Mức độ bền vững của các hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên sẽ được đánh giá dựa vào 23 tiêu chí du lịch bền vững của Hiệp hội du lịch thế giới (UNWTO).
Các tiêu chí đánh giá du lịch bền vững này gói gọn trong 4 phần sau: Quản lý hiệu quả và bền vững; Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng
đồng địa phương; Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực; Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực.
Các hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên sẽ được đánh giá và cho điểm theo mức độ bền vững trong các bảng 4.4, 4.5, 4.6 tương ứng với 3 phần của các tiêu chí du lịch bền vững là : Quản lý hiệu quả và bền vững; Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương; Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực.
Bảng 4.4: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực quản lý hiệu quả và bền vững
STT Tiêu chuẩn Trọng
số
Điểm ĐG
Tổng điểm ĐG
1
Cty du lịch cần có hệ thống quản lý bền vững, phù hợp quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn.
0.2 2 0.4
2 Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan
trong khu vực và quốc tế. 0.225 3 0.675
3
Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn.
0.15 2 0.3
4 Cần đánh giá sự hài lòng của du khách để có các
biện pháp điều chỉnh phù hợp. 0.125 2 0.25
5 Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những
điều không có trong chương trình kinh doanh. 0.05 3 0.15
6
Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng:
i. Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương.
ii. Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa
0.175 4 0.7
địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được.
iii. Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương.
iv. Đáp ứng nhu cầu của cá nhân có nhu cầu đặc biệt.
7
Cung cấp thông tin cho khách về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương, di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điềm di sản văn hóa.
0.075 3 0.225
Tổng 1 2.7
Bảng 4.5: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương
STT Tiêu chuẩn Trọng
số
Điểm ĐG
Tổng điểm ĐG 1 Cty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát
triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng:
xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước.
0.225 3 0.675
2 Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo, kể cả vị trí quản lý.
0.15 4 0.6
3 Các dịch vụ, hàng hóa của địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi có bất kỳ nơi nào có thể.
0.1 3 0.3
4 Cty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững dựa trên đặc thù về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (đặc sản, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các nông sản)
0.1 4 0.4
5 Thiết lập hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng địa phương và có sự đồng ý, hợp tác của cộng địa phương đó.
0.2 2 0.4
6 Doanh nghiệp phải tuân theo các chính sách về việc khai thác lao động, đặc biệt là đối với trẻ em và trẻ vị thành niên, kể cả các hành vi xâm phạm tình dục.
0.05 3 0.15
7 Đối xử công bằng đối với lao động phụ nữ, người dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý. Đồng thời hạn chế lao động trẻ em.
0.05 4 0.2
8 Tuân thủ pháp luật quốc tế và quốc gia về bảo vệ lao động và chi trả lương đầy đủ.
0.05 5 0.25
9 Các hoạt động của cty không được gây ảnh hưởng đến nguồn nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng dân cư các khu vực lân cận.
0.075 3 0.225
Tổng 1 3.2
Bảng 4.6: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực.
STT Tiêu chuẩn Trọng
số
Điểm ĐG
Tổng điểm ĐG 1 Tại các điểm du lịch nên có các bảng hướng dẫn
và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử để hạn chế tác động tiêu cực của du khách.
0.3 3 0.9
2 Các hiện vật lịch sử, các di tích khảo cổ học không được mua bán, trao đổi, trưng bày…, phải được cấp phép và quản lý bằng quy định pháp luật.
0.225 4 0.9
3 Đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các di sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương.
0.275 5 1.375
4 Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.
0.2 5 1
Tổng 1 4.175
Lĩnh vực gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ các tác động tiêu cực được chia thành 3 phần sau: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu ô nhiễm; bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Đánh giá tính bền vững trong lĩnh vực này cho các hoạt động du lịch sinh thái được thể hiện trong các bảng 4.7, 4.8, 4.9.
Bảng 4.7: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo yêu cầu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
STT Tiêu chuẩn Trọng
số
Điểm ĐG
Tổng điểm ĐG 1 Ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi
trường như: vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng;
0.3 3 0.9
2 Hạn chế sử dụng các sản phẩm tiêu dung khó phân hủy;
0.25 2 0.45
3 Tính toán mức tiêu thụ năng lượng và các tài nguyên khác, giảm thiểu mức tiêu thụ, khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh;
0.225 3 0.825
4 Kiểm soát mức sử dụng nước sạch, nguồn nước và tiết kiệm nước
0.225 3 0.675
Tổng 1 2.85
Bảng 4.8: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm.
STT Tiêu chuẩn Trọng
số
Điểm ĐG
Tổng điểm ĐG 1 Kiểm soát lượng khí thải, thay đổi công nghệ sản
xuất, hạn chế hiệu ứng nhà kính;
0.15 1 0.15
2 Xử lý triệt để và tái sử dụng nguồn nước thải sinh hoạt;
0.25 2 0.5
3 Xử lý chất thải rắn, hạn chế chất thải rắn không thể tái sử dụng và tái chế.
0.25 3 0.75
4 Hạn chế và quản lý chặt việc sử dụng các hóa chất độc hại: thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy… thay thế bằng sản phẩm không độc hại
0.225 2 0.225
5 Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, xói ṃn, chất phá hủy tầng ozôn nhiễm không khí, đất
0.175 2 0.35
Tổng 1 1.975
Bảng 4.9: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.
STT Tiêu chuẩn Trọng
số
Điểm ĐG
Tổng điểm ĐG 1 Động vật hoang dã được mua bán, trưng bày phải
tuân theo quy định và cho phép của pháp luật.
0.175 4 0.7
2 Không được bắt giữ các sinh vật hoang dã, ngoại trừ là hoạt động điều hòa sinh thái và được các tổ chức có thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc chúng.
0.25 3 0.75
3 Sử dụng các sinh vật bản địa để trang trí và tôn tạo cảnh quan. Phòng ngừa sinh vật ngoại lai xâm lấn.
0.15 4 0.6
4 Ủng hộ các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao.
0.225 5 1.125
5 Hạn chế các tác động có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của quần xã sinh vật. Đồng thời phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái bằng các khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.
0.2 3 0.6
Tổng kết các đánh giá bền vững các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ các tác động tiêu cực trong bảng 4.10 ta có được kết quả như sau:
Bảng 4.10: Đánh giá mức độ bền vững các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ các tác động tiêu cực.
STT Tiêu chuẩn Trọng
số
Điểm ĐG
Tổng điểm ĐG
1 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; 0.4 2.85 1.14
2 Giảm thiểu ô nhiễm; 0.3 1.975 0.5925
3 Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.
0.4 3.775 1.51
Tổng 1 3.2425
Tóm tắt lại các điểm số đánh giá mức độ bền vững các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo các tiêu chí bền vững của UNWTO và được quy đổi ra tỉ lệ phần trăm mức độ bền vững của các hoạt động DLST thể hiện qua biểu đồ 4.4.
Dựa vào kết quả đánh giá mức độ bền vững các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo các tiêu chí du lịch bền vững của UNWTO thì trong lĩnh vực quản lý hiệu quả và bền vững đạt tỉ lệ thấp nhất (54%) so với các lĩnh vực khác. Điều này chứng tỏ năng lực quản lý trong ngành du lịch Phú Yên vẫn còn ở mức trung bình, chưa đáp ứng tốt được các yêu cầu của quản lý hiệu quả và bền vững trong du lịch. Yếu kém về các mặt như: thiếu hệ thống quản lý có thể bao quát được các vấn đề kinh doanh, môi trường, sức khỏe và an toàn; các cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch ít được tập
huấn về ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe và an toàn lao động thể hiện qua ý thức bảo vệ môi trường của người làm du lịch còn kém; Sự hài lòng của du khách kém thể hiện qua số lần quay trở lại điểm du lịch không cao do không tạo được thiện cảm, ấn tượng đẹp trong lòng khách du lịch.
Biểu đồ 4.4.: Biểu đồ đánh giá mức độ bền vững các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo 23 tiêu chí du lịch bền vững của UNWTO.
Mức độ bền vững trong lĩnh vực gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực đạt 83.5% cao nhất so với các lĩnh vực khác. Điều này chứng tỏ các hoạt động DLST của tỉnh Phú Yên có tác động tích cực, mang tính bền vững đối với các di sản văn hóa. Đây là ưu điểm tốt, cần phát huy nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với truyền thống, di sản văn hóa lâu đời của các dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Bên cạnh đó các lĩnh vực lợi ích kinh tế - xã hội & cộng đồng địa phương và lĩnh vực lợi ích môi trường cũng đạt bền vững ở mức 64% và 75.5%. Điều này cho thấy các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên đã dần hướng đến các lợi ích cho kinh tế - xã hội, cho cộng đồng địa phương, đóng góp nguồn ngân sách quan trọng cho tỉnh, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, khuyến khích cộng đồng tham gia vào
cho các hoạt động du lịch. Công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái, hệ động thực vật… được phát triển mạnh tại các khu BTTN Krông Trai, khu BTTN Bắc đèo Cả, khu vực thềm lục địa có các hệ sinh thái san hô, cỏ biển.
Tóm lại, các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên được đánh giá đạt được mức độ bền vững theo các tiêu chí du lịch bền vững của UNWTO. Tuy nhiên, cần phải có các chủ trương, chính sách và các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh công tác quản lý hiệu quả và bền vững cho các hoạt động DLST ở Phú Yên.