NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chi phí và cách tính chi phí của công ty TNHH thương mại vận tải hải phòng (Trang 38 - 47)

3.1:Đánh giá,nhận xét

Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng chi phí tại doanh nghiệp ta có thể thấy rõ những đặc điểm mà doanh nghiệp cần khắc phục và những đặc điểm mà doanh nghiệp cần phát huy

Vì là doanh nghiệp vận tải biển, doanh nghiệp không sản xuất hay buôn bán sản phẩm, doanh nghiệp tập rung vào dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, nên cách tính và phân bổ phân loại chi phí có phần khác so với công ty khác.

Ta có thể thấy sự phân bổ chi phí của doanh nghiệp chủ yếu vào chi phí cung ứng dịch vụ, tuy nhiên doanh nghiệp đã phân bổ nó không được tốt, chính vì vậy mà việc tiết kiệm chi phí kinh doanh là vấn đề doanh nghiệp cần qua tâm đến ngay lúc này. Từ các chỉ tiêu ta có thể đánh giá việc tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp đã tốt hay chưa

Thông qua hàng loại các chỉ tiêu về chi phí đã được đánh giá ở mục chi phí trên ta có thể đưa ra một nhận xét chung khá rõ rệt về việc tiết kiệm chi phí và những điểm tồn tại mà doanh nghiệp cần khắc phục rong thời gian tới

Thứ nhất, tỉ suất chi phí kinh doanh, nếu như so với các doanh nghiệp cùng ngành, năm 2013 và 2014 là 2 năm khá khó khăn so với ngành vận tải, do chịu khủng hoảng ngành giai đoạn năm 2010- 2011, doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục tình trạng này, doanh thu thu về so với phần chi phí bỏ ra không quá lớn, đồng thời giá cước vận tải và vận tải hàng hóa bị trững lại, doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục để đạt được mức lợi nhuận không âm, không đưa công ti và tình trạng phá sản, tuy nhiên năm 2015, ngành vận tải đã khá ổn định, nhưng tỉ suất sử dụng chi phí lại giảm, do nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hóa đang phát triển, để cạnh tranh với thị trường, công ty dã cố gắng trong việc giảm giá cước vận tải nhưng hệ quả là phần lợi nhuận thu về quá nhỏ.

Thứ hai, mức tiết kiệm chi phí, mặc dù đã tiết kiệm chi phí nhưng do giá nguyên vật liệu và lương cho thuyền viên, nhân công khá cao, nên mức tiết kiệm

này khá nhỏ. Tình hình thực hiện việc tiết kiệm khá khó khăn, doanh nghiệp cần có cơ cấu tổ chức nhân viên hơn. Cắt giảm chi phí nhân công và thuyền viên. Đặc biệt là việc đưa khai thác những tàu mang lại doanh thu không hiệu quả, thanh lý và đóng mới tàu phục vụ vận tải tốt hơn.

Thứ ba, hệ số sinh lời chi phí, khi lợi nhuận đạt được khá là nhỏ, còn chi phí bỏ ra khá lớn, nên hệ số sinh lời của doanh nghiệp khá nhỏ, để phát triển và năng cao, lợi nhuận của công ty cần được nâng cao, mà để lợi nhuận nâng cao thì việc tiết kiệm chi phí càng được chú trọng trong doanh nghiệp

Ưu điểm

Đội tàu của Công ty hoàn toàn mới, có trọng tải phù hợp với lượng hàng hóa luân chuyển trong thời điểm nền kinh tế như hiện nay. Dịch vụ vận tải của Công ty đang thu hút được rất nhiều khách hàng lựa chọn với ưu điểm xếp dỡ nhanh chóng.Đàm phán thành công với các tổ chức tín dụng tạm thời chưa thu nợ Gốc và lãi vay. Do vậy trong năm vừa qua Công ty đã thanh toán kịp thời lương cho toàn thể CB-CNV

Khó khăn, thách thức

Thực trạng tổng quan nêu trên cho thấy, để nâng cao năng lực của vận tải biển Việt Nam đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, hành khách giữa các vùng, khu vực ven biển và từ bờ ra các đảo xa bờ, có một số bất cập, vướng mắc:

Tính đồng bộ, thống nhất giữa chính sách hàng hải với Luật Hàng hải và giữa luật, chính sách của một số ngành, lĩnh vực liên quan với luật, chính sách vận tải biển còn có bất cập, đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu đề xuất điều chỉnh phù hợp. Hiện nay, hoạt động kinh tế hàng hải vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên việc đề xuất sửa đổi hoặc ban hành mới một số cơ chế liên quan và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng đang là những yêu cầu bức thiết đối với doanh nghiệp.

Về tình trạng cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ: Do phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB, FCA nên quyền định đoạt về vận tải đều do người mua chỉ định, và dĩ nhiên người mua sẽ chỉ định một công

ty nước họ để thực hiện điều này. Bất cập này không dễ giải quyết, vì phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam đều gia công hoặc xuất hàng cho những khách hàng lớn đã có những hợp đồng dài hạn với các doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài.

Về cơ sở hạ tầng vận tải: Thực tế nhu cầu vận chuyển hàng hóa của Việt Nam rất lớn, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 20%/năm và có thể tăng lên 25%/năm trong thời gian ngắn (năm 2013, lượng hàng thông qua cảng Việt Nam là 326 triệu tấn, tăng 18% so với năm 2010). Tuy nhiên, Việt Nam được xếp hạng thấp nhất về cơ sở hạ tầng vận tải trong số các nền kinh tế trọng điểm ở khu vực Đông Nam Á.

Phần lớn cảng biển tại Việt Nam không được thiết kế cho việc bốc dỡ hàng cho tàu chuyên dung; các cảng không có dịch vụ hàng hải trực tiếp kết nối Việt Nam với các cảng biển tại châu Âu hay Mỹ; hệ thống kho bãi hiện tại trên cả nước lại không phù hợp với hàng hóa bốc dỡ nhanh, trong đó có nhiều kho bãi đã được khai thác hơn 30 năm và không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Chưa kể đến tình trạng thiếu điện và dịch vụ hỗ trợ giao tiếp thông tin (viễn thông). Tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam chậm hơn rất nhiều so với quốc gia láng giềng Trung Quốc.

Lượng hàng tồn trữ cao và chuỗi cung ứng chậm chạp là nguyên nhân làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Về tính liên kết: Cho tới nay, các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam hoạt động còn độc lập thiếu hẳn sự liên kết cần thiết. Trong xu hướng thuê ngoài (outsourcing), mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài các dịch vụ không phải là thế mạnh; 80% công ty kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam có tổng vốn pháp định chưa đến 1,5 tỷ đồng (90. 000 USD).

3. 2 Đề xuất một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí vận tải

Vận tải biển nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực, góp phần lớn vào việc đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, chi phí vận tải hàng hóa là rào cản lớn nhất trong thương mại quốc tế. Sự bùng nổ chi phí vận tải không chỉ làm suy giảm tăng trưởng của thương mại mà còn làm thay đổi cơ bản đến nền kinh tế của thế giới nói chung và quốc gia nói riêng. Bài viết này đánh giá thực trạng và một số giải pháp nhằm giảm chi phí vận tải biển trong thời gian tới.

Tổng quan chung

Với 3.260km bờ biển, vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số các loại hình vận tải ở Việt Nam, đảm nhận vận chuyển trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước. Từ năm 1995 đến nay, vận tải biển luôn song hành cùng sự tăng trưởng giao thương hàng hóa với tốc độ tăng sản lượng bình quân 15%/năm.

Tại Việt Nam, khoảng 90% lượng hàng hóa XNK được vận chuyển bằng đường biển, vận tải đường bộ “gánh” chừng 75% lượng hàng hóa vận tải nội địa. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động lớn đến ngành Vận tải biển, nên trong những năm gần đây Ngành gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể:

Về đội tàu: Tính đến cuối năm 2013, đội tàu vận tải biển Việt Nam có 1. 788 tàu các loại, với tổng dung tích 4,3 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 6,9 triệu DWT, đứng thứ 5/10 nước ASEAN; ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu 80 tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài với tổng trọng tải 1,1 triệu DWT, chiếm khoảng 15% tổng trọng tải đội tàu quốc gia. Thế nhưng, trọng tải bình quân của tàu Việt Nam tương đối thấp (3. 960 DWT/tàu), xếp hạng 9/10 nước ASEAN. Tàu có trọng tải dưới 5 vạn DWT chiếm gần 80%, tàu 5-15 vạn chiếm khoảng 17%, tàu trên 15 vạn chỉ có 2 tàu, chiếm 3,3%. Sở hữu đội tàu đó là khoảng 600 chủ tàu thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó chỉ có 33 chủ tàu lớn sở hữu đội tàu có tổng trọng tải trên 1 vạn DWT, còn lại là đội tàu nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, nhỏ lẻ tại các địa phương Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình. . .

Về sản lượng vận tải biển: Năm 2013, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 326 triệu tấn, năm 2012 là 294 triệu tấn, năm 2011 đạt 286 triệu tấn. Mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng vận tải biển đã giảm từ 19,6%/năm giai đoạn 2002-2008 xuống 17% năm 2009 và 4,41% năm 2012.

Về hiệu quả kinh doanh: Các doanh nghiệp vận tải biển vẫn đang trong giai đoạn kinh doanh khó khăn do giá cước thấp, khan hiếm nguồn hàng, chi phí nhiên liệu tăng cao, hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương bị phá sản, các doanh nghiệp lớn của Nhà nước cũng lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ nần. Ngoài ra, còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh như: cơ cấu đội tàu không phù hợp, tình trạng kỹ thuật yếu kém, tàu bị lưu giữ nhiều ở nước ngoài; việc tổ chức quản lý, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, thiếu sự liên kết giữa các hãng tàu, chủ hàng, thương mại, bảo hiểm; nguồn tài chính khó khăn;

nguồn nhân lực yếu và thiếu; tập quán mua CIF, bán FOB làm mất cơ hội thuê phương tiện…

Về cơ sở hạ tầng: Hệ thống cảng biển Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đã hình thành được 3 trung tâm cảng ở phía Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh), ở miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu). Trong các trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng Bà Rịa-Vũng Tàu (khu vực Cái Mép-Thị Vải). Hệ thống kết cấu hạ

tầng hàng hải đã được đầu tư xây dựng và đang khai thác gồm 17 cảng biển loại 1, 25 cảng biển loại 2, 13 cảng biển loại 3, bao gồm 219 bến/khu bến với 373 cầu bến (213 bến cảng tổng hợp, container với chiều dài cầu bến 35. 900m, 160 bến cảng chuyên dùng). Ngoài ra, còn có 07 trung tâm logistics, 19 ICD đã đi vào hoạt động và có khoảng hàng trăm kho bãi nằm ngoài phạm vi cảng.

Hệ thống kho bãi phát triển theo nhịp độ tăng trưởng của lượng hàng hóa thông qua cảng biển, chủ yếu là hàng container nên hệ thống kho bãi ngoài cảng cũng có xu hướng gia tăng cả về số lượng, quy mô và chức năng. Các loại hình kho

bãi chủ yếu là container, kho CFS, kho ngoại quan, hiện có một số kho bãi lớn và

dần trở thành các khu cung cấp dịch vụ quy mô lớn, trung tâm phân phối hàng hóa của khu vực.

Thực trạng chi phí vận tải biển

Chi phí vận tải biển được cấu thành bởi nhiều chi phí thành phần khác nhau, và được chia ra làm các loại chi phí: chi phí vận tải, phí bốc dỡ, phí lưu kho bãi, cảng phí và phí hải quan, phí đóng gói, trong đó phí vận tải chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 58% tổng chi phí, phí bốc dỡ chiếm 21%, phí lưu kho bãi chiếm 10%, phí

đóng gói chiếm 8%, cảng phí và phí hải quan chiếm 3%.

Theo Điều 70 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do các bên thỏa thuận. Ngoài ra, còn các loại phụ cước thường gặp trong vận tải biển là các khoản cước tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu hay của công hội nhằm bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, chiến tranh…) - nên khó xác định giá cước vận tải biển một cách chính xác.

Ngoài ra, chi phí vận tải có vai trò rất lớn trong việc cấu thành nên chi phí

logistics. Việc giảm chi phí vận tải đồng nghĩa với việc giảm chi phí logistics.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tổng chi phí logistics của Việt Nam thuộc loại khá cao, khoảng 25% GDP, Thái Lan là 19%, Trung Quốc 18%, Nhật Bản 11%, Singapore 8%, Mỹ là 7,7%. Chi phí logistics càng giảm theo cấp độ phát triển của nền kinh tế: ở các nước phát triển chi phí logistics chiếm khoảng 10 - 13% GDP, các nước đang phát triển khoảng 15 - 20% GDP, với nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%.

Một số đề mục giảm chi phí vận taỉ cho doanh nghiệp

Để giảm chi phí vận tải biển, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, thị

phần vận tải của doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị một số cơ chế chính sách như sau:

Giảm chi phí nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu chiếu 40% chi phí vận tải biển.

Những năm gần đây, giá nhiên liệu không ổn định và liên tục tăng cao, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam phải mua nhiêu liệu trong nước với mức giá cao hơn khoảng 30% so với giá nhiêu liệu mua ở Singapore. Để hỗ trợ giảm chi phí vận tải biển, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, kiến nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam được mua nhiêu liệu với mức giá ưu đãi tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Giảm thuế thu nhập thuyền viên: Để thu hút được đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có năng lực gắn bó lâu dài với nghề, đồng thời để cải thiện thu nhập cho đội ngũ thuyền bộ, đồng thời tiết kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, kiến nghị

Nhà nước có chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân xuống 0% đối với tiền lương (bao gồm cả tiền công và phụ cấp) của sỹ quan thuyền viên làm việc trên tàu biển.

Chính sách giảm thuế, phí: Giảm thuế đối với hàng hóa là vật tư, thiết bị phục vụ cho sửa chữa, bão dưỡng tàu biển; đối với hoạt động vận tải nội địa của tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%

trong vòng 3 năm; đối với nguồn thu từ vận tải hàng hóa trên tuyến vận tải biển, được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 10 năm. Đối với dự án đầu tư tàu biển tham gia vận tải hàng hóa XNK, doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn lưu động với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam; doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam được ưu tiên mua nhiên liệu phục vụ nhu cầu vận tải nội địa với mức giá ưu đãi tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đối với hàng hóa nhập khẩu dùng tàu biển Việt Nam vận chuyển, được giảm 10% mức thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành của văn bản pháp luật liên quan.

Giảm chi phí bốc dỡ

Việc đầu tư hệ thống cảng biển phải được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, có

thể kết nối trực tiếp với vận tải đường biển, đường sắt, đường sông, đường bộ nhằm giúp giảm bớt chi phí về vận tải do có sự kết hợp tốt giữa các phương thức vận tải khác nhau (tập trung vào 3 khu vực cảng cửa ngõ trọng điểm: Lạch Huyện, Tiên Sa,

Cái Mép-Thị Vải) và lập kế hoạch di dời các cảng biển nằm sâu trong sông để giảm chi phí hoa tiêu và phí luồng lạch.

Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị công nghệ bốc dỡ, nâng cao năng lực bốc dỡ

để giảm thời gian quay vòng của tàu, tiết kiệm chi phí lưu kho bãi và cảng phí.

Áp dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu trực tuyến nhằm giảm bớt chi phí về thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý

được thông tin về hàng hóa mọi lúc mọi nơi.

Các cơ quan liên quan phối hợp với các địa phương phối hợp chặt chẽ đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế ách tắc giao thông trong giờ cao điểm trên các tuyến đường ra vào cảng biển khu vực nội đô để giảm thời gian và tốc độ giao nhận hàng hóa.

Tăng cường năng lực các tuyến luồng hàng hải tại các khu vực trọng điểm, đầu tư mở rộng nâng cấp tuyến luồng đảm bảo chuẩn tắc, lắp đặt hệ thống VTS, AIS, bố trí kinh phí nạo vét duy tu hàng năm để đảm bảo an toàn cho tàu trọng tải lớn ra vào cảng biển.

Giảm chi phí kho bãi: Đầu tư xây dựng hệ thống cảng mở để giảm bớt các chi phí về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu; xây dựng trung tâm logistics tại các khu vực trọng điểm, ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư các trung tâm logistics cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có các dự án tại khu kinh tế trọng điểm.

Chính sách giảm cảng phí: Hiện nay cảng phí được áp dụng theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ban hành phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư 41/2012/TT-BTC hướng dẫn mức thu phí hàng hải đối với tàu có

trọng tải lớn cập cảng Cái Mép-Thị Vải. Cục HHVN đang dự thảo thông tư thay thế

Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC, đồng thời để khuyến khích tàu ra vào hoạt động tải khu vực Cái Mép-Thị Vải và giảm cảng phí cho tàu ra vào khu vực này, Cục HHVN kiến nghị Bộ GTVT đề nghị với Bộ Tài chính cho phép áp dụng giảm phí, lệ

phí hàng hải 40-50% cho các tàu trọng tải dưới 50. 000 DWT.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chi phí và cách tính chi phí của công ty TNHH thương mại vận tải hải phòng (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w