Bài đọc thêm chương 2
Bài đọc 2.1. Project Casework on Integrated Pollution Prevention and Control
Car Duisberg Gesellschaft & EE Program (AIT). Bangkok, 1995.
Bài toán tính NPV và IRR.
Phân tích tình hình tài chính của việc phòng ngừa ô nhiễm ở nhà máy sản xuất polypropylen
Việc sản xuất polypropylen, một polyme thông dụng được sử dụng trong nhiều sản phẩm, sẽ dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm phụ có chứa các chất sáp cao phân tử với 1 lượng vết các nguyên tố kim loại. Việc đưa các chất sáp này trở lại quá trình sản xuất polypropylen ban đầu là không khả thi bởi do các chất sáp này tạo thành đạng đặc quánh ở các nhiệt độ cao rất bất tiện khi xử lý. Do vậy các chất sáp này được coi là chất thải. Phần lớn lượng chất thải này được chôn lấp.
Các nghiên cứu về việc ngăn ngừa sự tạo thành các sản phẩm phụ đã dẫn đến việc sử dụng 1 chất xúc tác mới trong quá trình sản xuất polypropylen. Khi sử dụng chất xúc tác mới này thì sản phẩm phụ hầu như bị loại bỏ hoàn toàn. Hiệu quả thực tế là sản lượng sản phẩm polypropylen được nâng lên và chi phí loại bỏ chất thải sẽ không còn. Các số liệu đúc kết trong bảng 1 là các ước tính về vốn đầu tư và các chi phí hoạt động bổ sung khi đưa chất xúc tác mới vào trong quá trình sản xuất.
Thu nhập từ việc bổ sung chất xúc tác mới được tạo ra do hai nguồn. Nguồn tiết kiệm nguyên vật liệu do sản lượng polypropylen được nâng cao ước tính vào khoảng 15.000 đôla/năm. Nguồn tiết kiệm từ chi phí loại bỏ chất thải vào khoảng 160.000 đôla/năm
Bảng 1: Các thông số về chi phí
Các chi phí về vốn Các chi phí hoạt động bổ sung hàng năm Thiết bị/nguyên vật liệu 250.000 đôla
Lắp đặt 53.000 Kỹ thuật/Tư vấn 40.000 Xin giấy phép 20.000 Khởi động 7.000 Các chi phí phát sinh 30.000 Tổng cộng 400.000
Mua chất xúc tác 10.000 đôla Bảo trì (năm thứ 3 và 5) 5.250 Huấn luyện (năm thư 1) 10.000 Giám sát (năm thứ nhất) 8.750
Lưu ý : Việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và chi phí loại bỏ chất thải được xem như là thu nhập.
a. Với tỷ suất chiết khấu là 13%, hãy tính NPV của việc bổ sung chất xúc tác mới theo các số liệu đã cho ở bảng 1 (trong 5 năm).
b. Tính IRR và so sánh với tý suất chiết khấu r = 13%.
Bài giải:
Phân tích tình hình tài chính của việc phòng ngừa ô nhiễm ở nhà máy sản xuất polypropylen
a. Tính NPV
Khoản đầu tư vốn ban đầu : Co= 400.000 đôla
Thu nhập trong năm thứ nhất thứ hai, ba, bốn và năm là như nhau và = Tiết kiệm nguyên vật liệu + Tiết kiệm chi phí chất thải = 15.000 + 160.000 = 175.000 đôla
Chi phí trong năm thứ nhất = Huấn luyện + Phí chất xúc tác + Giám sát
= 10.000 + 10.000 + 8.750 =28.750 đôla
Chi phí trong năm thứ hai = Chi phí năm thứ tư = 10,000 (Phí chất xúc tác) Chi phí trong năm thứ ba = Chi phí năm thứ năm
= 10.000 + 5.250 (bảo trì + phí chất xúc tác)
= 15.250 đôla
Với r = 13%, theo công thức tính NPV = )
) 1 ( (
) 1
( 1
1 ∑
∑= − + = + +
n
t t
t o
n
n t
t
r C C
r
B , ta có:
NPV =
3 ., 0 1
000 . 175
+ + (1 0,13)2
000 . 175
+ + (1 0,13)3
000 . 175
+ + (1 0,13)4
000 . 175
+ + (1 0,13)5
000 . 175
+ - (400.000 + )
13 , 0 1 (
750 . 28
+ + (1 0,13)2
000 . 10
+ + (1 0,13)3
250 . 15
+ + (1 0,13)4
000 . 10
+ + (1 0,13)5
250 . 15
+ ) = 154.042 đôla b. Tính IRR
IRR chính là lãi suất chiết khấu (r) mà ứng với nó tổng giá trị hiên tại ròng bằng tổng hiện giá vốn đầu tư:
NPV = ∑ ∑
=
= = + +
+
n
t t
t o
n
n t
t
r C C
r B
1
1(1 ) (1 )
NPV = +IRR 1
000 .
175 + (1 )2
000 . 175
+IRR + (1 )3
000 . 175
+IRR + (1 )4
000 . 175
+IRR + (1 )5
000 . 175
+IRR
= (1 ) 750 . 28
+IRR + (1 )2
000 . 10
+IRR + (1 )3
250 . 15
+IRR + (1 )4
000 . 10
+IRR + (1 )5
250 . 15
+IRR + 400.000 Tính toán sử dụng phương pháp giải lặp, ta có IRR = 27.6%
Có nhiều phương pháp khac để tính gần đúng IRR:
+ Phương pháp đồ thị + Phương pháp lập bảng
Bài đọc 2.2. Phương pháp tính tổng trọng số
Đây là 1 phương pháp định lượng dùng để sàng lọc và sắp xếp các giải pháp giảm thiểu chất thải. PP này cung cấp 1 công cụ lượng hoá các tiêu chí quan trọng có tác động đến việc quản lý chất thải. PP này gồm có 3 bước:
Bước 1: Xác định các tiêu chí quan trọng liên quan đến các mục tiêu và trách nhiệm của chương trình giảm thiếu chất thải. Ví dụ:
•Giảm lượng chất thải,
•Giảm mức độ nguy hại của chất thải (độc tính, tính dễ cháy, tính ăn mòn, v.v ....)
•Giảm chi phí xử lý và thải bỏ chất thải,
•Giảm chi phí nguyên vật liệu,
•Giảm trách nhiệm pháp lý và phí bảo hiểm,
•Không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm,
•Chi phí đầu tư thấp,
•Thời gian hoàn vốn ngắn
•Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp,
•Dễ thực hiện, v.v...
Mỗi tiêu chí được cho trọng số từ 0 đến 10, xác định theo tầm quan trọng của chúng. Ví dụ: nếu việc giảm chi phí xử lý và thải bỏ chất thải là rất quan trọng trong khi việc giảm trách nhiệm pháp lý ít quan trọng thì thiêu chí trước sẽ được cho điểm 10 và tiêu chí sau sẽ được cho 1 hay 2 điểm. Các tiêu chí không quan trọng thì cho điểm 0.
Bước 2: Mỗi giải pháp sau đó được cho điểm theo mỗi tiêu chí. Tương tự như trên, ta sử dụng thang điểm từ 0 đến 10.
Bước 3: Nhân các điểm cho của mỗi giải pháp theo các tiêu chí với trọng số của tiêu chí để được điểm tổng cộng.
Các giải pháp có điểm tổng cộng cao nhất được lựa chọn để tiếp tục xem xét tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật.
Ví dụ:
Công ty A xác định rằng việc giảm lượng nước thải là tiêu chí quan trọng nhất với trọng số đựoc cho là điểm 10. Các tiêu chí quan trọng khác với trọng số tương ứng gồm dễ thực hiện (8), giảm trách nhiệm pháp lý (5), giảm chi phí xử lý (3). Có ba giải pháp được đưa ra:
X: xử lý bằng phương pháp vi sinh (hiệu quả xử lý 80%, chi phí cao, khó thực hiện) Y: xử lý bằng phương pháp hoá học (hiệu quả xử lý khoảng 60%, chi phí cao, tương đối khó thực hiện)
Z: xử lý bằng phương pháp cơ học (hiệu quả xử lý khoảng 20%, chi phi trung bình, dễ thực hiện)
Các tiêu chí Trọng số Các giải pháp
X Y Z
1. Giảm lượng nước thải 10 9 7 3
2. Dễ thực hiện 8 1 4 7
3. Giảm trách nhiệm pháp lý 5 8 6 2
4. Giảm chi phí xử lý 3 3 4 5
Tổng 147 144 111
Từ kết quả trên, 2 giải pháp X và Y sẽ đựơc lựa chọn cho các đánh giá tiếp theo vì chúng có điểm tổng cộng lớn hơn giải pháp Z dù không chênh lệch nhau nhiều.
BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔNG TRỌNG SỐ Một cơ sở sản xuất đồ nhựa (can, xô, chậu,...) thường gây ô nhiễm không khí và thải nhiều nhựa dẻo có sơ đồ dòng quá trình như sau:
Cơ sở sản xuất tiến hành đánh giá SXSH. Có 4 cơ hội được đề xuất gồm:
A. Thu hồi và tái sử dụng nhựa rẻo trộn vào làm nguyên liệu đầu, B. Thay khuôn mới để giảm độ dày sản phẩm (tiết kiệm nhựa), C. Cải tiến máy đùn ép nhựa để ít tốn nhiên liệu, ít tạo khói, khí thải, D. Lắp đặt hệ thống bơm hút để đẩy khí thải ra ngoài.
Các tiêu chí để lựa chọn theo thứ tự trong số gồm:
1. Giảm khí thải gây ô nhiễm 10 2. Giảm nhựa rẻo thải bỏ 8
3. Ít vốn đầu tư 6
4. Dễ thực hiện 5
5. Tăng thêm lợi nhuận trước mắt 3
Hãy sử dụng phương pháp lấy tổng có trọng số lựa chọn 2 cơ hội đề xuất trong số 4 cơ hội trên để thực hiện. Mỗi nhóm tự thảo luận và đề xuất cho từng cơ hội theo từng tiêu chí. Ghi kết quả lên bảng và thảo luận giữa các nhóm.
Ghi chú: Ghi tên các thành viên trong nhóm vào danh sách:
1. 4.
2. 5.
3. 6. ….
Nấu chảy
Đùn ép
Định khuôn
Làm nguội
Cắt gọt Nhựa rẻo
Nhựa nguyên liệu
Khí thải Nhiệt
Phụ gia (vd., màu)
Khí thải Nhiệt
Dầu bôi khuôn
Nước
Dầu rơi vãi
Nước thải
Sản phẩm
Bài tập chương 2 về Cân bằng vật chất và năng lượng
BÀI 1. Dưới đây là một số công đoạn trong sản xuất phân vi sinh và các số liệu kiểm toán thu được:
− Khối lượng nguyên liệu : 17.160 tấn/năm
− Độ ẩm nguyên liệu : 85%
− Khối lượng N-P-K : 9.630 tấn/năm
− Khối lượng chất vi lượng : 12 tấn/năm
− Khối lượng men vi sinh : 60 tấn/năm
− Chất thải rắn thu gom : 1,2 tấn/năm
− Sản phẩm phân ví sinh : 12.000 tấn/năm
Hãy tính cân bằng vật chất toàn bộ cho phân xưởng và nhận xét về cân bằng. Cho biết khối lượng chất vo viên không đáng kể.
Nghiền, sàng Phối trộn,
lên men
Ép viên, đóng gói Nguyên liệu
Thành phẩm N-P-K
Các chất vi lượng Men vi sinh Chất vo viên
Bụi, rơi vãi
Rơi vãi Rơi vãi Bao bì hỏng
Sấy khô Hơi nước
Bụi