Tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
Nguyên giá TSCĐ = Giá trên hóa đơn + chi phí vận chuyển, - Số tiền ( Không thuế GTGT) lắp đặt, chạy thử giảm giá GTCL trên sổ = Nguyên giá TSCĐ – Số khấu hao
Kế toán của TSCĐ
2.5.3.2 Phương pháp khấu hao TSCĐ.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Mức khấu hao 1 tháng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ/ Số tháng sử dụng TSCĐ.
2.5.3.3 Hạch toán tình hình biến động TSCĐ Tài khoản sử dụng là TK 211,213
Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” : tài khoản này được dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng giảm trong kỳ.
2.5.3.4 Hạch toán tình hình tăng TSCĐ
Kế toán tăng TSCĐ: TSCĐ hữu hình tăng do rất nhiều nguyên nhân như được cấp vốn, mua sắm, xây dựng được viện trợ, biếu tặng (Sơ đồ 2.5.3)
111, 112, 331, 341 211, 212, 213 giá mua và phí tổn của TSCĐ không qua lắp đặt
133
Thuế GTGT được Khấu trừ(nếu có) 241
152, 334, 338 Chi phí XD lắp TSCĐ hình thành qua đặt, triển khai XD, lắp đặt triển khai
411
Nhà nước cấp hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng TSCĐ
711
Nhận quà biếu tặng, viện trợ không hoàn trả lại bằng TSCĐ
3381
TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân
221, 222, 223, 228
Nhận lại vốn góp bằng TSCĐ
342
Nhận TSCĐ thuê tài chính 138
Thuế GTGT nằm trong nợ gốc
Sơ đồ 2.5.3: Hạch Toán Tổng Hợp Tăng TSCĐ.
2.5.3.5 Hạch toán tình hình giảm TSCĐ.
Kế toán giảm TSCĐ: TSCĐ giảm do nhượng bán những TSCĐ không cần dùng hoặc sử dụng không hiệu quả hoặc thanh lý những tài sản cố định hư hỏng
không thể dùng tiếp được, lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty.(Sơ đồ 2.6)
211,212,213 811, 1381 Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán
thanh lý, trao đổi không tương tự, thiếu
214 627, 641, 642
GTHM Khấu hao TSCĐ giảm
Nguyên Giá vốn đầu tư bằng TSCĐ giá giảm 811 3387, 711 Chênh lệch Chênh lệch giảm tăng
411 Trả vốn góp đầu tư hoặc điều
chuyển cho đơn vị khác
214 211, 213
Giá trị hao mòn giảm Trao đổi TSCĐ tương đương
Sơ đồ 2.5.4: Hạch toán giảm TSCĐ.
Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”: Tài khoản này sử dụng để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm của TSCĐ vô hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
TSCĐ vô hình giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhượng bán, thanh lý, đem góp vốn liên doanh điều chuyển cho đơn vị khác, kiểm kê phát hiện thiếu, đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản và các nguyên nhân khác
Sơ đồ tổng hợp giảm TSCĐ
2.5.3.6 Hạch toán khấu hao TSCĐ và hao mòn TSCĐ.
- Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là sự biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn TSCĐ. Việc tính khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi lại vốn đầu tư trong một thời gian nhất định để tái sản xuất TSCĐ khi TSCĐ bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất.
Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau theo uy định hiện hành (TT 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính).
- Các phương pháp khấu hao:
+ Phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Mức khấu hao hàng năm của doanh nghiệp được xác định như sau:
MK = NG/T
Trong đó MK: mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ NG: nguyên giá của TSCĐ
T: thời gian sử dụng định mức của TSCĐ Khi đó
Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm ÷ 12
Mức khấu hao bình quân = Nguyên giá TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao phải trích trong năm
- Hao mòn TSCĐ: TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và bị tác động bởi nhiều yếu tố bị giảm giá trị sử dụng hay nói cách khác TSCĐ bị hao mòn dần. Hao mòn có 2 loại:
+ Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận và mất dần giá trị sử dụng ban đầu và phải thay thế bằng một tài sản khác.
+ Hao mòn vô hình: là sự hao mòn làm giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hao mòn vô hình xảy ra do TSCĐ hữu hình bị lỗi thời về mặt kỹ
thuật người sử dụng phải dự tính được tính chất và quá trình xảy ra sự hao mòn vô hình TSCĐ để có những quy định khấu hao thích hợp nhằm thu hồi đủ vốn đầu tư trước khi TSCĐ bị thanh lý.