CHƯƠNG 4: QUAN TRẮC HIỆN TƯỢNG KHÍ TƯỢNG
4.3. Nội dung và cách quan trắc hiện tượng khí tượng
Quan trắc hiện tượng khí tượng bao gồm các nội dung sau:
- Xác định loại và ký hiệu hiện tượng khí tượng,
- Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc chính xác đến phút, - Xác định cường độ và tính chất của hiện tượng khí tượng, - Xác định hướng xuất hiện của một số hiện tượng khí tượng, - Xác định hiện tượng thời tiết hiện tại và đã qua.
4.3.2 Cách quan trắc hiện tượng khí tượng
Những hiện tượng xảy ra trong khí quyển, trên mặt đất đều phải theo dõi quan sát 1 cách đầy dủ và trung thực, do đó yêu cầu quan trắc viên phải quan sát suốt trong các kỳ quan trắc và các khoảng thời gian giữa các kỳ quan trắc.
a) Xác định tên và ký hiệu hiện tượng
- Dựa vào định nghĩa và mô tả của hiện tượng khí tượng,
- Dựa vào mây và hệ thống thời tiết gây lên hiện tượng khí tượng,
- Các hiện tượng khí tượng không có trong bảng các loại hiện tượng ta phải quan sát, ghi chép rõ ràng tỉ mỉ rồi báo riêng về Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc Gia.
b. Xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc
- Thời điểm bắt đầu: là thời điểm bắt đầu hiện tượng mới hình thành hoặc xuất hiện.
- Thời điểm kết thúc: là thời điểm mà hiện tượng đã kết thúc hoặc biến dạng, biển đổi sang hiện tượng khí tượng khác.
Ví dụ: có mưa từ lúc 7 giờ 10 phút đến 8 giờ 20 phút. Khi đó ta ghi như sau:
• 710-820
- Nếu trạm không theo dõi thời tiết liên tục trong ban đêm nên không xác định được thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thì Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc Gia quy định được viết lại như sau:
+ Những hiện tượng xảy ra sau quan trắc 19h kết thúc trước 1h thì ghi là
trước đêm: tđ (trước đêm sau 22h nhưng trước 1h)
+ Những hiện tượng xảy ra sau quan trắc 1h kết thúc trước 6h thì ghi là sau đêm: sđ (sau đêm là sau 1h nhưng trước 6h)
Ví dụ: Có sương mù xuất hiện lúc 20h10 đến 1h quan trắc vẫn có sương mù, đến 6h thì hết.
1h 7h 13 19h
≡ 2010-100 ≡ 100-sđ
Ví dụ: Lúc 1h quan trắc thấy chớp hướng NNE nhưng 6h hết chớp ghi:
1h 7h 13 19h
tđ-100 100-sđ
+ Đối với hiện tượng mưa, mưa đá, mưa phùn có thể dựa vào máy vũ lượng ký để ghi được thời điểm bắt đầu và thời diểm kết thúc.
Chú ý:
+ Một số hiện tượng như sương móc không xác định được thời điểm bắt đầu và kết thúc nên khi có hiện tượng này ta chỉ ghi ký hiệu vào cột quan trắc 7h, nếu quan trắc thấy sau 19h. Nếu sau quan trắc 7h vẫn có sương móc hoặc là trước 19h thì ghi ký hiệu vào cột quan trắc 19h
+ Trường hợp có sương móc ta đã ghi vào cột 7h sau đó lại có mưa thì ta ghi ở cột 7h có cả ký hiệu sương móc và mưa.
+ Trường hợp có mưa ta đã ghi vào ô quan trắc 7h sau đó thấy điều kiện có thể hình thành sương móc nhưng ta không ghi sương móc.
+ Ghi thời gian xuất hiện tương ứng vào ô quan trắc ở sổ SKT-1.
c. Xác định cường độ của hiện tượng
Cường độ hiện tượng khí tượng có thể được xác định theo định lượng và định tính (mưa, mưa rào, sương móc…..), có thể được xác định biểu hiện qua các yếu tố khác (dông, sương mù….)
Cường độ hiện tượng được phân chia làm 3 cấp:
+ Cấp nhẹ được ký hiệu chỉ số là 0 + Cấp trung bình không có chỉ số + Cấp mạnh được ký hiệu chỉ số 2
Chỉ số cường độ được ghi ở góc trên bên phải thời gian kết thúc của hiện tượng. Những hiện tượng xuất hiện nhiều cường độ khác nhau thì phải ghi chỉ số
Ví dụ: Mưa từ 10h15 đến 12h05, từ 12h05 đến 13h00 cường độ nhẹ
Mưa từ 14h10 đến 15h00 cường độ mạnh, tiếp tứ đó đến 16h25 cường độ trung bình
Ghi • 1015-1205-1300mũ 0, 1410-1500mũ2-1625
• Xác định cường độ theo định tính (mưa, mưa rào)
+ Cường độ nhẹ: Mưa rơi từng hạt rõ không có hiện tượng mưa bay, hạt mưa rơi xuống đá hay ngói không bắn tung toé, sau khi mưa 2 phút, đá hoặc ngói mới ướt, khi mưa rơi có nghe tiếng tí tách.
+ Cường độ trung bình: Mưa rơi thành đường khó nhìn thấy hạt, mưa đến vật rắn hay ngói bắn tung toé, rơi trên ngói thành tiếng rào rào.
+ Cường độ mạnh: Mưa như trút nước thành màn mờ mịt, mưa rơi xuống vật rắn bắn cao đến vài cm, tầm nhìn ngang xấu.
• Xác định cường độ theo định lượng (mưa, sương móc)
+ Mưa nhẹ: lượng mưa nhỏ hơn 2.5mm/h hoặc lượng mưa cực đại nhỏ hơn 0.25mm/6phút.
+ Mưa trung bình: lượng mưa từ 2.6-7.5mm/h hoặc lượng mưa cự đại từ 0.26-0.75mm/6phút.
+ Mưa mạnh: lượng mưa lớn hơn hoặc bằng 7.6mm/h hoặc lượng mưa cực đại lớn hơn hoặc bằng 0.76mm/phút
+ Sương móc có cường độ nhẹ: hạt trên cỏ nhỏ và thưa chú ý mới thấy, + Sương trung bình: hạt sương lớn và có nhiều, sương đọng trong vũ kế chưa tới 0.05mm
+ Sương mạnh: hạt sương lớn và có nhiều lượng, sương đọng trong vũ kế ≥ 0.05mm
• Xác định cường độ của hiện tượng biểu thị qua các yết tố khác (dông) + Dông nhẹ: có dông nhưng trên giản đồ nhiệt, ẩm, áp chưa có móc dông, gió nhẹ.
+ Dông trung bình: Gió trong cơn dông tương đối lớn nhưng chưa đạt đến tốc độ gió lớn (<16m/s), trên giản đồ nhiệt, ẩm, áp có móc dông.
+ Dông mạnh: gió trong cơn dông dạt đến tốc độ gió lớn (≥16m/s), trên giản đồ nhiệt, ẩm, áp có mốc dông.
• Xác định cường độ theo tầm nhìn ngang
Loại HT\Cường độ Nhẹ Trung bình Mạnh Sương mù 500m ≤ VV < 1km 50m ≤ VV < 500m VV < 50m Mù 4km ≤ VV < 10km 2km ≤ VV < 4km 1km ≤ VV < 2km Mù khô 2km ≤ VV < 10km 1km ≤ VV < 2km VV < 1km Mưa phùn VV > 1km 500m ≤ VV < 1km VV < 500m Mưa/mưa rào VV ≥ 10km 4km ≤ VV < 10km VV < 4km
d) Xác định đặc điểm (tính chất) của hiện tượng:
+ Một hiện tượng xuất hiện liên tiếp trong một thời gian không lúc nào ngừng thì tính chất của hiện tượng là liên tục được ký hiệu bằng dấu “-” nối giữa thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
Ví dụ: • 1910-2120
+ Một hiện tượng xuất hiện trong một khoảng thời gian có lúc chấm dứt rồi lại xuất hiện, thời gian chấm dứt <10 phút thì tính chất của hiện tượng là cách khoảng, được ký hiệu “. . .” nối giữa hai thời điểm bắt đầu và kết thúc
Ví dụ: • 1910. . .2120 Chú ý:
+ Những hiện tượng khí tượng chỉ có tính chất cách khoảng như dông, chớp thì không bao giờ được ghi ký hiệu liên tục (-)
+ Những hiện tượng khí tượng chỉ có tính chất liên tục như mù, mù khô, sương mù thì không bao giờ được ghi (. . .).
+ Những hiện tượng vừa có tính chất cách khoảng vừa có tính chất liên tục như mưa, mưa phùn, mưa đá thì tuy trường hợp để ghi.
+ Khi có hiện tượng giáng thuỷ đã cách khoảng ≥ 10 phút thì tách thành đợt riêng.
Ví dụ:
1h 7h 13h 19h
• 1515 . . . 1610mũ0-1705. . .1722mũ0. . .1729. . .1810mũ0 1840-1900
Ghi là: •1515. . .1610mũ0-1705. . .1722mũ0-1729. . .110mũ0, 1840-1900 Ví dụ: Dông từ 1905 đến 2110, tiếp từ tđ đến sđ
Mưa rào từ tđ đến 110-125mũ0
Dông 1910. . .2115,tđ. . .100 Dông100. . .sđ
Mưa rào tđ-100 Mưa rào100-110-125mũ0 e. Xác định hướng của một số hiện tượng
Một số hiện tượng không xuất hiện tai trạm quan trắc mà xuất hiện ở vùng xa trạm như: chớp, mưa xa, sương mù đằng xa, vòi rồng, cầu vồng mà ta quan sát được ở 1 hay nhiều hướng cần ghi rõ hướng xuất hiện, hướng di chuyển và hướng kết thúc. Hướng của hiện tượng theo la bàn 16 hướng.
Lưu ý: ngoài những hiện tượng trên ra khi có gió lớn, tố cũng phải quan trắc và ghi hướng biết rằng nó xảy ra tại trạm.
f. Xác định kích thước và trọng lượng của một số hiện tượng:
* Mưa đá: ngoài quan sát xác định tính chất của hiện tượng, cần ghi rõ kích thước hình dạng những hạt phổ biến và hạt lớn nhất, phải tính được trung bình hạt mưa đá.
+ Xác định kích thước hạt bằng cách đo trực tiếp (to, bé, trung bình)
+ Xác định trọng lượng bằng cách đếm một số hạt cho vào ống đo (vũ kế) đợi cho đá tan hết đọc số độ chia trên ống rồi nhân với 2 (vì một độ chia tương ứng với 2cm3) đem kết quả đó chia cho số hạt.
Ví dụ: lấy 15 hạt cho vào ống đo được 30 độ chia thì trọng lượng = (30×2)/15=4(g),1g=1cm3
* Tuyết: Cân trọng lượng để tính mật độ của tuyết. Khi ta ấn đầu thùng có miệng răng cưa xuống sao cho thùng ở vị trí thẳng đứng, khi miệng thùng gặp mặt đất thì dừng lại, đọc ngang độ dày của lớp tuyết chính xác đến cm. Khi lấy mẫu lên dốc ngược thùng móc vào đòn cân, đọc trọng lượng chính xác đến 0.1 độ chia, mật độ tuyết sẽ là d = m/h; trong đó: m là trọng lượng của tuyết, h là chiều dày lớp tuyết.