Ký hiệu và mô tả hiện tượng khí tượng

Một phần của tài liệu Giáo trình QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG bề mặt 1 (Trang 163 - 168)

CHƯƠNG 4: QUAN TRẮC HIỆN TƯỢNG KHÍ TƯỢNG

4.2. Ký hiệu và mô tả hiện tượng khí tượng

a. Mưa(Rain)

Giáng thuỷ dưới dạng những hạt nước rơi có đường kính d>0.5mm, có hạt nhỏ hơn nhưng rất thưa, mưa thường rơi từ mây As, Ns, Sc. Cường độ mưa không có những thay đổi đột ngột.

b. Mưa rào(shower B)

Giáng thuỷ do những hạt nước có đường kính > đường kính của hạt mưa thường. Mưa rào có đặc điểm thời gian mưa ngắn, bắt đầu và chấm dứt đột ngột, cường độ biến đổi nhanh rõ rệt. Cho nên khi xác định mưa rào không căn cứ vào thời gian của giáng thuỷ.

Cần phân biệt mưa rào với mưa cách khoảng. Mưa rào thường đi đôi với mây tách rời, bầu trơi có những khoảng trống cục bộ. Mưa cách khoảng thường tồn tại với trời đầy mây, ngay trong khoảng thời gian mưa không rơi. Mưa rào thường rơi từ mây Cb, Cu.

c. Mưa phùn(drizzle C)

Giáng thuỷ dưới dạng những hạt nước nhỏ, đường kính < 0.5mm, hạt rất dày rơi chậm tựa như lơ lửng trong không khí, mưa phùn sinh ra từ mây St.

Phân biệt giữa mưa và mưa phùn:

Hạt mưa nhỏ rơi tuy rất nhẹ nhưng có thể phân biẹt được bằng mắt thường, hạt mưa lại thưa không mau như mưa phùn. Mặt khác khi mưa rơi xuống mặt nước hình thành vòng sóng, rơi trên gỗ khô gây vết ướt.

Còn mưa phùn thì ngược lại với mưa và khi rơi hầu như không thể nhận ra giọt mưa bằng mắt thường.

d. Mưa đá (hail ∆)

Giáng thuỷ dạng những hạt nước đá (cục đá) có thể trong suốt, có thể đục một phần hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón hoặc không đều. Đường kính thay đổi nhiều trong phạm vi từ 5 - 50mm. Mưa đá rơi xuống từ mây Cb và thường kèm theo mưa rào, dông và gió lớn.

e. Mưa đá nhỏ (sleet H)

Giáng thuỷ dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ mây vũ tích Cb. Các hạt hầu như hình cầu hiếm khi hình nón, đường kính của hạt có thể ≥5mm.

Là những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1km.

Trong sương mù người ta có cảm giác không khí “dinh dính”, “ẩm ướt”, thông thường sương mù có màu trắng nhờ.

Đứng trong sương mù không thấy trời (kể cả trời xanh và mây) gọi là sương mù kín trời.

Đứng trong sương mù thấy trời hoặc mây gọi là sương mù hở trời.

g. Mù (blind =)

Hình thành bởi những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí từng màn mỏng, màu xám đủ bao phủ cảnh vật, làm giảm tầm nhìn < 10km nhưng ≥1km.

Trong mù không khí thường không “ẩm ướt” hoặc “dinh dính”.

h. Sương móc ()

Giọt nước đọng trên các vật thể bắt nguồn từ sự ngưng kết hơi nước trong không khí, có hai loại sương móc.

Giọt nước hình thành trên các vật thể có bề mặt đủ lạnh, thường do bức xạ ban đêm, kích thích sự ngưng kết hơi nước chứa trong không khí trong vật thể.

Giọt nước hình thành trên các vật thể đủ lạnh kích thích sự ngưng kết của hơi nước trong không khí tiếp xúc với mặt này qua quá trình bình lưu.

i. Sương muối (P):

Băng đọng lại trên các vật thể trên bề mặt, thường dưới dạng những tinh thể hình vạch kim hoặc hình quạt xuất hiện vào mùa đông.

Sương muối hình thành do sự liên kết băng của hơi nước trong không khí khi tiếp xúc với các vật thể có nhiệt độ dưới 00C. Thời tiết để hình thành sương muối là trời quang mây hay ít mây và mỏng, nhiệt độ xấp xỉ 00C, độ ẩm tương đối cao, lặng gió hoặc gió nhẹ.

j. Vòi rồng (R):

Là hiện tượng gió xoáy mạnh sinh ra từ chân mây vũ tích Cb thể hiện 1 cột mây hay 1 “nón mây” đảo ngược hình phễu như 1 vòi voi khổng lồ. Trục vòi rồng thẳng đứng, nghiêng hoặc ngoằn ngoèo, đường kính của vòi rồng thường vài chục mét có khi vài trăm mét.

Khi vòi rồng xuống gần mặt biển, mặt đất thì bụi, cát, nước, nhiều khi cả những vật nặng bị cuốn lên cao. Do tốc độ gió xoáy trong vòi rồng lớn nên vòi rồng có sức phá hoại đáng kể.

4.2.2. Thạch hiện tượng a. Mù khô (W):

Không khí vẩn đục do những phần tử rắn, khô lơ lửng trong không khí mà mắt thường không phân biệt được. Khi những phần tử rắn khô ấy tập trung khá nhiều đủ làm cho không khí đục mờ. Khi có mù khô mà mặt trời ở thấp sẽ có màu vàng ửng.

Trong mù khô độ ẩm thấp, tầm nhìn ngang dưới 10km. Khi mù khô mạnh có thể làm tầm nhìn ngang giảm xuống dưới 1km. Mù khô có thể che kín trời trông giống như mây Cs nhưng không cho hiện tượng quầng.

b. Khói (X):

Là hiện tượng lơ lửng trong không khí, những phần tử nhỏ là tàn dư của sự cháy, có thể ngửi thấy mùi.

c. Bụi cuốn hay cát cuốn (Z):

Tập hợp bụi hoặc cát bị gió cuốn khỏi mặt đất ở nơi quan trắc hoặc vùng lân cận do gió xoáy và đủ mạnh. Có hai loại bụi cuốn hay cát cuốn:

Loại I: gọi là bụi cuốn hay cát cuốn thấp là hiện tượng bụi hay cát bị gió cuốn lên khỏi mặt đất không cao, tầm nhìn ở mực cao ngang tầm mắt của quan trắc viên không bị giảm rõ rệt.

Loại II: gọi là bụi cuốn hay cát cuốn cao là hiện tượng bụi hay cát bị gió cuốn lên khỏi mặt đất tới mức khá cao, tầm nhìn ở độ cao ngang tầm mắt của quan trắc viên giảm đi rõ rệt.

d. Lốc bụi hay lốc cát (Y):

Tập hợp các phần tử bụi hay cát, đôi khi kèm theo các vật thể, bốc khỏi mặt đất dưới dạng cột xoáy và độ cao biến đổi với trục khá thẳng đứng và đường kính nhỏ.

4.2.3. Quang hiện tượng a. Quầng (a/b) :

Là hiện tượng quang học do ánh sáng mặt trời, mặt trăng khi qua các mây có kiến trúc tinh thể băng bị khúc xạ hay phản xạ sinh ra những vòng sáng, cung sáng, cột sáng hay vết sáng. Quầng gồm có các loại:

- Quầng nhỏ: là một vòng ánh sáng bán kính 220 thường có viền màu đỏ hơi rõ ở trong, và một vài trường hợp gặp viền tím ở phía ngoài. Đây là

- Quầng lớn: là một vòng ánh sáng bán kính 460 quầng này kém sáng và ít xuất hiện hơn quầng nhỏ.

- Cột ánh sáng trắng có dạng một dải sáng liên tục hay không thẳng đứng suốt từ trên xuống dưới mặt trời hay mặt trăng ta gọi tắt là “cột sáng”.

- Cung tiếp xúc trên và cung tiếp xúc dưới, đôi khi quan sát được cánh cung tiếp xúc ngoài quầng nhỏ hay quầng lớn, ở điểm cao nhất hay ở điểm thấp nhất, chúng thường rất ngắn và cũng có thể thu nhỏ thành một vệt sáng.

b. Tán (c/d):

Là một vòng hay nhiều vòng có màu (ít khi quá 3 vòng) có tâm là mặt trời và mặt trăng, thường thường góc từ vòng sáng tới tâm không lớn hơn 50.

c. Cầu vồng (e):

Nhóm các cung đồng tâm mà màu sắc chuyển dần từ tím đến đỏ, sinh ra do ánh sáng mặt trời, mặt trăng trên một màn giọt nước trong khí quyển (mưa, mưa phùn, sương mù). Có 2 loại cầu vồng:

- Cầu vồng chính vòng trong tím 400, vòng ngoài đỏ 420.

- Cầu vồng phụ kém sáng hơn, vòng màu đỏ ở trong 500, vòng màu tím ở ngoài 540.

Cầu vồng trắng là một cầu vồng chính tạo thành dải trắng thể hiện trên màn sương mù hoặc mù, thường được thể hiện ở viền ngoài màu đỏ, viền trong màu xanh lơ (ít khi thấy cầu vồng đủ 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím)

Ngoài các hiện tượng mô tả trên còn các hiện tượng vân ngũ sắc và hào quang.

4.2.4. Điện hiện tượng a. Dông (f):

Là một hoặc nhiều sự phóng điện trong thiên nhiên thể hiện bằng ánh sáng loé ra (chớp) và tiếng rung động (sấm).

Dông phát sinh từ mây vũ tích Cb và thường kèm theo giáng thuỷ như mưa rào, tuyết cuốn, mưa đá, gió lớn. . .

b. Chớp (g ):

Hiện tượng ánh sáng kèm theo phóng điện thiên nhiên bất thình lình và mạnh xuất hiện giữa mây và mặt đất, hoặc giữa hai đám mây. Có thể phân biệt thành 3 loại chớp chính:

- Phóng điện tới đất, chớp thoát ra giữa mây và đất,

- Phóng điện khí quyển, chớp thoát ra từ mây dông nhưng không tới đất,

- Phóng điện nội bộ mây dông

Tất cả sự phóng điện đó chỉ thấy bằng mắt không nghe được tiếng nổ, nhìn rõ nhất vào buổi tối.

Ngoài ra còn những hiện tượng như lửa điện khí quyển và cực quang.

4.2.5. Các hiện tượng khác (những hiện tượng này theo quy định của Quốc Gia)

a. Gió lớn (h):

Gió có tốc độ trung bình trong 2 phút lớn hơn hoặc bằng 16m/s, quan sát được ở các kỳ quan trắc hay trong khoảng giữa các kỳ quan trắc. Nếu theo cấp gió Beaufort thì ứng với cấp 7 trở lên. Nếu quan trắc theo máy gió Vild bảng nhẹ thì từ răng thứ 6 hoặc từ răng số 4 đối với máy gió Vild bảng nặng.

b. Tố (i):

Gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm xuống mạnh, độ ẩm tương đối tăng nhanh, thường kèm theo mưa rào, dông, hoặc mưa đá.

c. Bão (j):

Một áp thấp nhiệt đới hình thành trên Thái Bình Dương hay trên biển Đông khi tốc độ gió cực đại từ cấp 8 (17,2m/s) trở lên thì được gọi là bão. Khi bão di chuyển thường kèm theo mưa gió và khí áp giảm.

d. Gió khô nóng:

Một loại gió có hướng thiên tây, khi vượt qua núi cao vào trạm trở nên khô nóng có thể gọi là gió phơn. Trong khí tượng quy định như sau:

Hướng gió thiên hướng tây Độ ẩm tương đối ≤ 50%

Nhiệt độ tối cao ≥ 350

Nếu trạm có hai tiêu chuẩn sau nhưng gió hướng khác hoặc lặn cũng được tính là gió khô nóng.

e. Gió mùa đông bắc:

Khi có front lạnh tràn qua gió chuyển thiên hướng bắc, nhiệt độ giảm mạnh và khí áp tăng lên. Có thể có dông hay mưa.

Tất cả các hiện tượng khí tượng xuất hiện trong vùng quan sát của trạm không kể lúc nào, dù ngày hay đêm, dù trong kỳ quan trắc hay ngoài kỳ quan trắc.

Quan trắc viên đều phải theo dõi, ghi chép một cách đầy đủ vào sổ quan trắc SKT- 1.

Một phần của tài liệu Giáo trình QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG bề mặt 1 (Trang 163 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w