CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTIC TẠI CÔNG TY TRANSIMEX SÀI GÒN
2.1. Tình trạng dịch vụ logistic hiện nay của công ty Transimex Sài Gòn
Với năng lực 140.000 teus/năm đầy đủ các phương tiện đầu kéo 100 chiếc romooc 200
cái xe nâng container hàng 8 chiếc xe nâng container rỗng 6 chiếc xe nâng hàng (forklilf) 15 chiếc cẩu bờ tải trọng 40 tấn 4 cẩu ,rtg 3 chiếc cùng với nhiều xe tải nhỏ.
Dịch vụ kho -bãi -depot.
Ngày 12.8 vừa qua, công ty Transimex Sài Gòn chính thức khởi công xây dựng “kho ngoại quan và trung tâm logistics khu công nghệ cao” sau hơn nửa năm nhận giấy phép đầu tư. Đây là dự án có diện tích 10 ha với nhiều loại kho, đạt tiêu chuẩn quốc tế và dự kiến sẽ đi vào khai thác vào đầu năm 2016.
Dịch vụ kho bãi tại ICD
Khai thác kho bãi cảng ICD Transimex - Các hoạt động liên quan đến khai thác điểm thông quan nội địa: bao gồm các dịch vụ như bốc xếp hàng hoá cho thuê kho, thuê bãi, thuê container, vận tải, dịch vụ hải quan v.v...
Vị trí cảng rất thuận lợi các trang thiết bị hiện đại cung cấp đầy đủ các yêu cầu của khách hàng khả năng bãi chứa container lớn 500.000 teus/năm dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt với nhiều chính sách ưu đãi đến khách hàng chính vì thế ICD ngày càng thu hút nhiều khách hàng lớn đảm bảo sản lương tăng đều hàng nam 10-12% ngoài ra cơ quan hải quan (chi cục hải quan cửa khẩu càng SGKV IV) luôn thân thiện nhiệt tình hoạt động 24/24 giúp doanh nghiệp hoàn tất nhanh chóng mọi thủ tục hải quan xuất nhập khẩu giao nhận hàng hóa nhanh chóng an toàn tiết kiệm chi phì và thời gian.
Tại ICD TRANSIMEX
Điểm thông quan nội địa (ICD) Nâng hạ container
Đóng rút hàng tại bãi
Bãi chứa container có hàng rỗng và lạnh Thủ tục hải quan
Kho đóng hàng lẻ ( CFS)
Kho ngoại quan ( bonded warehouse) Kho lạnh /kho mát
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Làm bao bì đóng gói chân không và kẻ ký mã hiệu hàng hóa Sửa chữa và vệ sinh container
Hoạt động liên tục 24/7 ngày
Tổng diện tích mặt bằng 93.970 m2
Bãi chứa container 57.498 m2
Kho ngoại quan 10.000m2
Kho CFS 7000m2
Kho lạnh 3000m2
Diện tích cầu càng 5.650m2
Chiều dài cầu cảng 180m
Cần cẩu trục cố định 4 cái
Hệ thống cẩu RTG 2 cái
Xe chụp container hàng 5 chiếc Xe nâng container rỗng 4 chiếc Xe nâng hàng 5 -7 tấn 17 chiếc
Xe đầu kéo 100 chiếc
Xe tải 1.5-2.5 tấn 5 chiếc
- ICD Thủ Đức của Transimex-Saigon có nhiều thuận lợi về mặt địa lý - Về đường bộ ICD Thủ Đức nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 700m nối tiếp với mạng đường liên tỉnh và đường Quốc lộ, từ đây có thể thông thương với khắp các địa phương, các cơ sở kinh tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và vùng Nam bộ. Về đường sông, ICD Thủ Đức nằm trên tuyến vận tải đường thuỷ chính của khu vực, từ đó theo sông Sài Gòn, các tàu, sà lan đến 1.000 DWT có thể lưu thông thuận lợi đến Transimex-Saigon Bản cáo bạch -10- hầu hết các cảng khu vực TP. HCM, Vũng Tàu - Thị Vải, các sà lan, phương tiện thuỷ cỡ 250 tấn theo các tuyến đường thuỷ nội địa có thể đi đến các cảng miền Tây Nam bộ, các cảng ĐBSCL
Dịch vụ vận tải vận tải đường bộ
Với đội xe gần 200 đầu kéo các loại (trong đó có 44 xe phục vụ tại cảng Cát Lái) cùng đội ngũ lái xe có tay nghề cao hoạt động liên tục 24/24h mỗi ngày, trong đó, sản lượng vận chuyển trung bình mỗi tháng đạt trên 60,000 TEUs
Cùng với mở rộng kho bãi, đội vận tải cũng được công ty tăng cường với việc khai trương hai tàu container trong năm 2014. Transimex – Saigon hiện cũng đang sở hữu đội xe hùng hậu gồm 44 xe đầu kéo container và 100 rơ moóc.
Vận tải đường biển
Theo báo cáo thường niên năm 2009, doanh thu lĩnh vực này đạt 310,5 tỷ = 66,3% tổng doanh thu, lợi nhuận đạt 24,7 tỷ =78,3% tổng lợi nhuận toàn công ty.
So với cảng khác Vận tải thủy hiện nay TANCANG LOGISTICS đang khai thác và đưa vào sử dụng 35 chiếc sàlan từ 24 đến 128 TEUs, với tổng sức chở 2000 TEUs/ lượt vận chuyển tương đương gần 28.000 tấn hàng hóa (1 TEUs = 14 tấn)
Thực hiện vận chuyển containers trên các tuyến khu vực thành phố HCM và lân cận,
đồng thời triển khai tuyến vận chuyển đường dài HCM/Cái Mép – Cần Thơ/Mỹ Thới Campuchia. Sản lượng vận chuyển đường thủy mỗi tháng đạt trên 30.000 TEUs. b. Xếp dỡ Containers Với nhiều phương tiện xếp dỡ hiện đại bao gồm:07 cẩu bờ; 06 cẩu khung;
03 cẩu ray; 40 xe nâng.
Công ty Tân Cảng Logistics đã đạt được sản lượng xếp dỡ trung bình khoảng 430,000 TEUs / tháng bao gồm cả containers hàng và containers rỗng, hoạt động chính trong khu vực cảng Tân Cảng, cảng Cát Lái, Cảng Tân Cảng – Cái Mép…..
Dịch vụ logistics bên thứ 3.(3PL)
Chủ tịch Transimex Sài Gòn, bày tỏ hy vọng dự án sẽ tạo thêm cơ sở để Công ty tập trung phát triển cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng và cung cấp logistics trọn gói bên thứ 3 (3PL).
Ngoại - nội song toàn
Không chỉ riêng Transimex mong muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn diện, mà cũng chính là đích ngắm của rất nhiều công ty khi tham gia vào ngành này. Sự tác động từ các hiệp định tự do thương mại cùng những hoạt động mang tính bành trướng về thị trường là bàn đẩy cho doanh nghiệp logistics tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa.
Có đến 40-50% công ty ở các nước phát triển sử dụng “dịch vụ logistic thuê ngoài trọn gói” để luân chuyển hàng hóa của họ. Ở Việt Nam, các công ty lớn như Masan, Vinaphone đã đi đầu trong xu hướng này.
Thực tế ngành cho thấy, các tập đoàn logistics có doanh thu cao nhất thế giới cũng là những đơn vị dẫn đầu về cung cấp hợp đồng logistics trọn gói toàn diện. Có thể kể đến những cái tên như DHL, Kuehne + Nagel hay DB Schenker.
Hãy xem những “con số biết nói” mà các doanh nghiệp logistics của Việt Nam đã đạt được kể từ khi tham gia cung cấp dịch vụ trọn gói này.
Đầu tiên là Gemadept.
Năm 2014, mảng dịch vụ logistics tổng hợp 3PL của công ty này đã đạt mức tăng trưởng doanh thu 28% và lợi nhuận trước thuế tăng 175% so với năm 2013. Họ có 8 trung tâm phân phối logistics từ Nam ra Bắc và đang phục vụ cho hơn 40 khách hàng lớn, cả đa quốc gia (Samsung) lẫn trong nước (Vinamilk, Masan, Kinh Đô).
Tiếp theo là Transimex Sài Gòn. Sau khi nâng cấp cảng ICD (cảng thông quan nội địa) vào năm 2011 và đầu tư thêm trung tâm phân phối hồi năm 2013, doanh thu năm 2014 của Transimex Sài Gòn là 480,8 tỉ đồng, lãi sau thuế đạt 138 tỉ đồng. Ðây là mức tăng gấp 2,7 lần doanh thu và gấp 3,7 lần lãi sau thuế so với 5 năm về trước.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí hậu cần của Việt Nam chiếm tới 25% GDP, cao hơn so với hầu hết các nước lân cận.
+ Tỉ lệ này ở Thái Lan là 19%, + Trung Quốc 18%,
+ Nhật 11%, + Singapore 8%.
Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của logistics Việt Nam, dù xét chỉ số đo lường hiệu quả logistics (LPI) thì Việt Nam đạt 3,5/5 điểm vào năm 2014, tăng 5 bậc so với năm 2013.
Đi tìm vùng trũng
- Dù còn nhiều bất cập, các công ty kinh doanh logistics của Việt Nam vẫn liên tục mở rộng quy mô. Điều này không khó hiểu khi logistics là ngành có quy mô 20-22 tỉ USD, có tốc độ tăng trưởng trung bình 16-20%/năm.
- Đi sâu vào các mảng tạo chuỗi giá trị của logistics, thì giao nhận hàng hóa qua khai thác cảng (biển và hàng không) và vận tải (nội địa và quốc tế) là lĩnh vực có nhiều cơ hội, bên cạnh 2 dịch vụ khác là quản lý chuỗi cung ứng và kho bãi. 90% hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam vận chuyển qua đường biển với khoảng 500-600 triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2020, hàng hóa qua các cảng biển sẽ đạt 1,1 tỉ tấn.
- Điều mà Gemadept đạt được là rất đáng nói, bởi các cảng biển thường phải chịu lỗ 2-3 năm đầu tiên và hoàn vốn trong một thời gian không ngắn, khoảng hơn 10 năm. Nam Hải Đình Vũ là trọng điểm chiến lược trong chuỗi cảng biển toàn quốc của Gemadept.
Cho nên, ông lớn này sẽ khai thác triệt để 2 cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ ở mức 100% công suất trong năm 2015.
Cần cái bắt tay
- Nhưng tham gia vào khai thác cảng biển là một cuộc chơi của tiền và tiền, cần sự bắt tay qua lại. Một dẫn chứng là cảng Nam Hải Đình Vũ có quy mô vốn đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng và Gemadept nắm 84,66% vốn điều lệ. Tương tự, Transimex góp vốn liên doanh vào Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An. Transimex còn liên doanh với Công ty Nippon Express và Vinafreight. Ngoài hỗ trợ cho tham vọng chuyên sâu vào cung cấp dịch vụ 3PL của Transimex, tất cả các khoản góp vốn này đang góp hơn 50% lợi nhuận sau thuế hàng năm cho Công ty.
- Tuy nhiên, cơ hội cho doanh nghiệp Việt trong mảng vận tải lại nằm ở năng lực đưa ra các gói vận tải hàng hóa với mức cước tối ưu. Hiểu nôm na là triển khai gói hợp đồng vận tải đa phương thức gồm chọn lựa hãng tàu vận tải nội địa thủy bộ, đưa hàng đến
cảng, sau đó lựa chọn hãng tàu, hãng hàng không vận tải quốc tế với mức cước rất cạnh tranh.
- Mấu chốt trong triển khai vận tải là công ty phải xây dựng được các cảng thông quan nội địa (ICD). ICD là nơi tập kết hàng hóa xuất từ các chủ hàng, đóng thành container rồi sau đó chuyển ra cảng. Hoặc theo chiều ngược lại là nhận hàng nhập từ cảng, dỡ hàng khỏi container và vận chuyển đến người nhận.
- Vì thế, trong đầu tư cho logistics, hầu hết các công ty lớn đều ưu tiên mở rộng diện tích DC.
Nhìn ở tầm vĩ mô, dịch vụ logistics sẽ là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa trong nước cũng như xuất nhập khẩu. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa mới ban hành quyết định về quy hoạch phát triển logistics trong cả nước đến năm 2020, với mục tiêu đạt tăng trưởng ở tầm 20-25% năm, góp 10% GDP của quốc gia. Trong đó, hình thức dịch vụ 3PL, thương mại điện tử và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ là những mũi nhọn.