Đảng cấp địa phương

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 41 - 79)

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẢNG PHÁI TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ

1.3. Cơ cấu tổ chức của Đảng chính trị Mỹ

1.3.3. Đảng cấp địa phương

Đảng cấp địa phương là tầng dưới cùng trong cơ cấu tổ chức của đảng.

Song quyền lực của đảng các cấp không theo kiểu ít dần từ trên xuống dưới, mà quyền lực ở mỗi cấp hoàn toàn độc lập với nhau. Đảng địa phương hoàn toàn không chịu sự chi phối và kiểm soát của đảng cấp quốc gia và đảng cấp bang.

Đơn vị nhỏ nhất của tổ chức đảng địa phương là khu dân cư – mỗi khu là một đơn vị bỏ phiếu, ở đó có từ vài đến 1000 cử tri. Đứng đầu là trưởng khu có trách nhiệm tổ chức các thành viên của đảng trong mọi hoạt động như giới thiệu thanh thế của đảng và quảng bá hình ảnh các ứng cử viên bằng nhiều cách, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Những hoạt động này là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của đảng trong cuộc bầu cử tại địa phương.

Tiếp đến là cấp phường, ở phường thì có lãnh đạo phường. Trên phường là thành phố, ở cấp này có Ủy ban thành phố/ thị trấn, đứng đầu là Chủ tịch. Cấp cao nhất của tổ chức đảng ở địa phương là cấp hạt (county).

Cấp này cũng có Ủy ban hạt và đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban – người nắm quyền điều hành hoạt động chính trị ở hạt. Chủ tịch Ủy ban hạt là người có ưu thế trong việc đưa ra quyết định, cũng như được đảng giới thiệu vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương. Chủ tịch Ủy ban hạt có quyền kiến nghị với thống đốc bang trong việc bổ nhiệm thẩm phán và hàng loạt các viên chức trong chính quyền địa phương khác.

Hoạt động chủ yếu của tổ chức đảng cấp địa phương chỉ tập trung vào các cuộc vận động bầu cử, như bầu hội đồng thành phố, cơ quan lập pháp địa phương, cơ quan chính quyền địa phương… Theo số liệu thống kê, ở Mỹ có khoảng 500.000 quan chức do dân bầu ra, trong số này có khoảng 500 chức vụ được bầu ở cấp bang, trừ chức Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu ở cấp quốc gia, số còn lại đều bầu ở cấp địa phương. Do vậy, có ít nhất 95% các nhà hoạt động của đảng làm việc ở các tổ chức đảng địa phương.

Có thể thấy, qua việc phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống đảng chính trị ở Mỹ từ cấp quốc gia xuống cấp địa phương, hoạt động quan trọng nhất của các đảng chính trị là hoạt động bầu cử - hoạt động mang tính sống còn của các đảng. Cho dù, mỗi tầng có vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng, hoạt động hầu như độc lập không chịu sự chi phối kiểm soát lẫn

nhau. Ở bất cứ cuộc bầu cử nào, từ bầu cử sơ bộ đến cuộc tổng tuyển cử chung, việc giới thiệu đề cử ứng cử viên vào các chức vụ chính quyền là những hoạt động hầu như độc quyền của các đảng từ khi hình thành cho tới nay. Những hoạt động đó luôn chi phối, ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt đời sống xã hội Mỹ.

Tiểu kết chương 1

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có đảng chính trị xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Quá trình hình thành các đảng phái ở Mỹ vừa có sự vận động mang tính quy luật chung của sự xuất hiện các đảng phái trên thế giới, vừa mang tính đặc thù riêng của Mỹ. Nước Mỹ vốn là thuộc địa của Anh, bị lệ thuộc và chịu sự chèn ép của Anh quốc, nên sự hình thành các đảng phái chính trị ở Mỹ phần nào cũng chịu ảnh hưởng về tư tưởng đảng phái của người Anh. Tuy nhiên, ngay từ đầu, những người thành lập nhà nước liên bang đã không mong muốn có sự xuất hiện của các đảng phái, nhưng ý muốn chủ quan về một xã hội không đảng phái là hoàn toàn không thể tồn tại ở một nước dân chủ tư sản như ở Mỹ. Bởi các giai cấp, các tầng lớp xã hội vì vấn đề lợi ích mà dẫn đến xung đột, chia bè, chia nhóm và như vậy, đảng phái đã hình thành. Hơn nữa, việc soạn thảo Hiến pháp càng đụng chạm mạnh hơn đến quyền lợi của các giới trong xã hội không thể dung hòa được. Chính bởi vậy, người ta cho rằng “Sự ra đời của đảng phái ở Hoa kỳ là một tất yếu không thể cưỡng lại được” [12, 37]. Đây được coi là đặc điểm riêng biệt và hệ thống lưỡng đảng là một trong những đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Với sự cầm quyền của hai Đảng lớn, sau hơn 200 năm nước Mỹ đã trở thành cường quốc số 1 trên thế giới. Tuy nhiên sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển lớn mạnh của nhiều nước trên thế giới từ Châu Á, tới Châu Âu, Châu Phi và cả Châu Mỹ như Trung Quốc, Nga, Braxin…, thêm vào đó là cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008 với những hậu quả to lớn của nó, và rất nhiều nguyên nhân

khác đã khiến vị thế của Mỹ bị suy giảm, nền kinh tế gặp khó khăn. Trước tình hình đó, dù là Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, trong thời gian cầm quyền các Tổng thống đều đưa ra những chiến lược hoạt động tối ưu, nhằm vực dậy nền kinh tế khủng hoảng, xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ, để duy trì vị thế số một trên thế giới của nước Mỹ một cách lâu dài.

Chương 2

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

Trên cơ sở tình hình chính trị, xã hội thực tiễn tại Mỹ trong nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush và Barack Obama từ năm 2001 đến nay, chương này tập trung nghiên cứu, so sánh hoạt động, việc điều chỉnh chiến lược, chính sách của hai Đảng trong một số lĩnh vực quan trọng sau đây: hoạt động bầu cử; hoạt động kinh tế xã hội; hoạt động và các quan điểm trong vấn đề an ninh quân sự; hoạt động chống khủng bố và chính sách đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

2.1. Hoạt động bầu cử

2.1.1. Vài nét về bầu cử ở Mỹ

Hoạt động bầu cử là cuộc chạy đua của các ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa để giành những vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước do dân bầu cử, nhất là vị trí Tổng thống nắm quyền điều hành Nhà trắng. Những đảng khác có đưa người ra tranh cử, nhưng đều thất bại. Từ những công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối cùng, ở mọi thời điểm hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa luôn chú trọng việc chi phối, giữ vai trò chủ đạo bằng nhiều hình thức và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiến thắng trong cuộc bầu cử. Với hoạt động bỏ phiếu của cử tri, hoạt động tranh cử ở Mỹ sôi động và rất quyết liệt. Biểu hiện rõ nét của sự sôi động đó là những tin tức về cuộc tranh cử trực tiếp hay gián tiếp của các đảng phái đều được đưa ngay lên các phương tiện truyền thông đại chúng vào thời gian trước tổng tuyển cử.

Luật pháp Mỹ qui định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm một lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên của tháng 11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2/11, muộn nhất

ngày 8/11. Cứ hai năm một lần, người Mỹ đi bầu lại tất cả 435 thành viên Hạ viện và khoảng 1/3 trong số 100 thành viên của Thượng viện. Nhiệm kỳ của các thượng nghị sĩ kéo dài 6 năm [53].

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là kéo dài và phức tạp nhất thế giới. Quá trình bầu cử gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các đảng gọi là bầu cử sơ bộ (primary election) và giai đoạn chính thức bầu Tổng thống trong số các ứng cử viên gọi là tổng tuyển cử (general election).

Các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức trước khi diễn ra tổng tuyển cử để quyết định ứng cử viên của đảng tham gia tổng tuyển cử. Đây là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh trong nội bộ đảng mình, với mục đích trở thành người đại diện duy nhất của đảng trong cuộc bầu cử. Giai đoạn vận động tiến cử kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 của năm diễn ra cuộc bầu cử. Tuy nhiên, trước khi tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống, các ứng cử viên của các đảng phải trải qua các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn khởi đầu

Đây là giai đoạn mà một chính trị gia có tham vọng trở thành Tổng thống Hoa Kỳ sẽ thành lập một uỷ ban. Uỷ ban này sẽ tìm hiểu, thăm dò triển vọng của vị chính trị gia đó và quyên góp tiền bạc để vận động tranh cử. Nếu như không giành được sự quan tâm của cử tri, thì họ sẽ tự động rút lui. Nếu kết quả khả quan thì họ sẽ ra ứng cử Tổng thống.

+ Giai đoạn vận động ứng cử

Đây là giai đoạn các ứng viên (thuộc cùng một đảng) cạnh tranh trong nội bộ đảng để được chọn là ứng viên duy nhất ra tranh chức Tổng thống với đảng khác. Các ứng viên phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc để quảng cáo, tuyên truyền, vận động các cử tri ủng hộ cho mình.

Các ứng viên tổ chức vận động ở các bang để kêu gọi cử tri ủng hộ mình. Tại mỗi bang, cử tri chọn ra đại diện của bang đi dự đại hội đảng toàn quốc. Có hai cách thức chọn đại diện:

 Một số bang chọn cách bỏ phiếu kín (còn gọi là Caucus): ban lãnh đạo đảng họp để chọn ra đảng viên tích cực; những người được chọn đã tuyên bố ủng hộ ứng viên nào.

 Một số bang chọn cách thức bầu cử sơ bộ (hay gọi là primary). Cách này cho phép tất cả những cử tri có đăng ký bỏ phiếu được quyền chọn đại diện tham dự đại hội đảng, thay vì chỉ những đảng viên tích cực tham gia như trong các cuộc họp của hình thức caucus.

Thực chất của giai đoạn tiến cử với các hình thức caucus hay primary là cuộc vận động của các ứng cử viên, để tranh thủ sự ủng hộ từ phía các cử tri.

Để từ đó đại diện của những cử tri này sẽ đến dự đại hội đảng bỏ phiếu "chốt hạ" ứng viên cuối cùng ra tranh cử Tổng thống.

+ Giai đoạn tổ chức đại hội đảng

Đại hội đảng tổ chức vài tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống để chọn ứng viên ra tranh chức Tổng thống. Thường thì trước khi diễn ra đại hội người ta đã biết ứng viên nào được tuyển chọn dựa vào các cuộc vận động của các ứng viên tại các bang. Ứng viên chiến thắng sẽ chọn một người cùng ra tranh chức Phó Tổng thống, thường là một trong số những người thua cuộc.

+ Giai đoạn vận động tranh cử

Đây là giai đoạn quyết định trong quá trình tranh cử Tổng thống, là thời điểm ứng viên của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà đối đầu trực tiếp với nhau. Họ phải chi những khoản tiền khổng lồ cho cuộc vận động. Hai ứng viên tổ chức những hoạt động quảng cáo, tuyên truyền trên truyền hình nhằm lôi kéo sự ủng hộ của cử tri. Cử tri sẽ xem các cuộc tranh luận trực tiếp của các ứng cử viên thuộc hai đảng được phát trên tivi. Qua đó, đưa ra những đánh giá và lựa chọn của mình về ứng viên.

Đa số trong quá trình vận động hành lang, các bang đã thể hiện sự ủng hộ cho ứng viên mà mình yêu thích. Tuy nhiên, một vài bang đến giờ chót vẫn chưa thể hiện sự ủng hộ cho ứng viên, nên được gọi là "bang giờ chót". Vài tuần cuối trước khi bầu cử, các ứng viên sẽ tập trung vận động ở các bang này.

+ Giai đoạn bầu cử

Cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ diễn ra vào ngày thứ ba đầu tiên sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11. Trước đó, các bang tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ, hoặc tiến hành họp kín để chọn ra các đại biểu đi dự đại hội chỉ định ứng cử viên toàn quốc. Các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín tại từng bang diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6, sau đó là các đại hội toàn quốc diễn ra vào các tháng 7, 8 và 9.

Tổng số đại cử tri của Hoa Kỳ là 538 người. Một ứng viên muốn trở thành Tổng thống phải giành được số phiếu tối thiểu là 270. Ở các tiểu bang, ứng viên nào giành được nhiều nhất phiếu cử tri thì giành được toàn bộ phiếu của cử tri đoàn. Các ứng cử viên vào các chức vụ ở bang và địa phương phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của các bang và địa phương đó. Điều bổ sung sửa đổi thứ 22 của Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn năm 1951 cấm Tổng thống Mỹ không được nắm quyền quá hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, Hiến pháp không áp đặt thời hạn đối với hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ mặc dù nhiều nhóm chính trị trong nhiều năm đã vận động để thông qua những quy định về thời hạn đó. Thời hạn nhiệm kỳ đối với các quan chức bang và địa phương, nếu có, được quy định trong các hiến pháp bang và quy định của địa phương.

Có thể thấy, tiến trình cuộc bầu cử ở Mỹ là cuộc đua liên tục về vận động tài chính, chính sách thu hút cử tri, nhất là khả năng vận động công chúng qua cuộc đua tranh cử về hình ảnh, lời nói. Bất cứ cuộc bầu cử nào tại Mỹ đều cần đến ba yếu tố quyết định phần thắng của ứng cử viên: Thứ nhất là khả năng vận động tài chính của mỗi đảng. Thứ hai là đưa ra những chính sách thuyết phục cử tri. Thứ ba, vận động quần chúng thông qua hình ảnh, lời nói. Nếu hai yếu tố: tài chính, chính sách tạo ra sự quyết định trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng của các ứng cử viên thì việc xây dựng hình ảnh của ứng cử viên với quần chúng là yếu tố quyết định phần thắng một cách khách quan bởi nó tác động vào đối tượng cử tri chưa có quyết định rõ ràng trong cuộc bỏ phiếu.

2.1.2. Cuộc tranh cử của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa

Trong các cuộc bầu cử, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa gần như giữ độc quyền giới thiệu ứng cử viên ra tranh cử. Kể từ năm 1860 đến nay, thông qua các cuộc bầu cử, những người Dân chủ và Cộng hòa đã chia nhau kiểm soát nền chính trị Mỹ, nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền như chức Tổng thống, nghị sỹ Quốc hội, chức Thống đốc bang và cơ quan lập pháp cấp bang. Theo các nhà phân tích chính trị, có gần 2/3 dân Mỹ tự coi mình là người của Đảng Cộng hòa hoặc Đảng Dân chủ. Thậm chí ngay cả những người được coi là cử tri độc lập cũng có xu hướng ủng hộ hai đảng này. Trong các cuộc bầu cử được tiến hành từ năm 1980 đến 1996, trung bình có khoảng 75% số cử tri độc lập đã bỏ phiếu ứng cử cho ứng viên Tổng thống của một trong hai đảng trên [32, 24].

Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên được tổ chức vào năm 1789.

Kỳ bầu cử kế tiếp vào năm 1792 (cách 3 năm) và sau đó cứ 4 năm một lần, trùng hợp vào những năm chẵn - năm chia hết cho 4 như 1796, 1824, 1980, 2008... Năm 2000, George W. Bush - ứng viên hàng đầu cho vị trí đại diện Đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống với ứng viên Đảng Dân chủ Al Gore. Cuộc bầu cử năm 2000 là một trong những cuộc đua tranh sít sao nhất trong lịch sử tranh cử Tổng thống. Sau nhiều lần tranh tụng và soát lại phiếu, G. Bush đã dành chiến thắng, trở thành Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ và là người thứ hai theo bước chân cha mình (Tổng thống thứ 41 George Herbert Walker Bush, 1989 – 1993) bước vào phòng Bầu Dục.

Trong cuộc bầu cử năm 2000, Tổng thống đắc cử G. Bush (Đảng Cộng hòa) có 271 cử tri đại biểu với 50.460.110 phiếu (47.9%); ứng cử viên Albert A. Gore (đảng Dân Chủ) được 266 cử tri đại biểu nhưng có số phiếu dân bầu cao hơn 51.003.926 (48.4%) [72].

Mặc dù, nhiệm kỳ đầu tiên Tổng thống Bush đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq, nhưng với sự nỗ lực

cùng việc đưa ra những chính sách mới trong chiến lược tranh cử, với số phiếu 51% (so với 49% của Thượng nghị sĩ Kerry), Tổng thống G.W.Bush đã tái đắc cử nhiệm kỳ 2 trong một cuộc bầu cử “nghẹt thở” từ phút đầu cho đến phút cuối và gay cấn không thua gì cuộc bầu cử năm 2000. Theo kết quả kiểm phiếu tối ngày 3/11/2004, Tổng thống G. Bush giành chiến thắng ở 28 bang, với 254 phiếu đại cử tri, 58.350.976 phiếu phổ thông, tương đương 51%.

Thượng nghị sĩ J. Kerry thắng ở 20 bang, với 252 phiếu đại cử tri, 54.836.234 phiếu phổ thông, tương đương 48%. Kết quả kiểm 90% điểm bỏ phiếu tại bang Ohio, đương kim Tổng thống G.W. Bush vượt ông Kerry 100.000 phiếu (tương đương 51%) [72]. Ông Bush đã tuyên bố chiến thắng tại bang này và giành trọn 20 phiếu đại cử tri. Như vậy, ông Bush đã đạt được 274 phiếu.

Thượng nghị sĩ Kerry chỉ thua sít sao 48%. Trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra cùng ngày, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy Đảng Cộng hòa tiếp tục chiếm đa số tại cả Thượng và Hạ viện, giành 52/100 ghế tại Thượng viện, nhiều hơn một ghế mà họ đang nắm giữ và 226 trong tổng số 435 ghế tại Hạ viện.

Ngay từ khi còn vận động cử tri, Tổng thống Bush từng cam kết sẽ đưa ra một chính sách đối nội "táo bạo" và tiếp tục chính sách đối ngoại theo hướng giải quyết những xung đột còn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ hai, G.W. Bush đã phải đứng trước những thách thức về đối nội và đối ngoại: Khó khăn trong cuộc chiến ở Iraq, cuộc chiến chống khủng bố, chính sách ngoại giao đơn phương, an ninh năng lượng, vấn đề môi trường, tăng việc làm khôi phục nền kinh tế… Tổng thống Bush cũng không thể giải quyết hết những thách thức đó trong thời gian cầm quyền. Sự phản ứng chậm trễ của chính quyền Bush trong thảm họa Bão Katrina – trận thiên tai đã phá hủy New Orleans tháng 8/2005, khiến Bush bị chỉ trích và sự ủng hộ dành cho ông cũng bắt đầu tụt dốc [50]. Cuộc chiến tranh ở Iraq đã làm cho uy tín, sức mạnh và vị trí của nước Mỹ đối với cộng đồng thế giới ngày càng giảm sút.

Tổng thống Bush đã khiến cho nước Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến không có

Một phần của tài liệu So sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 41 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)