CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VI.1. Đánh giá tác động môi trường
VI.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.
- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;
Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án
Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trương sẽ được liệt kê trong các bảng sau đây của Chính phủ Việt
Nam(1995). Tùy theo từng trường hợp, các quy định, điều khoản chặt chẽ nhất trong những tiêu chuẩn trên sẽ được áp dụng.
Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong môi trường không khí Tên chất Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937-1995 (mg/m3)
Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ
CO 40 10 5
NO2 0.4 - 0.1
SO2 0.5 - 0.3
Pb - - 0.005
O3 0.2 - 0.06
Bụi lơ lửng 0.3 - 0.2
Nồng độ cho phép của chất thải nước mặt
TT TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5942-1995
Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
A Giá trị giới hạn B
1 PH - 6-8.5 5.5-9
2 BOD5 (20oC) mg/l < 4 < 25
3 COD mg/l < 10 < 35
4 Oxy hòa tan mg/l ≥ 6 ≥ 2
5 Chất rắn lơ lửng mg/l 20 80
6 Dầu, mỡ mg/l Không phát
hiện 0.3
7 Chất tẩy rửa mg/l 0.5 0.5
8 Coliform MPN/100 ml 5,000 10,000
Ghi chú:
− Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).
− Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có quy định riêng.
VI.2. Tác động của dự án tới môi trường VI.2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn
Khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy yếm khí như NH4+, H2S... từ các địa điểm chăn nuôi gia súc
Chất thải lắng tụ trong ao hồ nuôi thuỷ sản sẽ sinh ra các loại khí trong đó có hai sản phẩm chính có tính độc cao đối với thuỷ sinh và môi trường là NH3 và H2S.
Khí NH3 sinh ra do sự bài tiết của thuỷ sinh và sự phân hủy chất đạm có trong các vật chất hữu cơ ở điều kiện hiếu khí (tức là điều kiện có ôxy) và yếm khí (tức là điều kiện không có ôxy). Khí NH3 có thể ức chế quá trình đào thải NH3và ứ đọng NH3 trong cơ thể dẫn đến đầu độc sinh vật nuôi. Trường hợp nặng có thể gây chết, nhẹ có thể gây sốc, làm tăng lượng NH3 trong máu, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, gan tụy và thần kinh thuỷ sinh vật. Trong không khí có lẫn hơi NH3, tùy theo nồng độ, mà
người và động vật sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Hiện tượng phát hiện thấy có mùi gây khó chịu cơ quan khứu giác và ảnh hưởng đến đường hô hấp, sức khỏe khi tiếp xúc lâu. Nồng độ 5ppm trở lên gây chảy nước mắt kể cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn, 20 – 50ppm - kích thích mắt, mũi, khó thở kể cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn; 50 – 100ppm gây ho, co thắt cuống phổi; 100 ppm trờ lên sẽ nguy hiểm đến tính mạng kể cả tiếp xúc dưới 30 phút gây phù, ngẹt thở, ngạt và nhanh chóng tử vong.
Khí H2S chỉ sinh ra từ các chất hữu cơ lắng tụ khi phân hủy trong điều kiện yếm khí.
Những lớp đất yếm khí có chất hữu cơ thường có màu đen đặc thù do sự hiện diện của các hợp chất sắt khử. Khí H2S ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật. Nếu H2S hiện diện trong ao nuôi ở nồng độ cao, ta có thể nhận ra bằng đặc điểm có mùi trứng thối đặc trưng của H2S. Tuy nhiên, khi nồng độ H2S cao đủ để phát hiện bằng mùi thối thì có lẽ chúng đã vượt trên mức gây độc cho thuỷ sinh. Người hít phải khí sẽ cảm thấy ngạt thở, tức ngực, ho khan, mắt mũi ràn rụa, tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong
Tính độc của NH3 và H2S tùy thuộc vào nồng độ của chúng, độ pH và các thông số khác. NH3 trở nên độc hơn khi pH cao còn H2S lại độc hơn khi pH thấp.
Chủ đầu tư sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu tại chương 4 để các loại khí này không ảnh hưởng đến sức khoẻ của các loại thuỷ sinh nuôi và không gây ảnh hường đến môi trường.
Khí thải của các phương tiện giao thông vận chuyển ra vào
Khí thải ra còn do phương tiện giao thông vận tải hoạt động trong khu vực dự án khi dự án đi vào hoạt động bao gồm các loại xe (hai bánh, xe bốn bánh các loại). Các phương tiện này phần lớn sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diesel. Khi hoạt động như vậy, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2,...Tuy nhiên, đây là một nguồn gây ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định mà phân tán, lưu lượng lưu thông tương đối thấp chỉ khoảng 150 lượt xe gắn máy, 15 lượt xe bốn bánh. Đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí khi dự án đi vào hoạt động.
VI.2.2. Nguồn phát sinh nước thải
Khi dự án đi vào ổn định, nguồn nước thải có thể phát sinh bao gồm: nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ cơ sở chế biến thức ăn và nước thải từ các ao nuôi thủy sản.
Nước mưa
Nước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực dự án có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu trong khu vực. Lượng nước này có nồng độ chất lơ lửng cao. Tuy nhiên, mức độ gây ô nhiễm từ lượng nước mưa này không nhiều, hơn nữa, mặt bằng cơ sở, khu điều hành và đường nội bộ được đổ bê tông, có hệ thống thoát nước mưa riêng nên việc thoát nước mưa rất thuận tiện và dễ dàng.
Trên toàn bộ diện tích mái nhà, sân bãi của khu đất dự án, đường nội bộ chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước mưa,...Có thể xảy ra tình trạng nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất làm cuốn theo các chất bẩn, rác, cát,..xuống đường thoát nước, xuống các hồ ao nuôi thủy sản.
Nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng rác, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải có tính chất ô nhiễm nhẹ (quy ước sạch) được thoát nước trực tiếp vào hệ thống thu gom nước mưa của khu vực và xả thẳng ra nguồn mà không qua xử lý.
Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án trong quá trình hoạt động của dự án được tính theo công thức:
Q = φ x q x S Trong đó:
- S; diện tích khu vực dự án, S = 18.2504 ha - φ: hệ số che phủ bề mặt, φ = 0.95
- q: cường độ mưa, q = 166.7 x i, với i là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng có lượng mưa lớn nhất (theo Hoàng Huệ - 1996). Theo số liệu thủy văn của khu vực thì lượng mưa lớn nhất trong tháng là 208 mm. Giả sử trong tháng mưa nhiều nhất có 12 ngày và mỗi ngày mưa 3 giờ, suy ra i = 0.096 mm/phút.
Suy ra, lưu lượng mưa trong tháng mưa lớn nhất phát sinh tại khu vực là:
Q = 0.95 x 166.7 x 0.096 x 18.2504 = 277.5 l/s = 0.2775 m3/s
Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
TT Thông số ô nhiễm Đơn vị tính Nồng độ
1 Tổng Nitơ mg/L 0.5 – 1.5
2 Tổng Phospho mg/L 0.004 – 0.03
3 COD mg/L 10 - 20
4 TSS mg/L 10 - 20
Hệ thống thoát nước mưa trong khu vực dự án sẽ tiếp nhận lượng nước này và xả ra nguồn tiếp nhận.
Hiện tại chưa có số liệu về thành phần nước mưa rửa trôi, tuy nhiên do chỉ lôi cuốn bụi và thành phần rơi vãi nên nếu khu vực dự án có chế độ vệ sinh tốt thì không có sự cố gì xảy ra, thành phần ô nhiễm này sẽ không đáng kể.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt chủ yếu là nước thải nhà vệ sinh chung của khu nuôi trồng. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, Nitơ, Phốtpho, dầu mỡ, Coliform tương đối cao.
Theo bảng dự toán nhu cầu phân chia nhân công đã đề cập ở chương 1, Nhu cầu lao động khi dự án đi vào hoạt động ổn định là 120 người.
Với nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho mỗi công nhân 200 lít/người.ngày, tổng nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt cho toàn cơ sở là:
Qcấp = 120 người x 200 l/người.ngày = 24,000 l/ ngày = 24 m3/ngày.đêm Ước tính tổng lượng nước thải ra bằng lượng nước sử dụng:
Qthải = 24 (m3/ngày.đêm)
Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng, các vi sinh vật gây bệnh và cùng với chất bài tiết nên có thể gây ô nhiễm nước mặt trong khu vực. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt được tính toán như sau :
Bảng: Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong NTSH tính cho 1 người/1 ngày đêm
TT Chất ô
nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)
Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
Nồng độ (mg/L)
QCVN 14:2008 CỘT B, K =
1,2
1 BOD5 45 - 54 5.40 – 6.48 225 - 270 60
2 COD 72 - 102 8.64 – 12.24 360 – 510 -
3 SS 70 - 145 8.40 – 17.40 350 – 725 120
4 Tổng N 6 - 12 0.72 – 1.44 30 – 60 -
5 NH4 2.4 – 4.8 0.288 – 0.576 12 - 24 12
6 Dầu mỡ 10 - 30 1.2 – 3.6 50 – 150 24
7 Tổng P 0.6 – 4.5 0.072 – 0.54 3 – 22.5 -
Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993
Nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép (QCVN 14 : 2008 cột B) nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ công nhân viên tại khu nuôi trồng, còn làm lan truyền dịch bệnh cho toàn bộ khu vực dự án và các khu vực lân cận. Do đó để đảm bảo vệ sinh cần phải thu gom và xử lý lượng nước thải một cách hợp lý tránh gây nhiễm nguồn nước mặt.
Nước thải sản xuất
Trong khu nuôi trồng nông thủy sản hầu như không phát sinh nước thải. Chỉ có nước thải phát sinh trong trong khâu vệ sinh thiết bị, máy móc. Nước thải này có đặc trưng của loại hình sản xuất thức ăn gia súc, chứa nhiều cặn lơ lửng, nồng độ các chất hữu cơ cao, ước tính lượng nước thải này khoảng 2m3/ngày.
Nước thải từ ao hồ nuôi thủy sản
Theo kết luận ở nhiều nước trên thế giới và kinh nghiệm đã tổng kết ở một số địa phương cho các trang trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung thì nồng độ các chất ô nhiễm có nồng độ như sau:
Bảng: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
STT Chất ô nhiễm Nồng độ Đơn vị tính
1 BOD 2,500-4,500 mg/lít
2 Tổng lượng N 600-900 mg/lít
3 Tổng lượng P 60-120 mg/lít
4 Chất rắn lơ lửng 700-2,500 mg/lít
5 PH 5.5-6.5 mg/lít
(Nguồn kiểm soát ô nhiễm)
Lưu lượng xả thải không ổn định. Chỉ khi vệ sinh ao hồ sau khi thu hoạch, thay nước định kỳ hoặc khi có dịch bệnh. Lượng nước thải ra được tính như sau:
+ Nước thải từ ao nuôi cá: 23,362 m2 x 1.5m = 35, 043 m3/3 tháng = 389 m3/ngày.
(Diện tích ao nuôi là 23,362 m2, mực nước trong ao là: 1.5m, trung bình 3 tháng thay nước 1 lần)
+ Nước thải từ ao nuôi baba: 9,160 m2 x 0.6m = 5,496 m3/ 2 tuần = 393 m3/ngày.
(Diện tích ao nuôi là 9,160 m2, mực nước cần thay là: 0.6 m, trung bình 2 tuần thay nước 1 lần)
+ Nước thải ao nuôi ếch: 45,251 m2 x 0.10 m = 4,525 m3/ 3 ngày = 1,508 m3/ngày.
(Diện tích ao nuôi là 45,251 m2, mực nước cần thay là 0.10m, trung bình 3 ngày thay nước 1 lần)
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, chất thải rắn có thể phát sinh từ các nguồn sau:
+ Chất thải rắn từ sinh hoạt hằng ngày của cán bộ công nhân viên làm việc trong khu nuôi trồng thủy sản.
+ Chất thải rắn từ khu trồng cây ăn trái
+ Chất thải rắn từ các ao hồ nuôi như phân thủy sản, xác thủy sản chết...
+ Chất thải nguy hại như: bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu nhớt thải, mực in từ khu điều hành...
Chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các thành phần rác thực phẩm, giấy, nilon, carton, vải, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại…
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nên dễ phân hủy gây mùi hôi, khó chịu. Lượng nước thải rò rỉ từ rác có nồng độ chất ô nhiễm rất cao nên rất dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm. Trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có những thành phần rất khó phân hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất như nilon, nhựa...
Có thể tham khảo thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo kết quả điều tra của Trung tâm Centema năm 2008.
Bảng: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
TT Thành phần Tỷ Lệ (%)
Khoảng dao động Trung bình
1 Thực phẩm 61.0 – 96.6 79.17
2 Giấy 1.0 – 19.7 5.18
3 Carton 0 – 4.6 0.18
4 Nilon 0 – 36.6 6.84
5 Nhựa 0 – 10.8 2.05
6 Vải 0 – 14.2 0.98
7 Gỗ 0 – 7.2 0.66
8 Cao su mềm 0 0
9 Cao su cứng 0 – 2.8 0.13
10 Thủy tinh 0 – 25.0 1.94
11 Lon đồ hộp 0 – 10.2 1.05
12 Sắt 0 0
13 Kim loại màu 0 – 3.3 0.36
14 Sành sứ 0 – 10.5 0.74
15 Bông băng 0 0
16 Xà bần 0 - 9,3 0.69
17 Styrofoam 0 – 1.3 0.12
Nguồn số liệu: Trung tâm Centema, 2008
Như đã trình bày ở trên, trong thời gian hoạt động và vận hành của dự án sẽ có 120 người trực tiếp làm việc. Nếu lấy tốc độ phát sinh rác là 0.5 kg/người.ngày thì lượng rác sinh hoạt phát sinh hàng ngày là 60 kg. Trung bình là 1,800 kg/tháng.
Chất thải rắn từ ao, hồ nuôi
Chất thải từ ao hồ nuôi thủy sản chủ yếu là:
Phân cá, phân thủy sản khác, các loại khoáng chất tại các ao nuôi (dưới dạng bùn thải) sau mỗi chu kỳ nuôi được vệ sinh và các loại thủy sản chết do sự cố kỹ thuật, dịch bệnh và phế phẩm. Lượng phân trong các hồ nuôi (tính bình quân một chu kỳ nuôi) là 1%
trọng lượng thức ăn cung cấp trong quá trình nuôi thủy sản.
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm các chất thải chứa tác nhân gây lây nhiễm mầm bệnh, bóng đèn huỳnh quang, dầu động cơ, bao bì thải có chứa thành phần nguy hại,… Khối lượng các loại chất thải nguy hại được ước tính như trong bảng sau:
Bảng: Khối lượng các loại chất thải nguy hại
STT Tên sản phẩm Trạng thái Đơn vị Số lượng/tháng
1. Chất thải chứa các tác nhân
gây lây nhiễm Bùn Kg/tháng 20
2. Bóng đèn huỳnh quang Rắn Kg/tháng 2
3. Dầu động cơ, hộp số Lỏng Kg/tháng 3
4. Bao bì thải có chứa chất thải
nguy hại Rắn Kg/tháng 10
5. Giẻ lau dính dầu mỡ thải Rắn Kg/tháng 5
6. Mực in Rắn Kg/tháng 0.5
VI.3. Biện pháp giảm thiểu tác động của dự án tới môi trường VI.3.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường được dẫn về bể tự hoại.
- Bố trí đường thoát nước mưa hợp lý tránh đi qua các bãi chứa nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm.
- Giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách che chắn công trường, tránh để phát tán.
- Che chắn vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển cũng như những khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong mùa khô để giảm lượng bụi trong không khí, nhất là trong điều kiện thi công có nắng nóng kéo dài.
- Lập trạm rửa xe trước khi ra khỏi công trường.