250
8 SO42- mg/l 1,18 0,12 400
9 Cr6+ mg/l KPHĐ KPHĐ 0,05
10 Zn mg/l 0,004 0,003 3,0
11 Hg mg/l KPHĐ KPHĐ 0,001
12 CN- mg/l KPHĐ KPHĐ 0,01
13 Phenol mg/l KPHĐ KPHĐ 0,001
14 Amonia tính theo N(NH3-N)
mg/l 0,33 0,03 0,1
15 Nitrat tính theo N(NO3-)
mg/l 2,74 2,72 15
16 Nitrit tính theo N(NO2-N)
mg/l 0,04 0,005 1
17 Phôt phat (PO43-) mg/l 0,03 0,014 -
18 Sắt (Fe) mg/l 0,22 0,20 5
19 Man gan (Mn) mg/l 0,10 0,01 0,5
20 Chì (Pb) mg/l KPHĐ KPHĐ 0,01
21 Asen (As) mg/l <0,003 <0,001 0,05
22 Cadimi (Cd) mg/l KPHĐ KPHĐ 0,005
(Theo kết qủa quan trắc môi trường nước ngầm thị trấn Tân Uyên 2011 của công ty cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường Hà Nội)
Qua kết quả quan trắc ta có thể thấy trong các chỉ tiêu phân tích có hàm lượng Amonia tính theo N(NH3-N) quan trắc vào tháng 4 là 0.33mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép là 0.23mg/l nhưng trong đợt quan trắc tháng 10 là 0.03mg/l đạt tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu khác như cadimi, asen, sắt mangan…đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Nhìn chung chất lượng nước ngầm của thị trấn vẫn chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
2.2.2.2. Thực trạng môi trương đất
Theo phân tích mới nhất của công ty cổ phần kỹ thuật và môi trường Hà Nội tới thị trấn Tân Uyên ta có kết quả như sau:
Bảng 4.5. Kết quả phân tích môi trường đất
TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
LCH01/Đ9
1 pHH2O - 6,70
2 pHKCL - 5,93
3 HCO3 mg/kg 20,6
4 K2O5 mg/kg 0,39
5 Tổng hữu cơ mg/kg 2,76
6 Pb mg/kg 3,15
7 Cd mg/kg 0,004
8 Hg mg/kg KPHĐ
9 As mg/kg 0,21
10 Fe mg/kg 55,3
11 Cu mg/kg 13,8
12 Zn mg/kg 16,2
13 Cr mg/kg 0,007
14 Mn mg/kg 83,5
15 Colifform mg/kg 42
16 Tổng P mgP2O5/kg 0,16
17 EC mS/cm 0,20
18 TDS mg/kg 336
19 NH4+ mg/kg 0,33
20 NO3- mg/kg 0,27
21 P2O5 mg/kg 32,4
22 Cl- mg/kg <0,005
23 Na mg/kg 0,16
24 Tổng muối hòa tan
mg/kg 318
25 Ca2+ mg/kg 6,13
26 Mg2+ mg/kg 4,32 27 Hóa chất BVTV
cơ Clo
mg/kg <0,0001
( Theo kết quả quan trắc môi trường đất thị trấn Tân Uyên 2011 của công ty cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường Hà Nội)
Kết luận: Nhìn chung chất lượng môi trường đất trên địa bàn thị trấn cũng tương đối ổn định. Chưa có biểu hiện ô nhiễm do phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp của chúng ta hiện nay luôn tiềm ẩn những nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường đất. Ví dụ:
- Ô nhiễm do sử dụng phân bón hoá học: Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu quả phân bón thấp, hàm lượng đạm; hàm lượng Kali và hàm lượng lớn dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như: K2SO4, (NH4)2SO4, KCl, Super phôtphat cũng tồn dư axit đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như Al3+, Fe3+, Mn2+, giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
- Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật: Hóa chất bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật, tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước, tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất.
2.2.2.3. Thực trạng môi trường không khí và tiếng ồn a. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Tại thị trấn có khu chế biến chè Than Uyên và có 18 hộ gian đình chế biến chè với 58 máy sao chè đây là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí.
Cùng với một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí như:
- Cháy rừng
- Đốt nhiên liệu trong sinh hoạt
- Hoạt động của các phương tiện giao thông b. Chất lượng không khí một số khu vực
Tổng hợp các số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh ở thị trấn Tân Uyên.
Trong thời gian qua đã có rất nhiều báo cáo và đề tài tiến hành quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh ở thị trấn, dưới đây là trích dẫn các số liên quan trắc do công ty cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường tổng hợp.
Chất lượng không khí khu xăng dầu số 6.
Bảng 4.6 : Kết quả phân tích môi trường không khí khu xăng dầu số 6
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Tháng TC-3733-
2002/BYT- 4-5 9-10 QĐ
1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,25 0,24 8
2 PM10 mg/m3 0,031 0,024 4
3 Ô Zôn (O3) mg/m3 KPHĐ KPHĐ -
4 NO2 mg/m3 0,08 0,07 10
5 NO mg/m3 0,10 0,08 20
6 CO mg/m3 2,43 2,36 40
7 H2S mg/m3 0,002 0,001 10
8 Pb mg/m3 0,01 0,01 0,1
( Theo kết quả quan trắc môi trường không khí thí trấn Tân Uyên 2011 của công ty cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường Hà Nội)
Chất lượng không khí khu chế biến chè Tân Uyên
Bảng 4.7 . Kết quả phân tích môi trường không khí khu chế biến chè Tân Uyên
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Tháng TC-3733-
2002/BYT- 4-5 9-10 QĐ
1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,33 0,30 8
2 PM10 mg/m3 0,05 0,04 4
3 Ô Zôn (O3) mg/m3 KPHĐ KPHĐ -
4 NO2 mg/m3 0,10 0,07 10
5 NO mg/m3 0,13 0,10 20
6 CO mg/m3 3,21 3,12 40
7 H2S mg/m3 0,001 0,001 10
8 Pb mg/m3 0,001 0,001 0,1
( Theo kết quả quan trắc môi trường không khí thí trấn Tân Uyên 2011 của công ty cổ phần kĩ thuật và phân tích môi trường Hà Nội)
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chúng ta có thể nhận thấy, chất lượng môi trường trên địa bàn thị trấn Tân Uyên đã có dấu hiệu của ô nhiễm. Nhưng đã có những biện pháp giảm thiểu do đó chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực thị trấn đã có chiều hướng tốt hơn, chất lượng không khí đã được cải thiện.
2.2.2.4. Thực trạng chất thải rắn
Là một huyện mới được thành lập cho nên vấn đề về thu gom rác thải còn găp nhiều khó khăn. Trung bình một ngày mỗi người dân thải ra 0,47 kg chất thải, ở các xã và các tiểu khu số lượng dân cư càng đông thì lượng rác thải ra càng lớn. Rác thải hàng ngày được các nhân viên của công ty môi trường đi thu gom và tập kết tại các điểm tập kết rác ở mỗi tiểu khu và mỗi xã. Riêng khu vực chợ trung tâm thị trấn, lượng rác thải ra mỗi ngày là rất lớn. Do có nhiều loại hình dịch vụ, kinh doanh khác nhau trong khu vực chợ nên thành phần rác thải phong phú, rác thì không được tập chung vào 1 điểm mà cả người mua và người bán tiện đâu thì vứt đấy nên sau mỗi một ngày rác thải bừa bãi khắp khu vực chợ gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn mà dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.
a. Phát sinh chất thải
Bảng 4.9: Lượng rác tại các trường học, bệnh viện
STT Hình thức Số lượng Khối lượng
Kg/ngày Tấn/ năm
1 Mầm non 3 227.5 83.04
2 Tiểu học 3 208.7 76.18
3 PTCS 2 179.9 65.66
4 PTTH 2 258.2 94.24
5 Trung tâm y tế
huyện
1 189.9 69.31
6 Cơ quan 20 156.3 57.05
(Nguồn UBND Thị Trấn Tân Uyên)[17]
Số trường học trên địa bàn thị trấn không nhiều nhưng là trung tâm của huyện nên tập trung rất nhiều học sinh từ cấp tiểu học cho đến học sinh trung học phổ thông. Chính vì vậy mà lượng rác thải trường học là khá nhiều. Có thể thấy ngay trên bảng số liệu trên.
Có 3 trường mẫu giáo nhưng trung bình mỗi ngày ba trường này thải ra 227.5 kg rác thải, 3 trường tiểu học trung bình mỗi ngày thải ra 208.7 kg rác, trường phổ thông cơ sở thải ra 179.9 kg rác, trường PTTH thải ra 258.2 kg rác. Thành phần rác thải của đối tượng này thường là túi nilon, nhựa và chủ yếu là giấy. Chính vì vậy có thể tận dụng loại rác này để tái chế. Việc làm này rất có ý nghĩa với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu và nó còn đem lại lợi ích về kinh tế to lớn.
Trung tâm y tế Tân Uyên nằm trong thị trấn Tân Uyên nhưng vì nằm ở trung tâm của huyện nên lượng bệnh nhân hàng ngày đến khám chữa bệnh là rất đông. Không chỉ rác thải của trung tâm mà đóng góp thêm là rác thải của những dịch vụ mọc trong trung tâm và đặc biệt là bên ngoài, đó là những hàng ăn, quán nước giải khát, quầy hàng tạp hóa,vv... Lượng rác thải thải ra hàng ngày chỉ tính riêng bệnh viện là 189.9 kg và mỗi năm trung tâm sẽ thải ra 57.05 tấn. Đây là phấn rác thải sinh hoạt không độc hại được trung tâm thuê công ty môi trường thu gom và vận chuyển vào bãi tập kết rác.
Có 20 cơ quan đóng trên địa bàn của thị trấn, lượng rác thải của khối cơ quan thải ra hàng ngày là 156.3kg và 57.05 tấn/năm. Thành phần của rác thải của khối các cơ quan thải ra cũng tương tự như rác thải của các trường học