Kết quá đánh giá tác động của từng chỉ tiêu đển nghèo đa chiều

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều ở tp hồ chí minh (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quá đánh giá tác động của từng chỉ tiêu đển nghèo đa chiều

- Kiểm định ý nghĩa thống kê của mô hình: kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát của mô hình (Bảng 1: Omnibus Tests of Model Coefficients, phụ lục 1) có mức ý nghĩa quan sát sig= 0,000 nên bác bỏ giả thuyết H0: Mô hình nghiên cứu phù hợp với tập dữ liệu, có tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

- Bảng 2: Model Summary (phụ lục 2) cho thấy, hệ số tương quan Cox & Snell R Square đạt 0,26, trong khi hệ số tương quan Nagelkerke R Square đạt 0,421, cho thấy rằng 42,1% sự thay đổi của tình trạng nghèo đa chiều được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trong mô hình. Như vậy, 57,9 % còn lại được giải thích bởi các biến khác chưa được đưa vào mô hình.

- Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình: Bảng 3 Classification Table (phụ lục 3) cho thấy, 1429 hộ không nghèo đa chiều; còn 326 hộ nghèo đa chiều. Tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 81,4%.

- Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy: kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể của 3 biến (thu nhập, số năm đi học, quy mô hộ) đều có mức ý nghĩa sig.<0,05.

65

4.2.2 Thảo luận kết quả hồi quy

Bảng 4 – 10 Các biến trong mô hình (Variables in the Equation)

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

95% C.I.for EXP(B) Lower Upper

LNTHUNHAP -.915 .127 52.255 1 .000 .401 .313 .513

QUIMOHO .285 .038 54.888 1 .000 1.330 1.233 1.434

SONAMDIHOC -.100 .019 27.257 1 .000 .905 .871 .939

GIOITINH .113 .135 .697 1 .404 1.120 .859 1.460

DANTOC -.034 .064 .292 1 .589 .966 .853 1.095

THANHTHI .252 .171 2.156 1 .142 1.286 .919 1.799

Constant 8.513 1.362 39.078 1 .000 4976.715

LNTHUNHAP: log Thu nhập, QUIMOHO: Quy mô hộ, SONAMDIHOC: Số năm đi học, GIOITINH:

Giới tính, DANTOC: Dân tộc, THANHTHI: thành thị.

Theo kết quả hồi quy binary logistic của mô hình nghiên cứu tại Bảng 4.10 có 03 biến độc lập: LnThu nhập, quy mô hộ, số năm đi học có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ( Sig. < 0,05). Dấu của hệ số hồi quy 03 biến này đều phù hợp với kỳ vọng của mô hình.. Những biến Lnthu nhập, quy mô hộ, số năm đi học là yếu tố làm giảm xác suất nghèo đa chiều của hộ gia đình nếu biến này tăng thêm một đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không thay đổi.

Để thấy rõ hơn tác động của từng yếu tố, ta ước lượng xác suất nghèo đa chiều theo tác động biên từng yếu tố với xác suất ban đầu là 10%, 15%, 20%, 25%,

66

Bảng 4-11 Ƣớc lƣợng xác suất nghèo đa chiều theo tác động biên của từng yếu tố.

B Exp(B)

Odds (hộ nghèo đa chiều/Xi) P(hộ nghèo đa chiều/Xi)

10% 15% 20% 25% 10% 15% 20% 25%

LNTHUNHAP -0.915 0.401 4.5% 7.1% 10.0% 13.4% 4.3% 6.6% 9.1% 11.8%

QUIMOHO 0.285 1.33 14.8% 23.5% 33.3% 44.3% 12.9% 19.0% 25.0% 30.7%

SONAMDIHOC -0.1 0.905 10.1% 16.0% 22.6% 30.2% 9.1% 13.8% 18.5% 23.2%

Nguồn: Tính toán của tác giả Ý nghĩa xác suất rơi vào nghèo đa chiều do tác động của biến độc lập P(nghèođa chiều/các biến độc lập):

P (Nghèo đa chiều/LNTHUNHAP) = 4,3%: Trong trường hợp xác suất rơi vào hộ nghèo đa chiều cho trước là 10% thì khi Lnthu nhập bình quân của hộ tăng lên 1 triệu đồng và các biến khác trong mô hình không đổi thì xác suất rơi vào nghèo đa chiều của hộ này sẽ là 4,3%. Hộ nghèo đa chiều và thu nhập bình quân của hộ có quan hệ nghịch biến.

P (Nghèo đa chiều/QUYMOHO) =12,9%: Trong trường hợp xác suất rơi vào hộ nghèo đa chiều cho trước là 10% thì khi quy mô của hộ tăng lên 1 người và các biến khác trong mô hình không đổi thì xác suất rơi vào nghèo của hộ này sẽ là 12,9%.

Hộ nghèo đa chiều và quy mô của hộ có quan hệ đồng biến.

P (Nghèo đa chiều/SONAMDIHOC) =9,1%: Trong trường hợp xác suất rơi vào hộ nghèo đa chiều cho trước là 10% thì số năm đi học của chủ hộ tăng lên 1 năm và các biến khác trong mô hình không đổi thì xác suất rơi vào nghèo đa chiều của hộ này sẽ là 9,1%. Hộ nghèo đa chiều và quy mô của hộ có quan hệ nghịch biến.

4. 2. 2 Các biến thống kê không có ý nghĩa

Biến giới tính của chủ hộ có hệ số sig. = 0.404 (sig. > 0,05) nên không có ý nghĩa thống kê, theo tôi điều này thể hiện là hiện nay có sự bình đẳng về mọi mặt giữa nam và nữ, người phụ nữ có thể tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, có cơ hội phát triển bản thân. Người phụ nữ có cơ hội tham gia học tập và tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, được tham gia vào các thành phần kinh tế như những người nam

67

trong gia đình. Hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đã có nhiều chính sách phù hợp với đặc tính xã hội của người phụ nữ để họ có điều kiện phát triển tốt hơn.

Biến dân tộc của chủ hộ có hệ số sig. = 0.589 (sig. > 0,05) nên không có ý nghĩa thống kê. Biến dân tộc không có ý nghĩa thống kê do mẫu quan sát chưa đủ lớn, 1634 hộ là dân tộc kinh trong tổng số hộ điều tra là 1755, có 121 hộ là các dân tộc khác.

Biến thành thị của chủ hộ có hệ số sig. = 0.142 (sig. > 0,05) nên không có ý nghĩa thống kê, theo tôi biến này không có ý nghĩa là do số biến quan sát chưa đủ lớn, trong 1755 hộ được khảo sát, chỉ có 300 hộ ở khu vực nông thôn.

Tóm tắt chương 4

Chương này tác giả thống kê mô tả đặc điểm nghèo đa chiều của hộ theo thành phần dân tộc, theo khu vực, theo giới tính của chủ hộ, quy mô hộ và diện tích nhà ở ; Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và giới tính, thu nhập bình quân của chủ hộ. Tác giả thống kê tỷ số nghèo đếm đầu và tỷ số đếm đầu điều chỉnh của TP. HCM theo khu vực. Chương này đã thể hiện kết quả có mối quan hệ tương giữa các biến trong mô hình. Trong đó, thu nhập nhập bình quân, quy mô hộ, số năm đi học của chủ hộ có ý nghĩa thống kê, biến giới tính, thành thị và dân tộc không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp và với nhiều nghiên cứu trước và với kỳ vọng ban đầu của tác giả.

68

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều ở tp hồ chí minh (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)