CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTIC TẠI CÔNG TY TRANSIMEX SÀI GÒN
3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ logistic tại công ty Transimex Sài Gòn
3.3.1. Phát triển và nâng cao năng lực cốt lỗi các sản phẩm dịch vụ Logistics Các mục tiêu phát triển của Cty
- Sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhằm đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh chính của Công ty.
- Khai thác cung cấp dịch vụ cảng biển nhằm đáp ứng nhu cầu của Cảng Sài Gòn và mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ đến các cảng khác trong khu vực.
- Tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, thu hút nhà đầu tư, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà Nước theo đúng quy định.
- Phát triển thành một doanh nghiệp lớn mạnh, có khả năng cạnh tranh trong ngành và khu vực.
3.3.1.1. Tiếp tục phát triển và nâng cao năng lực dịch vụ xếp dỡ container, duy trì thị phần và vị trí số 1 tại thị trường khai thác cảng biển container tại Việt Nam Chiến lược phát triển trung và dài hạn của dịch vụ xếp dỡ Container và cảng biển Container tại Việt Nam :
- Mục tiêu ngắn hạn: Tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu của các cảng trực thuộc Cảng Sài Gòn, đồng thời phối hợp tốt với các đơn vị vệ tinh nhằm bổ sung lực lượng cho Công ty trong những thời gian cao điểm.
- Mục tiêu trung hạn: Xây dựng thương hiệu của Công ty, đầu tư trang thiết bị mới và hợp tác kinh doanh với các đối tác, chủ hàng nhằm nâng cao năng lực, mở rộng thị
trường ra các Cảng trong khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận. Xây dựng mô hình hoạt động logistics và dịch vụ hàng hải nhằm tận dụng lợi thế để đem lại lợi nhuận và hỗ trợ khách hàng. Đồng thời liên doanh, liên kết với một số đơn vị có năng lực để phát triển các dịch vụ, chức năng ngành nghề khác bên cạnh lĩnh vực chính bốc xếp hàng hóa tại cảng biển.
- Mục tiêu dài hạn: Phát triển thương hiệu và đẩy mạnh hoạt động Logistics, cho thuê phương tiện, trang thiết bị, và các dịch vụ hàng hải khác phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty.
3.3.1.2. Nâng cao nâng lực khai thác dịch vụ kho_bãi_depot theo hướng hiện đại, đa dạng và hiệu quả
Là một Doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP HCM, được thành lập từ năm1983, TRANSIMEX -SAIGON đã có bề dày kinh nghiệm gần 25 năm hoạt động trong lĩnh vực kho vận giao nhận ngoại thương, với lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ và khá hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ giao nhận chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm. Công ty có mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện ở các khu vực và cảng biển quan trọng của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…), mạng lưới toàn cầu phục vụ quá trình giao nhận quốc tế, ICD TRANSIMEX với hệ thống kho bãi rộng gần 100.000 m2 bao gồm bãi chứa container, kho CFS, kho ngoại quan được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và cầu cảng dài 180m, trọng tải 1000 DWT, được trang bị 04 cẩu bờ, cùng các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc tác nghiệp container và hàng hóa XNK. Ngoài ra công ty còn có Transimex Depot với diện tích gần 20.000 m2 bãi để chứa container rỗng. Với mô hình dịch vụ logistics được tổ chức khép kín (từ tiếp nhận, vận chuyển, lưu kho bãi đến thu gom cấp phát hàng hóa), công ty luôn đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo.
3.3.1.3. Phát triển nâng lực dịch vụ vận tải đường bộ và đường biển
Trực thuộc Công ty Transimex-Saigon, Công ty TMS-TRANS ra đời nhằm hướng tới một thị trường vận tải đường bộ nhiều tiềm năng trên lãnh thổ Việt Nam và các nước lân cận. TMS-TRANS sở hữu hơn 50 đầu kéo container và hơn 150 rơ mooc với đội ngũ lãnh đạo và nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết và kỷ luật cao, chắc chắn sẽ cung cấp một dịch vụ vận chuyển hoàn hảo nhất và luôn luôn làm hài lòng tất cả các khách hàng. TMS-TRANS cam kết sẽ xây dựng hình ảnh thương hiệu Công ty ngày càng gần gũi với khách hàng, với phương châm lấy lợi ích khách hàng làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của Công ty.
3.3.1.4. Phát triển dịch vụ logistics 3PL dựa trên những nền tảng vững chắc các dịch vụ logistics 2PL, tập trung khai thác giá trị dịch vụ gia tăng
- Đó là một loại hình dịch vụ tích hợp (integrated logistics) chủ yếu giữa dịch vụ vận tải, giao nhận và kho hàng, dựa vào các tiến bộ CNTT, cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng cuối cùng các giá trị cộng thêm như là các tiện ích đúng lúc, đúng nơi.
- Đó cũng chính là các giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mà chủ hàng, nhà sản xuất muốn gửi gắm cho sản phẩm, dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng. Cũng như trên thế giới, tại VN, con đường đến với chiến lược 3PL thường đặt ra đối với các DN vận tải (sở hữu phương tiện), DN giao nhận, vận tải đa phương thức (có hay không sở hữu phương tiện), và các DN kinh doanh kho hàng (có sở hữu cơ sở, trang thiết bị), chưa hoặc rất ít các DN cung cấp dịch vụ thông tin (hoặc tài chính, bảo hiểm, tư vấn...) Dựa vào các tương quan lực lượng và tính chất nghiệp vụ giữa những nhà cung cấp dịch vụ 3PL trong nước và nước ngoài, trong lĩnh vực này, đang có một cuộc cạnh tranh “không cân sức”
mà phía các DN nước ngoài đã là những nhà “dẫn dắt” thị trường, trong khi các DN dịch vụ logistics VN đang có lợi thế về cung cấp các dich vụ truyền thống và đơn giản như vận tải nội địa, kho hàng, giao nhận, thủ tục hải quan... Mặc dù vậy, tiềm năng dịch vụ logistics nước ta vẫn còn nhiều “dư địa”. Điều này đặt ra với các DN dịch vụ logistics VN phải chọn lựa chiến lược 3PL như là giải pháp để chấp nhận cạnh tranh và phát triển DN lên tầm cao mới.
3.3.2. Phát triển dịch vụ khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là logistics và phát triển và mở rộng qui mô hoạt động thông qua mua bán sáp nhập và hợp nhất khi có đủ điều kiện. Đồng thời công ty đặt mục tiêu phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế” Lãnh đạo Trasimex – Saigon đặt ra mục tiêu của Transimex – Saigon là trở thành một tập đoàn Logistics đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế. Mục tiêu này đang được TMS hiện thực hóa thông qua việc đầu tư nâng cao năng lực hoạt động trong nhiều năm qua.
- Với vị trí thuận lợi gần các nhà máy của các Tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như Intel, Samsung, Nidec,..Kho ngoại quan và dịch vụ hậu cần của TMS đã thu hút nhiều khách hàng lớn. Ngoài ra, ngay trong cuối năm 2015, công ty sẽ đưa vào hoạt động dự án Trung tâm logistics Transimex-Saigon tại Đà Nẵng với diện tích đất là 1,6 ha. Kho bãi của TMS không chỉ mở rộng về diện tích mà còn thường xuyên được cải tiến về điều kiện chất xếp.
Ngay từ năm 2010, cảng ICD Transimex đã được bổ sung Kho lạnh & Kho mát. Tiếp đến Dự án KCNC Transimex mới đây cũng đang được đầu tư bổ sung kho lạnh. Theo bộ phận phân tích của CTCK Sài Gòn - SSI, ngành logistics sẽ có được tốc độ tăng trưởng rất cao nếu có thể tham gia chuỗi giá trị của ngành hàng tiêu dùng và nông lâm ngư nghiệp. Việc đầu tư kho mát, kho lạnh của Transimex –Saigon chính là đón đầu nhu cầu tăng trưởng sẽ rất lớn trong tương lai của hoạt động xuất khẩu nông, thủy, hải sản, điều mà chưa nhiều doanh nghiệp logistic hiện nay làm được.
3.4.1 Nâng cao nhận thức về logistic một cách rộng rãi 3.4.1.1 “Hậu cần” làm logistic trở nên hạn hẹp
- Mặc dầu logistics đã du nhập vào VN ngót vài thập niên, đã xuất hiện trong Luật Thương mại (2005)! Tuy vậy, đến nay vẫn còn một số người, phương tiện truyền thông, đặc biệt các diễn đàn, hội nghị quốc tế mà người dịch vốn không phải là các chuyên gia trong ngành, đã sử dụng từ “hậu cần” để dịch nghĩa logistics, điều này trong thực tế đã gây nhiều ngộ nhận, vô tình hạ thấp ý nghĩa, vai trò logistics cũng như trong nhận thức nhiều người, mà gần hai thập niên qua chúng ta đã cố gắng xác lập các kiến thức đương đại về logistics. Đến nay “hậu cần” không còn phản ánh đầy đủ ý nghĩa, chính xác và phù hợp với logistics ở thời kỳ CNTT hiện đại!
- Trong thực tế nước ta, cũng như các nước phát triển, “hậu cần” thường dùng nhiều nhất trong quân đội, tuy vậy trong dân gian đôi lúc vẫn sử dụng vào các lĩnh vực khác ngoài quân đội, như hậu cần của một sự kiện nào đó (như triển lãm, hội nghị…), hậu cần của một công việc, nghề nghiệp nào đó (như hậu cần nghề cá, hậu cần sau cảng), nhìn chung hậu cần là những công tác chuẩn bị vật liệu, mua bán, vận chuyển, sắp xếp, kể cả các mặt sinh hoạt khác… và như vậy ở trong phạm vi hẹp. Việc sử dụng hậu cần vào những hoạt động kinh tế, thương mại hoặc như một nghề nghiệp, ngành kinh tế... chưa phổ biến và còn cá biệt
Cho nên, việc sử dụng hậu cần tại VN là một quá trình nhận thức có tính chất giai đoạn lịch sử, đến nay nó phải được điều chỉnh để phù hợp với bản chất của logistics và với thế giới ngôn ngữ đương đại.
3.4.1.2 Thay đổi nhận thức về logistics
Hiện nay nhận thức về logistics của các doanh nghiệp Việt nam chưa thật đầy đủ.Qua nghiên cứu, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu Việt Nam chua có nhu cầu cao về dịch vụ logistics.Họ vẫn tự mình đóng gói hành hóa, kẻ mã kí hiệu, tổ chức vận chuyển nội địa ra cảng, lám các thủ tục hải quan..rồi mới thuê các dịch vụ vận tải giao nhận để tiết kiệm chi phí.Nếu các chủ hàng làm công việc này không tốt, sẽ gây tốn kém về thời gian và tiền ạc của chính họ.
Để thay đổi nhận thức về logistic đối với sự phát triển của nhu cầu logistic hiện nay ta cần:
Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý,tích cực đào tạo nhân viên trong công ty logistics
Tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và tiết kiệm giảm chi phí trong kinh doanh hơn mục đích hang hóa xuất nhập khẩu hay giao nhận,vận tải biển,cảng biển
Đẩy mạnh hoạt động marketing logistics
Không ngừng làm mới các hoạt độnh logistics 3.4.2 Hoàn thiện khung pháp lý của nhà nước
Cho đến nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam,mới có Luật Thương mại Việt Nam 2005 đề cập đến dịch vụ logistics,mà hệ thống pháp luật có liên quan lại khá đầy đủ như Luật Hàng hải,Luật Hải quan,Luật Bảo hiểm,Luật Đầu tư,Luật Giao thông đường
bộ...
Để tham gia vào lĩnh vực vận tải, ngoài việc tuân thủ các quy định chung trong Luật Thương mại 2005 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP, doanh nghiệp còn phải thực hiện đúng theo những quy định pháp luật chuyên ngành về từng lĩnh vực vận tải cụ thể
Lĩnh vực Luật Nghị định Thông tư
Dịch vụ vận
tải hàng hải Bộ luật Hàng hải 2005
(Bộ luật Hàng hải 2015 mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
Nghị định
30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
Thông tư 66/2014/TT- BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới
Dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa
Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014
Nghị định
110/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BGTVT ngày 28/12/2015 Hợp nhất Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa
Dịch vụ vận tải hàng không
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006;
Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014
Nghị định
30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
Thông tư 81/2014/TT- BGTVT quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
Dịch vụ vận
tải đường sắt Luật Đường sắt
2005 Nghị định
14/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đường sắt
Thông tư 78/2014/TT- BGTVT quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia
Dịch vụ vận tải đường bộ
Luật Giao thông
đường bộ 2008 Nghị định
86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Thông tư 63/2014/TT- BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ Thông tư 60/2015/TT- BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải
đường bộ
Bên cạnh các bộ chuyên ngành còn có các văn bản dưới luật như Pháp lệnh,Quy định,Quy chế,Nghị định,…liên quan bổ sung,hướng dẫn thi hành như :
• Nghị định của Chính phủ số 140/2007NĐ-CP ngày 05/09/2007 – Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
• Nghị định 115/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển
• Nghị định 125/NĐ-CP quy định về vận tải đa phương thức
Những văn bản trên đã phần nào thể hiện sự cố gắng của chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước.
Dịch vụ logistics chỉ phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp các lĩnh vực liên quan như luật lệ giao thong vận tải, thương mại điện tử..Nhà nươc cần hoàn thiện hơn về luật trong các lĩnh vực giao thong vận tải,cụ thể là luật hàng hải,luật hàng không,luật giao thong đường bộ,luật đường song,luật đường sắt..để có mmojt bộ luật khá đầy đủ cho hoạt động vận tải nói chung và phát triển logistics nói riêng.
3.4.3 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
Đối với phát triển dịch vụ logistics thì điều kiện về cơ sở hạ tầng và phương tiện kĩ thuật là điều kiện tiên quyết.Hiện nay chính phủ đã có nhừn kế hoạch nâng cấp. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho ngành giao thông vận tải.
Ở Việt Nam,dịch vụ vận tải và dịch vụ kho bãi là hai hình thức dịch vụ logistics phổ biến và phát triển nhất.Vì thế hệ thống cở sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thật chú trọng phát triển cho hợp lý.
Để phát triển dịch vụ logistics thì cần làm tốt công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng như :
Hệ thống đường xá,cầu cống(đường song,đường bộ,đường biển)
Nhà ga,bến cảng;
Kho hàng,bến bãi;
Phương tiện vận chuyển cũng như các trang thiết bị phục vụ giao nhận vận chuyển…
Đây là những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động logistics.
Không những thế,phát triển dich vụ logistics còn cần tập trung vào hai vấn đề:
a) Phát triển cơ sở hạ tầng và phương tiện vật chất kỹ thuật đồng bộ và tiên tiến
Chúng ta cần tập trung xây dựng và phát triển hệ thống cảng và nâng cấp đội tàu vì hiện nay trong lĩnh vực vận tải của nước ta có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu là vận chuyên bằng đường biển .
-Xây dựng và phát triển hệ thống cảng.
Hiện tại, hệ thống cảng biển Việt nam còn nhiều bấp cập như: quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất ỹ thuật còn lạc hậu,quản lý và khai thác chưa đạt hiệu quả.Vì vậy, cần phải tập trung xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển cho hợp lý đồng thời đảm bảo tính hiện đại đáp ưng nhu cầu thực thế.Phái triển cảng biển bao gồm phát triển hệ thống cầu cảng,kho bãi cảng thông quan nội địa(ICD),đầu tư các phương tiện xếp dỡ,phương tiện vận chuyển hàng hóa từ ICD đến cảng và ngược lại,áp dụng các công nghệ thông tin.
Hơn nữa, chúng ta cần phối hợp quy hoạch và hợp tác phát triển với các ngành đường bộ, đường sắt và đường song xong việc xây dựng các khu đầu mối giao thong, các cảng cạn,kho chứa hàng nhằm tạo điều kiện cho quy trình khép kín vận tải đa phương thức và logistics một cách hiệu quả
- Phát triển các tuyến vận tải và xây dựng,phát triển đội tàu vận chuyển
Bên cạnh các tuyến vận tải hiện có,phải mở thêm các tuyến vận tải mới, đặc biệt các tuyến vận tải quốc tế.Những năm qua,nhà nước tập trung đầu tư cho việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển,còn xây dựng và phát triển đội tàu là do ngành,doanh nghiệp tự bỏ vốn.
Trên thực tế,đầu tư cho phát triển đội tàu là rất lớn nên cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước.Đội tàu phải được phát triển theo hường hiện đại hóa,trẻ hóa,và chuyên dụng
hóa.Ngài ra,cần xem xét giảm thuế nhập khẩu tàu biển để tạo phái triển đội tàu.Nhà nước cũng có thể gián tiếp đần tư phát triển đội tài bằng cách đầu tư cho doanh nghiệp đóng tàu,khuyến khích đóng tàu viễn dương có trọng tải lớn, hiện đại như tàu bách hợp, tài container.Có chính sách khuyến khích các doanh nhiệp đóng tài trong nước.Như vậy chsng ta có thể phát triển logistics cho riêng mình.
b) Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
Hạ tầng thông tin à một yếu tố quan trong thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của các dịch vụ logistics ở nhiều quốc gia trên thế giới.Cở sở hạ tầng thông tin để ohujc vụ cho sự phát triển djch vụ logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống Internet…
Có một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, đặc biệt là trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Điều này giúp giảm được chi phí đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của các dịch vụ logistics và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistic Việt Nam.
3.4.4 Đào tạo nguồn nhân lực chuyên gia logistics
Với một nguồn nhân lực chắp vá, vừa thiếu lại vừa yếu.chúng ta sẽ không có mổi một cơ hội để cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ đến từ hang vận tải lớn và danh tiếng của nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Có thể khẳng định tish cấp thiết của việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho dịch vụ logistics hàng hải quốc tế.
Trong chiến lược dài hạn, đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức ăng hỗ trợ, tài trợ,