PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản lý môi trường tại huyện tân uyên – tỉnh lai châu (Trang 48 - 55)

2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

2.2.3. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường ở thị trấn Tân Uyên nói riêng và huyện tân Uyên nói chung đã được các cấp, các ngành ở địa phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao, đầu tư nguồn vốn lớn phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường, hàng tỷ đồng đã được huyện đầu tư cho việc lập bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, hỗ trợ kinh phí cho hợp tác xã dịch vụ môi trường

Các xã/thị trấn nằm dọc quốc lộ 32 tập trung nhiều cơ quan, trường học, cơ sở y tế, thuận lợi cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải.

Đội ngũ cán bộ công ty môi trường và những người có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại huyện Tân Uyên có tinh thần trách nhiệm cao, không quản ngại khó khăn, vất vả và tính chất độc hại của công việc.

Trong từng hộ gia đình nhận thức của người dân về công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải ngày càng được nâng cao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và công tác quản lý, tuyên truyền của địa phương. Người dân đã tự giác hợp tác với chính quyền địa phương bằng mọi hình thức làm giảm thiểu khả năng ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chương trình về môi trường.

Trong những năm gần đây, đời sống văn hóa tinh thần của người dân huyện Tân Uyên đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt: tất cả các xã/thị trấn đều được phủ sóng phát thanh và truyền hình, tại các xã/thị trấn đã có hội trường để tổ chức sinh hoạt chung và phục vụ cho hoạt động văn hóa thông tin. Đây là điều kiện tốt cho công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức môi trường nói chung.

2.2.3.2. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo vệ môi trường

a. Giải pháp về nhân sự

- Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác BVMT từ cấp huyện đến cấp xã. Đối với cấp huyện, biên chế từ 2 tới 3 cán bộ; cấp xã -Thị trấn 1 cán bộ hợp đồng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường (theo hướng dẫn tại thông tư số 70/2008/TTLT-BTC- BTNMT ngày 24/7/2008 “về việc hướng dẫn kinh phí hoạt động của tổ chức, bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về BVMT”).

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về quản lý và BVMT.

Cung cấp đầy đủ các tài liệu về công tác QLMT như: luật BVMT, các nghị định, thông tư có liên quan v.v.

b. Truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường

- Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về môi trường: Hàng tháng, hàng tuần thực hiện tuyên truyền, phát thanh về môi trường và sức khỏe, tác động của ô nhiễm môi trường tới cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, tuyên truyền về luật BVMT v.v..

- Thay đổi thói quen ứng xử với môi trường của người dân, giúp người dân hiểu được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn cảnh quan và môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân hạn chế tới mức tối đa việc làm phát sinh nguồn ô nhiễm môi trường.

- Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường (QLMT), trong nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá kết quả. Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt động.

c. Giải pháp khoa học - công nghệ

Các giải pháp công nghệ đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ quản lý của địa phương là một trong những biện pháp khả thi trong việc xử lý rác thải tại các hộ gia đình giải quyết vấn đề thiếu mặt bằng xây dựng các khu xử lý rác thải tập chung trên địa bàn thị trấn:

- Kỹ thuật phân loại: phân loại tại nguồn phát sinh thành 2 loại: rác hữu cơ và rác vô cơ.

- Công nghệ xử lý rác hữu cơ để thu hồi phân bón: chôn lấp luân chuyển, ủ tự nhiên kết hợp đảo trộn, ủ yếm khí theo phương pháp truyền thống, hố rác di động xử lý tại gia đình.

- Xử lý rác vô cơ: chôn lấp hợp vệ sinh.

- Lắp song chắn rác cho các cống thoát nước, xử lý nước thải sơ bộ bằng cát, than củi.

- Mở rộng mô hình hợp tác xã môi trường để thực hiện việc thu gom rác thảii trên toàn bộ Thị trấn.

- Vận động nhân dân xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế tác động của hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Thị trấn tới môi trường.

- Huy động nguồn tài chính từ nhân dân Thị trấn, tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính từ nguồn ngân sách tỉnh, các doanh nghiệp,v.v. để xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của khu dân cư.

- Sử dụng nguồn ngân sách đầu tư xây dựng bãi rác Thị trấn hợp tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

- Sử dụng thùng rác tại những nơi công cộng như: trường học, chợ, cơ quan v.v…

- Sử dụng chế phẩm sinh học trong xư lý sơ bộ rác thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường trồng cây xanh quanh chợ, trường học, các cơ quan v.v…để cải tạo cảnh quan đô thị.

d. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn dân và phải được toàn dân tham gia mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, đa số người dân chưa nhận thức hết được những tác hại và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của huyện Tân Uyên cần thực hiện là xây dựng và triển khai chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ môi trường

Mục tiêu cần đạt

- Nâng cao nhận thức, kiến thức của toàn xã hội về vai trò công bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Xây dựng quyền hạn, trách nhiệm của các cấp và cộng đồng dân cư trong công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện phổ yên.

Nội dung thực hiện

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tác hại của đổ rác bừa bãi và xử lý rác không hợp vệ sinh, xả thải nguồn nước ô nhiễm không qua xử lý và việc thải vào bầu khí quyển các chất thải độc hại.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong quản lý môi trường chung cho cán bộ cấp quản lý cấp huyện, xã/thị trấn.

- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung.

- Đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật xử lý sơ bộ nguồn rác thải, nước thải quy mô cấp huyện, xã, hộ gia đình.

- Hướng dẫn biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

- Đào tạo chuyên môn cho cán bộ chuyên trách môi trường cấp huyện, xã để giám sát và hướng dẫn người dân tự bảo vệ môi trường sống của mình.

Phương pháp thực hiện

Giáo dục trong nhà trường

- Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng vào trong các chương trình ngoại khóa trong trường học. Tiến tới có thể là môn học bắt buộc trong nhà trường.

- Mở các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và công tác quản lý môi trường của địa phương.

- Thường xuyên tổ chức chương trình kế hoạch nhỏ cho học sinh như:

- Khen thưởng cho những thành viên có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường.

- Đội ngũ giáo viên phải là nhũng người tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường trong nhà trường.

Giáo dục trong xã hội

- Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí về diễn biến môi trường trên thế giới, Việt Nam và địa phương.

- Phát tờ rơi đến các hộ gia đình, treo tranh ảnh, pano, áp phích tại các tụ điểm dân cư.

- Tổ chức các buổi mít tinh, diễu hành tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng được đội ngũ truyền thông chuyên môn.

- Tổ chức tham quan, học hỏi các địa phương làm tốt công tác quản lý chất thải rắn.

e. Xây dựng cơ chế chính sách Mục tiêu cần đạt

- Xây dựng được cơ chế quản lý môi trường thống nhất trên địa bàn huyện làm cơ sở cho việc triển khai đồng bộ ở cấp xã/thị trấn đảm bảo công khai và công bằng.

- Có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động.

Nội dung thực hiện

- Xây dựng các quy định về quản lý môi trường thống nhất trên địa bàn huyện trong đó nêu rõ các nội dung về quản lý môi trường, trách nhiệm của các cấp và cộng đồng dân cư trong công tác quản lý môi trường.

- Triển khai thực hiện nghiêm nghị định 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện phổ yên.

- Lập ra hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn.

- Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thu gom, xử lý rác thải và xử lý các nguồn nước ô nhiễm: Hỗ trợ trực tiếp để mua trang thiết bị xử lý, có chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất ưu đãi và các chế độ khác.

- Hướng dẫn xây dựng các hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, nước thải.

- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc việc quản lý các phương tiện giao thông như:

Xử phạt các trường hợp xe chở đất cát đi lại trên địa bàn mà không được che chắn kỹ làm cho đất cát roi ra đường gây ô nhiễm bụi cho môi trường.

Biện pháp thực hiện

- Phòng tài nguyên và môi trường huyện phổ yên chủ trì cùng với UBND thị trấn quản lý chặt chẽ công tác quản lý môi trường trên địa bàn bằng các văn bản.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng và các chuyên gia xây dựng các quy định về quản lý môi trường, quy định về mức thu phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn và giám sát thực hiện đến các địa phương hàng năm tổng kết, đánh giá hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường.

f. Xây dựng và củng cố tổ chức dịch vụ thu gom rác thải Mục tiêu cần đạt

- Hình thành các tổ dịch vụ môi trường đến từng cấp cơ sở hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, đảm bảo thu gom 50 -70% khối lượng rác thải.

Nội dung thực hiện

- Củng cố hợp tác xã dịch vụ môi trường Tân Uyên đảm bảo đủ năng lực vận chuyển 50 -70% khối lượng rác thải của các xã trong vùng quy hoạch, quản lý vận hành khu xử lý rác thải tập trung của huyện.

- Thành lập các tổ thu gom tự quản trong từng tiểu khu đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ môi trường và thu gom rác thải đến các điểm tập kết.

Biện pháp thực hiện

- Phòng tài nguyên và môi trường huyện Tân Uyên cùng UBND thị trấn xây dựng quy trình thành lập các tổ thu gom tự quản, hướng dẫn để các tiểu khu và các thôn trên địa bàn thị trấn triển khai thực hiện.

- Phòng kinh tế kết hợp phòng tài nguyên và môi trường xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động của hợp tác xã dịch vụ môi trường Phổ Yên từ ngân sách của huyện.

- UBND thị trấn xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các hoạt động của tổ thu gom tự quản từ ngân sách của địa phương.

- Nâng cao mức thu phí và tỷ lệ thu phí để cân đối thu chi cho hoạt động của các tổ chức dịch vụ thu gom rác thải.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác quản lý môi trường tại huyện tân uyên – tỉnh lai châu (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w