VIII.1. Đánh giá tác động môi trường VIII.1.1. Giới thiệu chung
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng nhà máy và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng nhà máy khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo:
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 08/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp;
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đ quy định theo quyết định số
35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;
VIII.2. Tác động của dự án tới môi trường
Dựa trên quy trình sản xuất đã đề cập ở phần trên, có thể xác định các nguồn gây ô nhiễm chính khi dự án đi vào hoạt động như sau:
Các nguồn thải chủ yếu:
a. Các chất thải rắn
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
Rác thải sinh hoạt phát sinh do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của toàn thể cán bộ công nhân trong xưởng và quá trình hoạt động của nhà máy. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt gồm có thức ăn dư thừa, bao bì thực phẩm…
Trong chất thải của qui trình sản xuất còn có các chất thải nguy hại khác như dầu nhớt của các máy móc thiết bị;
b. Nước thải
Nước thải sinh hoạt của nhân viên trong xưởng.
Nước thải sản xuất: Tác động do hoạt động cơ khí, tẩy rửa,..
c. Khí thải bụi và tiếng ồn
Nhà máy được xây dựng độc lập không ảnh hưởng ra môi trường ngoài. Do đó các yếu tố về tiếng ồn, bụi công nghiệp,…được đánh giá là nhỏ.
VIII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án
Chất khí: Dùng hệ thống quạt hút thông khí. Lò nung có các đường thông khí giúp phân hủy toàn bộ khí CO và CO2 phát sinh.
Bụi kim loại:
a. Trang bị khẩu trang và bảo hộ lao động cho công nhân b. Che chắn tại khu vực thao tác
c. Hút bụi định kỳ trong ngày làm việc
d. Hút bụi vào hệ thống có bộ phận lọc giữ bụi
Nước thải sản xuất: Dẫn nước thải vào hệ thống hầm chứa xử lý đạt các chỉ tiêu theo TCVN trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải của khu công nghiệp.
Chất thải sinh hoạt: Thu gom vào thùng chứa có nắp đậy và vận chuyển đến nơi chôn hoặc xử lý đúng yêu cầu vệ sinh môi trường.
VIII.4. Phòng chống cháy nổ
Ban hành nội quy phòng chống cháy nổ:
Ban hành và thực hiện quy chế chống hút thuốc trong khu vực sản xuất, đặc biệt ở những nơi chứa nguyên liệu và thành phẩm.
Phòng chống cháy do dùng điện quá tải:
Quá tải là hiện tượng tiêu thụ điện quá mức chịu tải của dây dẫn. Để tránh hiện tượng quá tải điện, công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau đây:
- Không dùng thêm quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn nếu mạng điện không được tính cho việc dùng thêm những dụng cụ đó;
- Chú ý kiểm tra nhiệt độ các máy móc thiết bị không để nóng quá mức quy định;
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 30
- Những nơi cách điện bị dập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát lửa khi dòng điện bị quá tải sẽ được thay dây mới;
- Khi sử dụng mạng điện và các máy móc thiết bị sẽ có những bộ phận bảo vệ như cầu chì, rơ le.
Phòng chống cháy do chập mạch:
Chập mạch là hiện tượng các pha chập vào nhau, dây nóng chạm vào dây nguội, dây nóng chạm đất làm điện trở mạch ngoài rất nhỏ, dòng điện trong mạch tăng rất lớn làm cháy lớp cách điện của dây dẫn và làm cháy thiết bị tiêu thụ điện. Để đề phòng chập mạch, công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau đây:
- Khi mắc dây điện, chọn và sử dụng máy móc thiết bị điện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn như dây diện trần phía ngoài nhà phải cách xa nhau 0,25 m;
- Các dây điện nối vào phích cắm, đui đèn, máy móc chắc và gọn, điện nối vào mạch rẽ ở hai đầu dây nóng và nguội không trùng lên nhau.
Phòng cháy do tia lửa tĩnh điện:
Tĩnh điện phát sinh ra do sự ma sát giữa các vật cách điện với nhau hoặc giữa các vật cách điện và vật dẫn điện, do va đập của các chất lỏng cách điện (xăng, dầu) hoặc va đập của chất lỏng cách điện với kim loại. Thí nghiệm cho biết khi hiệu điện thế 3 KV, tia lửa điện có thể gây cháy phần lớn các khí cháy, còn khi hiệu điện thế 5 KV sẽ gây cháy các chất dễ cháy như sợi bông bụi, gỗ, cao su, … Để đề phòng tĩnh điện có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Truyền điện tích tĩnh điện đi bằng cách tiếp đất cho các thiết bị máy móc, các bể chứa, các ống dẫn;
- Tăng độ ẩm tương đối của không khí ở trong các phân xưởng có nguy hiểm tĩnh điện lên 70% (vì phần lớn các vụ cháy, nổ do tích điện gây ra khi độ ẩm của không khí thấp trong khoảng 30 – 40% và dẫn điện kém), ion hóa không khí để nâng cao tính dẫn điện của không khí;
Phòng chống cháy trong trường hợp máy bị cháy.
Động cơ điện là máy biến điện năng thành cơ năng. Muốn cho máy chạy phải có nguồn điện cung cấp. Những điện năng đó không phải hoàn toàn biến thành cơ năng mà một phần biến thành nhiệt năng. Máy chạy càng nhanh thì sức phản điện động càng lớn, điện năng hao phí thành nhiệt càng ít. Máy chạy càng chậm thì sức phản điện động càng nhỏ, điện năng hao phí về nhiệt càng nhiều. Nếu có nguồn điện vào mà máy đứng im không chạy thì không còn thế phản điện động nữa, cường độ tăng lên rất lớn làm cho dây cuốn trong động cơ không chịu đựng được sẽ bị cháy. Do đó, khi cho nguồn điện vào động cơ mà không thấy máy chạy sẽ ngắt điện và tiến hành sửa chữa kịp thời (nếu không sẽ cháy động cơ).
Biện pháp chữa cháy thiết bị điện:
Trong đám cháy, điện bao giờ cũng có ánh chớp sáng xanh của tia lửa điện, mùi khét của ozone không khí hoặc mùi khét do cháy các vỏ cách điện. Thiết bị điện cháy thường không cháy to, nhưng nguy hiểm, vì nếu không dập tắt kịp thời sẽ gây cháy nhà xưởng, thiết bị và các loại vật tư khác. Trước khi chữa cháy thiết bị điện, cắt
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
nguồn điện rồi mới tiến hành cứu chữa. Nếu cháy nhỏ sẽ dùng bình CO2 để cứu chữa.
Khi đám cháy đã phát triển lớn thì tùy tình hình cụ thể mà quyết định phương pháp cứu chữa thích hợp.
Khi cắt điện, người chữa cháy sẽ được trang bị các dụng cụ bảo hộ như sào cách điện, bục cách điện, ủng, găng tay và kéo cắt điện. Những dụng cụ này phải ghi rõ điện áp cho phép sử dụng.
Công tác phòng cháy chữa cháy:
Nhằm đề phòng và khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong nhà máy, biện pháp về phòng cháy chữa cháy sẽ được áp dụng nghiêm túc và tuân theo quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy của Chính phủ Việt Nam.
Công ty có những phương án phòng cháy chữa cháy tích cực sau:
- Thiết kế, xây dựng nhà xưởng, các hạng mục ở bậc chịu lửa, khoảng cách an toàn PCCC, lối thoát nạn, lắp đặt hệ thống điện sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 2622 – 95 và tiêu chuẩn 11 TCN 18-14 do chính phủ Việt Nam quy định về công tác PCCC;
- Trang bị bình chữa cháy xách tay loại T35kg, bình chữa cháy CO2 loại T5kg ngoài ra, công ty còn trang bị đầu báo nhiệt, đầu báo khói, còi báo cháy, tủ PCCC,…
- Lắp đặt hệ thống chống sét theo tiêu chuẩn 20TCN 46 -84.
- Các máy móc, thiết bị có lý lịch kèm theo và được đo đạc theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật; xây dựng các bảng hướng dẫn quy trình nghiêm ngặt trong việc bảo trì, sửa chửa các thiết bị máy móc tại các khu vực sản xuất;
- Bố trí các sơ đồ thoát hiểm tại khu vực mọi người quan sát thấy;
- Thường xuyên kiểm tra các biển báo, biển cấm lửa, nội quy PCCC, phương tiện PCCC;
- Tổ chức thường xuyên các đợt tập dợt chữa cháy cho công nhân, nêu chi tiết các nhiệm vụ mà người lao động cần thực hiện khi xảy ra sự cố cháy nổ.
- Quy định khu vực được phép hút thuốc lá tại những khu vực riêng và lắp đặt các dụng cụ điện an toàn tại khu vực này;
- Không cho bất kì cá nhân nào mang các vật dụng có khả năng phát sinh lửa vào khu vực đã được quy định;
- Tổng mặt bằng của nhà máy khi thiết kế xây dựng có lưu ý đến mặt bằng PCCC nên khi có sự cố, xe chữa cháy có thể vào tận nơi để khắc phục;
- Hệ thống cấp điện cho nhà máy và hệ thống chiếu sáng bảo vệ được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện.
Chống sét :
Tại các nhà cao tầng có bố trí hệ thu lôi theo quy định.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 32