4.4. Phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch
4.4.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững DLST của tỉnh Phú Yên thông qua ma trận SWOT
Xác định SWOT cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên.
S
- Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, giáp nhiều tỉnh và thông với biển Đông.
- Có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
- Nét văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa lịch sử đa dạng và phong phú.
- Loại hình du lịch đặc thù khác với những địa bàn khác, đặc biệt du lịch biển – đảo.
- Sự quảng bá rộng rãi về một số khu du lịch ở Phú Yên trên các phương tiện như
W
- Giao thông đi đến các địa điểm du lịch còn khó khăn do chưa hoàn thiện đường xá.
- Chưa hình thành được các tour du lịch mới, hấp dẫn. Hoạt động xúc tiến thông tin du lịch còn kém phát triển, chưa tạo được nét nổi bật riêng.
- Sản phẩm du lịch nghèo nàn, hàng lưu niệm đơn giản, chưa tạo nét đặc trưng riêng.
- Nhân viên ít và thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
internet, báo, đài.
- Tình trạng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt.
- Môi trường không khí trong lành, thoáng mát, rộng rãi.
- Đội ngũ nhân viên làm việc thân thiện nhiệt tình để lại ấn tượng rất tốt cho du khách.
- Vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt bên trong khu du lịch chưa được xử lí triệt để, thiếu sự quản lý
- Cơ sở vật chất chưa tương xứng với tiềm năng, chưa được xây dựng thích hợp nên các khu du lịch thường gặp tình trạng quá tải trong các mùa du lịch như lễ, tết.
O
- Sự quan tâm và hỗ trợ của ban lãnh đạo các cấp huyện và tỉnh.
- Sự đầu tư của các công ty trong và ngoài nước.
- Thị trường khách du lịch đa dạng và phong phú.
- Nhu cầu về DLST ngày càng lớn của khách du lịch.
- Sự phát triển về cơ sở vật chất và sự hoàn thiện của hệ thống giao thông.
- Nguồn nhân lực có chuyên môn về du lịch và DLST ngày càng được đào tạo bài bản và chuyên sâu.
- Thu nhập của người dân Phú Yên ngày càng cao.
T
- Công tác tiếp nhận đơn xin giải quyết và chập thuận cấp thị thực nhập cảnh (visa) còn rắc rối, gây khó khăn cho du khách.
- Sự cạnh tranh du lịch của các tỉnh lân cận, đặc biệt là Khánh Hòa và Bình Định.
- Nhận thức của những người làm du lịch lẫn du khách về bảo vệ môi trường trong khu du lịch chưa cao.
Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Yên, từ đó đề các các chiến lược nhằm tận dụng sức mạnh, thời cơ để phát triển ngành du lịch của tỉnh và khắc phục các điểm yếu, vượt qua thử thách nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch của tỉnh Phú Yên. .
Các chiến lược phát huy thế mạnh để giành lấy cơ hội (S-O)
- Sử dụng vốn đầu tư phát triển mạnh các khu du lịch hiện có, tu bổ các di tích lịch sử và xây dựng các dự án du lịch mới nhằm khai thác tối ưu nguồn tiềm năng hiện có.
- Thực các cuộc khảo sát tâm lý khách du lịch tại các khu du lịch, địa điểm du lịch.
- Liên kết chặt chẽ các ngành có liên quan như giao thông vận tải, thương mại và dịch vụ cùng hợp tác và phát triển cùng với ngành du lịch.
Các chiến lược phát huy thế mạnh để vượt qua thách thức (S-T)
- Phát triển về cơ chế, chính sách của nhà nước và địa phương thuận lợi cho việc xin visa của du khách đến nơi du lịch bằng cách: cấp thị thực tại nơi đến và nhận cấp thị thực qua mạng internet.
- Liên kết phát triển du lịch Phú Yên và du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ thành trung tâm du lịch lớn của cả nước với thế mạnh du lịch biển –đảo: tổ chức năm du lịch quốc gia 2010 với trọng điểm là du lịch biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
- Xây dựng các khu bảo tồn sinh cảnh, phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái: cỏ biển, sản hô, đất ngập nước… Phát triển các hệ thống kiểm soát việc du lịch trong các khu BTTN. Xây dựng “Giải thưởng lớn về du lịch sinh thái” (Grand Prize for Ecotourism) nhằm cổ vũ cho những hoạt động du lịch này.
Các chiến lược tận dụng cơ hội để vượt qua thách thức (O-W)
- Tuyển dụng và đào tạo cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch về chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ hưỡng dẫn viên.
- Xây dựng và phân bố hợp lý các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch:
khách sạn, nhà khách, nhà đón tiếp, trại hè, nhà sàn, trạm dừng chân, …
Các chiến lược không để thách thức làm phát triển điểm yếu (T-W)
- Xây dựng, hình thành các khu du lịch cao cấp với đội ngũ nhân viên địa phương phục vụ chuyên nghiệp: mang nét đặc sắc riêng về tác phong, thái độ phục vụ, trang phục, cách trang trí đồng bộ...
- Xây dựng đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch cho mọi đối tượng có thể
- Đầu tư xây dựng hệ thống đường xá thuận lợi đến các điểm du lịch, tu tạo đường mòn trong núi, rừng, bảo vệ thảm thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống vệ sinh tại các điểm du lịch (đặc biệt tại các vùng núi)…
- Mở các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường trong khu du lịch cho nhân viên, cán bộ. Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng dân cư địa phương đồng thời làm thay đổi hành vi ứng xử của cộng đồng đối với các nguồn tài nguyên hiện có, nhất là đối với các tài nguyên du lịch sinh thái.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển và tăng cường vai trò quản lý của nhà nước tại khu du lịch.
- Xây dựng và sáng tạo ra các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái mới, hấp dẫn:
du lịch tình nguyện, du lịch đi bộ xuyên rừng, du lịch lặn biển, du lịch khám phá hệ sinh thái vùng đất ngập nước, chèo thuyền, cắm trại, …kết hợp với du lịch văn hóa bản địa. Đồng thời thúc đẩy hoạt động xúc tiến thông tin du lịch quảng bá hình ảnh du lịch Phú Yên bằng nhiều hình thức, có chất lượng và hiệu quả cao cho
tham gia.
- Quy hoạch phân vùng các làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch. Sáng tạo các sản phẩm lưu niệm, món ăn đặc sản riêng biệt cho tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện để trưng bày, bán cho du khách làm quà kỉ niệm ở các khu vực thích hợp.
- Xây dựng nhà bảo tàng về truyền thống canh tác, chài lưới, phong tục sống … lâu đời của cư dân địa phương.
Dựa vào các chiến lược được đề ra trong phương pháp phân tích SWOT ta có 15 giải pháp có thể phát triển bền vững DLST tỉnh Phú Yên như sau:
- Giải pháp 1: Sử dụng vốn đầu tư phát triển mạnh các khu du lịch hiện có, tu bổ các di tích lịch sử và xây dựng các dự án du lịch mới nhằm khai thác tối ưu nguồn tiềm năng hiện có.
- Giải pháp 2: Thực các cuộc khảo sát tâm lý khách du lịch tại các khu du lịch, địa điểm du lịch.
- Giải pháp 3: Liên kết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan như giao thông vận tải, thương mại và dịch vụ cùng hợp tác và phát triển với ngành du lịch.
- Giải pháp 4: Tuyển dụng và đào tạo cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch về chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ hưỡng dẫn viên, đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp:
mang nét đặc sắc riêng về tác phong, thái độ phục vụ, trang phục, cách trang trí đồng bộ...
- Giải pháp 5: Xây dựng và phân bố hợp lý các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch: khách sạn, nhà khách, nhà đón tiếp, trại hè, nhà sàn, trạm dừng chân, … - Giải pháp 6: Đầu tư xây dựng hệ thống đường xá thuận lợi đến các điểm du lịch, tu tạo đường mòn trong núi, rừng, bảo vệ thảm thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống vệ sinh tại các điểm du lịch (đặc biệt tại các vùng núi)…
- Giải pháp 7: Mở các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường trong khu du lịch cho nhân viên, cán bộ. Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Giải pháp 8: Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương, làm thay đổi nhận thức và hành vi ứng xử của cộng đồng.
- Giải pháp 9: Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển và tăng cường vai trò quản lý của nhà nước tại khu du lịch.
- Giải pháp 10: Xây dựng và sáng tạo ra các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái mới, hấp dẫn: du lịch tình nguyện, du lịch đi bộ xuyên rừng, du lịch lặn biển, du lịch khám phá hệ sinh thái vùng đất ngập nước, chèo thuyền, cắm trại… kết hợp với du lịch văn hóa bản địa. Đồng thời thúc đẩy hoạt động xúc tiến thông tin du lịch quảng bá hình ảnh du lịch Phú Yên bằng nhiều hình thức, có chất lượng và hiệu quả cao cho các chương trình du lịch sinh thái này.
- Giải pháp 11: Quy hoạch phân vùng các làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch.
Sáng tạo các sản phẩm lưu niệm, món ăn đặc sản riêng biệt cho tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện để trưng bày, bán cho du khách làm quà kỉ niệm ở các khu vực thích hợp.
- Giải pháp 12: Xây dựng nhà bảo tàng về truyền thống canh tác, chài lưới, phong tục sống … lâu đời của cư dân địa phương.
- Giải pháp 13: Phát triển về cơ chế, chính sách của nhà nước và địa phương thuận lợi cho việc xin visa của du khách đến nơi du lịch bằng cách: cấp thị thực tại nơi đến và nhận cấp thị thực qua mạng internet.
- Giải pháp 14: Liên kết phát triển du lịch Phú Yên và du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ thành trung tâm du lịch lớn của cả nước với thế mạnh du lịch biển –đảo: tổ chức năm du lịch quốc gia 2010 với trọng điểm là du lịch biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
- Giải pháp 15: Xây dựng các khu bảo tồn sinh cảnh, phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái: cỏ biển, sản hô, đất ngập nước… Phát triển các hệ thống quan trắc khí tượng, hệ
thống kiểm soát các hoạt động du lịch trong các khu BTTN. Xây dựng “Giải thưởng lớn về du lịch sinh thái”(Grand Prize for Ecotourism) nhằm cổ vũ cho những hoạt động du lịch này.
Trong 15 giải pháp được nêu trên thì các giải pháp có thể thực hiện ngay được bao gồm:
- Giải pháp 2: Thực các cuộc khảo sát tâm lý khách du lịch tại các khu du lịch, địa điểm du lịch.
- Giải pháp 3: Liên kết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan như giao thông vận tải, thương mại và dịch vụ cùng hợp tác và phát triển với ngành du lịch.
- Giải pháp 7: Mở các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường trong khu du lịch cho nhân viên, cán bộ. Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Giải pháp 8: Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng dân cư địa phương đồng thời làm thay đổi hành vi ứng xử của cộng đồng đối với các nguồn tài nguyên hiện có, nhất là đối với các tài nguyên du lịch sinh thái.
- Giải pháp 12: Xây dựng nhà bảo tàng về truyền thống canh tác, chài lưới, phong tục sống … lâu đời của cư dân địa phương.