CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả
4.1.7 Đo lường nghèo qua chỉ số đếm đầu theo phương pháp tiền tệ
Trong đó:
N0 77
P0 = = = 4,39%
N 1755
59
P0 là chỉ số đếm đầu
N0 là tổng số người nghèo
N là tổng số hộ hoặc tổng số dân (khảo sát)
Dựa vào dữ liệu của VHLSS 2012, trích 1755 hộ gia đình được khảo sát ở Tp.HCM, sau đó sử dụng thu nhập bình quân của những hộ gia đình này để so sánh với chuẩn nghèo riêng nhằm xác định người nghèo. Kết quả phân tích cho thấy có 77 hộ gia đình có thu nhập trung bình dưới chuẩn nghèo. Vì vậy, tỷ lệ nghèo theo thu nhập là 4,39%.
4. 1. 6 Tỷ lệ nghèo theo Chỉ số (H) trong phương pháp MPI
Kết quả phân tích cho thấy có 326 hộ gia đình nghèo đa chiều. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo kết quả phân tích chỉ số đếm đầu (H) là 18,57% cao hơn tỷ lệ đếm đầu theo phương pháp tiền tệ.
Chỉ số thiếu hụt trung bình chung (A) cả hai khu vực là 39,38 điểm, chỉ số đếm đầu điều chỉnh (M) là 7,09%.
Bảng 4 – 9 Tỷ số hộ nghèo đếm đầu và tỷ số đếm đầu điều chỉnh của Tp.
HCM chia theo khu vực
Nông thôn Thành thị Chung
Chỉ số đếm đầu người (H) 21.00% 18.08% 18.58%
Số điểm thiếu hụt trung bình (A) (điểm) 40.16 39.23 39.41
Chỉ số đếm đầu điều chỉnh (M) % 8.43 7.09 7.32
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào VHLSS 2012 Tổng số hộ nghèo đa 326
Chỉ số H = = = 18,57%
Tông số hộ khảo sát 1755
60
Kết quả cho thấy chỉ số H và M ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị có 21% dân sống ở khu vưc nông thôn thiếu hụt các chiều với chỉ số thiếu hụt bình quân là 40.16 điểm, tương ứng ở khu vực thành thị các chỉ số này lần lượt là 18,08 % và 39.23 điểm.
Qua kết quả tính nghèo theo phương pháp (MPI) và phương pháp tiền tệ cho thấy cách tính nghèo theo phương pháp tiền tệ chưa đánh giá đầy đủ được sự nghèo của các hộ gia đình. Một người được cho là nghèo không đơn thuần là thiếu hụt trong thu nhập mà còn không đủ trình độ nghề, không được đến trương trong độ tuổi hay không có bằng cấp học tập thấp nhât; họ còn được đánh giá là nghèo không tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước; không được hưởng những điều kiện sống cơ bản như không được nguồn nước sạch hay diện tích nhà ở không đúng quy định, hay không có việc làm trong độ tuổi lao động. Các tính nghèo theo phương pháp MPI đánh giá một cách đầy đủ về các vấn đề thiếu hụt của hộ gia đình.
So với thời điểm trước năm 2010, phương pháp tính mới này có thêm vào chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI). Trong đó thay vì tính mức nghèo đói theo một định lượng duy nhất là thu nhập trung bình tính theo đầu người, chỉ số này còn phản ánh mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế - giáo dục và chất lượng cuộc sống qua việc sử dụng điện, nước, nhà vệ sinh, diện tích nhà ở, tài sản sở hữu, mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em...
Như vậy, chỉ số nghèo đói đa chiều phản ánh toàn diện hơn mức sống của người dân.
Theo chỉ số này, tỉ lệ nghèo đói đa chiều ở Việt Nam đã tăng lên mức 23,3%, thay vì mức 14,5% là tỉ lệ nghèo đói quốc gia nếu chỉ tính theo mức thu nhập trung bình.
Nhìn vào giá trị của các chỉ số này thấy rằng chỉ số thu nhập đạt giá trị rất thấp (0,478). Điều này cũng dễ hiểu vì Việt Nam vừa ra khỏi nhóm nước chậm phát triển năm 2008.
Tuy nhiên, chỉ số giáo dục cũng có giá trị rất thấp. Nguyên nhân chính làm chỉ số này có giá trị thấp, theo tính toán ở trên, là số năm đến trường trung bình của người dân (từ 25 tuổi trở lên) chỉ đạt mức 5,5 năm, tức là vừa qua bậc tiểu học được nửa năm. Từ năm 2000, Việt Nam đã công bố đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ
61
cập tiểu học. Năm học 2002-2003, tỉ lệ biết chữ ở người trong độ tuổi 15-24 đạt mức 95% với số năm học trung bình là 7,3 năm.
Ngoài ra, báo cáo phát triển con người năm nay nhấn mạnh đến hai yếu tố: bình đẳng và bền vững, được phản ánh rõ trong tiêu đề: “Bình đẳng và bền vững: Một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”. Tuy nhiên, cả hai tiêu chí bình đẳng và bền vững này lại là những tồn tại lớn của Việt Nam. Chính sách phát triển kinh tế theo bề rộng: phát triển do tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và xuất khẩu nguyên liệu thô, không chú trọng bảo vệ môi trường, chất lượng giáo dục thấp đã không giúp Việt Nam phát triển bền vững.
Biều đồ 4.1: Chỉ số nghèo đếm đầu (H) theo từng chiều thiếu hụt (%) theo khu vực nông thôn và thành thị
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào VHLSS 2012
Theo đồ thị, Khu vực nông thôn tỷ lệ các chiều thiều hụt cao hơn khu vực thành thi thị tuy nhiên trong đó có tỷ lệ thiếu hụt thấp hơn khu vực thành thị là chiều điều kiện sống, điều này cho thấy tai những điều kiện sống ở khu vực nông thôn hiện nay đã được đáp ứng đầy đủ một cách cơ bản, đặc biệt là điều kiện về nhà ở, ở khu vực nông thông diện tích nhà ở luôn được đảm bảo do tại khu vực này quỹ đất rộng không gia sống rộng hơn và chi phí về đất đai và nhà của ở khu vực này có nhiều thuận lợi hơn để người dân có cơ hội sở hữu những ngôi nhà có diện tích rộng hơn khu vực thành thị. Đối với khu vực thành thị có tỷ lệ hộ gia đình có diện tích nhà ở
62
trung bình dưới 8m2 cao, vì ở khu vực này chi phí nhà ở cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị và chi phí mua nhà ở hay ở trọ đều cao nên hộ gia đình luôn sinh sống trong những căn nhà không đủ điều kiện về diện tích. Khu vực nông thôn thiếu hụt nhiều nhất về chiều giáo dục, y tế và việc làm trên 33% , ở nông thôn thiếu hụt các chiều trên lần lượt là 55,7%, 33,7%, 44% và khu vục thành thị thiếu hụt các chiều giáo dục và việc làm trên 33% lần lượt là 37,3%, 41,6%. Tại khu vực nông thông người dân vẫn còn quan tâm nhiều đến vấn đề cuộc sống nhiều hơn, họ chưa có nhiều điều kiện để tham gia các chương trình giáo dục, cũng như lĩnh vực y tế họ chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và đa phần họ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nên việc tham gia bảo hiểm y tế còn nhiều hạn chế. Ở hai khu vực nông thông và thành thị thì có 2 chiều thiếu hụt cao nhất là giáo dục và việc làm.
63
Biểu đổ 4.2 Chỉ số nghèo đếm đầu (H) theo từng chỉ tiêu thiếu hụt (%) theo khu vực nông thôn và thành thị
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào VHLSS 2012
Theo sơ đồ, tại khu vực nông thôn chỉ tiêu thiếu hụt cao nhất là việc làm 132/300 hộ được khảo sát thiếu hụt về chỉ tiêu này tương ứng 44%. Trong khi đó ở thành thị là 606/1455 hộ tương ứng 41,6%. Chiều thiếu hụt cao thứ 2 tại khu vục nông thôn là trình độ giáo dục là 42,3% và bảo hiểm y tế là 33,7%, ở thành thị thiếu hụt 2 chỉ tiêu trên là 31,7% và 32,5%. Có sự chênh lệch lớn tại chỉ tiêu thiếu thụt về trình độ nghề ở hai khu vực, ở nông thôn thiếu hụt về chỉ tiêu này 31,7% cao gấp 2.4 lần so với thành thị là 13,4%. Như đã trình bày ở trên thì ở khu vực nông thôn về diện tích nhà ở có sự thiếu hụt ít hơn thành thị, không có hộ nào trong số liệu khảo sát thiếu hụt về diện tích nhà ở.
64