Hiện trạng môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường hà nội (Trang 27 - 41)

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

I.5 Hiện trạng môi trường sinh thái

a.1. Thành phần loài

Thống kê các tài liệu đã có, ghi nhận được 18 loài thuộc 11 họ, trong 4 bộ bao gồm các bộ: Bộ ăn sâu bọ (Insectivora), Bộ Dơi (Chinoptera), Bộ ăn thịt (Carnivora) và Bộ Gậm nhấm (Rodentia) . Cấu trúc của khu hệ thú được trình bày trong . Qua đó thấy bộ Gặm nhấm có số loài đông nhất (7 loài thuộc 3 họ), tiếp đến bộ Dơi (6 loài trong 4 họ), bộ Ăn thịt (3 loài trong 3 họ), bộ Ăn sâu bọ (2 loài thuộc 1 họ).

So với khu vực rừng xung quanh, hệ Thú của vùng lòng hồ thiếu vắng các loài Linh trưởng sống trên các cây gỗ lớn.

Bảng 5 . Cấu trúc thành phần loài khu hệ thú khu vực Đèo Cả

Bộ Số họ Số loài

Bộ ăn sâu bọ - Insectivora 1 2

Bộ Dơi - Chinoptera 4 6

Bộ ăn thịt - Carnivora 3 3

Bộ Gậm nhấm - Rodentia 3 7

Tổng 11 18

a.2 Phân bố

Khu có 124,8 ha (gồm: rừng IIB- phục hồi sau khai thác kiệt có 0,6ha; rừng IIIA2-đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt với diện tích 4,8ha và cấp trũ lượng gỗ trung bình từ 100-200m3/ha; rừng IIIA3-rừng bị khai thác vừa phải với diện tích 38,8ha và cấp trữ lượng gỗ giàu >300m3/ha). Khu rừng tốt (IIIA2 và IIIA3) phân bố ở mép phía Nam của hồ dự kiến và liền một khoảnh với khu rừng giàu (IIIA3) khá rộng trên đồi núi ở phía Nam hồ. Tuy nhiên phía Bắc của khu rừng này lại tiếp giáp với khu vực rừng trồng và con đường đi lại đã làm giảm đi số lượng Thú của rừng. Trong khu rừng có thể gặp tất cả các loài Thú. Trên tán cây là nơi làm tổ và kiếm ăn của các loài Dơi với nguồn thức ăn là muỗi và quả chín. Ngoài ra còn gặp các loài Sóc với thức ăn quả, hạt. Mặt đất rừng là nơi làm tổ và kiếm ăn của các loài Dúi (thức ăn là thực vật); các loài Chuột (ăn tạp cả thực vật và côn trùng, động vật nhỏ); các loài Thú ăn thịt như Cầy, Chồn cũng làm tổ, kiếm ăn ở mặt đất rừng nhưng tập trung ở ven sông, suối nơi có nguồn động vật thủy sinh. Trảng cây bụi (trạng thái IB) và rừng trồng rộng 61,3ha (phần lớn là rừng mới trồng) phân bố gần toàn bộ lòng hồ. Do độ che phủ kém, thường xuyên có người đi lại trồng và chăm sóc rừng, số lượng Thú ở sinh cảnh này rất ít. Do gần rừng, hầu hết các loài Thú đều qua lại kiếm ăn vào ban đêm, nhưng cư trú chỉ có một số loài Chuột; nơi ven suối khá rậm rạp và sẵn nguồn thức ăn có thể là nơi cư trú của các loài Cầy, Dúi. Các loài Dơi muỗi thường bay lượn kiếm ăn vào ban đêm nhưng không cư trú.vực rừng tự nhiên: Theo số liệu đo trên bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1/10.000 do Ban quản lý rừng phòng hộ Đèo Cả cung cấp diện tích rừng vùng lòng hồ thủy điện.

a.3 Các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn

Chỉ có 1 loài thú quý hiếm có giá trị bảo tồn bao gồm: Dơi chó tai ngắn (Cynopterus brachyotis) bậc VU (sẽ nguy cấp). Loài Dơi này ăn hoa, quả; sống trong nhiều sinh cảnh. Theo điều tra vào trước những năm 1980, loài này có số lượng lớn, thường gặp. Sinh cảnh rừng ngày càng bị thu hẹp nên chúng chúng ít dần.

b. Đặc điểm lớp Chim

b.1. Thành phần loài

Tham khảo, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu chim ở khu vực, thống kê được 64 loài chim thuộc 36 họ nằm trong 13 bộ có mặt tại khu vực . Trong thành phần chim, bộ Sẻ (Passeriformes) có nhiều họ và loài nhất: 20 họ, 36 loài; bộ Sả (Coraciiformes) đứng thứ hai với 3 họ, 7 loài;các bộ còn laị có số loài thấp (từ 1 đến 3 loài).

Bảng 6 . Cấu trúc thành phần loài chim khu vực lòng hồ thủy điện

STT Bộ Số họ Số loài

1. Bộ Cắt Falconiformes 2 2

2. Bộ Gà Galliformes 1 3

3. Bộ cun cút Turniciformes 1 2

4. Bộ Rẽ Charadriformes 1 2

5. Bộ Bồ câu Columbiformes 1 2

6. Bộ Vẹt Psittaciformes 1 1

7. Bộ Cu cu Cuculiformes 1 1

8. Bộ Cú Strigiformes 1 2

9. Bộ Yến Apodiformes 1 3

10. Bộ nuốc Trogoniformes 1 1

11. Bộ Sả Coraciiformes 3 7

12. Bộ Gõ kiến Piciformes 2 4

13. Bộ Sẻ Passeriformes 20 35

Tổng số: 13 bộ 36 64

Khu hệ Chim thiếu vắng các đại diện của loài sống phổ biến ở các thủy vực nước nông, nhóm Chim lặn và các loài gần người như chim Sẻ nhà.

b.2. Phân bố

Hệ sinh thái rừng tự nhiên: là nơi kiếm ăn và cư trú của hầu hết các loài chim, trừ các loài chim sống ở ven sông, suối với nguồn thức ăn là các động vật thủy sinh.

Nguồn thức ăn của các loài chim sống trong rừng các loài hoa quả, côn trùng. Ngoài ra còn có các loài Chim ăn thịt trong bộ Cắt, bọ Cú với nguồn thức ăn là động vật nhỏ hay các loài chim. Khu vực rừng trồng, trảng cây bụi gắn liền với thủy vực nước là nơi cư trú, kiếm ăn của một số loài Chèo bẻo giống Dicrurus, các loài Chim sâu giống Dicaeum, họ Chim chích (Sylviidae), họ Chích choè (Turdidae), Chào mào giống Pycnonotus, Rẻ quạt bụng trắng (Rhipidura albicallis), Vành khuyên (Tosteraps palpebrosa), các loài thuộc họ Ưng (Accipitridae), họ Cắt (Falconidae), các loài Cu thuộc giống Streptopelia, các loài thuộc họ Trẩu (Meropidae), họ Cu rốc (Capitonidae), các loài thuộc bộ Sẻ (Passeriformes), Đa đa (Francolinus pintadeanus), các loài họ Cun cút (Turnicidae), các loài Cu thuộc giống Streptopelia,

Bìm bịp lớn (Centropus sinensis), các loài họ Cú muỗi (Caprimulgidae), các loài thuộc họ Trẩu (Merapidae), họ Sả rừng (Coraciidae), các loaì họ Bói cá (Alcedinidae).

b.3 Các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn

Chưa phát hiện thấy có loài nào quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.

c. Đặc điểm lớp Bò sát, Lưỡng cư c.1. Thành phần loài

- Thống kê được được 22 loài Bò sát, Ếch nhái thuộc 2 lớp Bò Sát (Reptilia) và lớp Ếch nhái (Amphibia) với 10 họ trong 2 bộ . Trong đó Lớp Bò sát có số loài và họ đông nhất với 17 loài trong 8 họ. Đáng kể ỏ trong lớp Bò Sát là các loài thuộc họ Rắn nước và họ Rắn hổ thuộc bộ Có vảy Squamata.

Bảng 7 . Thành phần bò sát và ếch nhái khu vực lòng hồ

Lớp Số bộ Số họ Số loài

Bò sát - Reptilia 1 8 17

Bộ có vảy Squamata 1 8 17

Ếch nhái - Amphibia 1 2 5

Bộ không đuôi Anura 1 2 5

Tổng 2 10 22

So với khu vực xung quanh, khu hệ Bò sát, Lưỡng cư vùng lòng hồ thiếu các loài sống trên cát , đồng ruộng và sông lớn.

c.2. Phân bố

Rừng tự nhiên là nơi cư trú và kiếm ăn của hầu hết các loài Bò sát như Tắc kè, Nhông xám, Nhông xanh, Thằn lằn bóng hoa, Thằn lằn bóng đốm, Trăn đất, Rắn ráo thường, Rắn ráo trâu, Rắn sọc dưa, Rắn cạp nia nam, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang, Rắn hổ chúa. Các loài Ếch nhái sống trong rừng thường gặp Chẫu và Ếch ương.

Trảng cây bụi, rừng trồng gắn liền với các con sông, suối nhỏ là nơi cư trú, kiếm ăn của các loài Bò sát như Kỳ đà nước, Rắn mống, Rắn nước; các loài sống trong rừng như Tác kè, các loài Nhông, Thằn lằn, Rắn cũng kiếm ăn và cư trú ở đây. Hầu hết các loài Ếch nhái đều sống và cư trú trong sinh cảnh này như Ngóe, Cóc nước nhẵn, Cóc nước sần, Chẫu, Ếch ương thường.

c.3. Các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn

Có 8 loài trong Sách đỏ: 2 loài thuộc cấp CR (rất nguy cấp) gồm Trăn đất (Python molurus) và Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah); 5 loài ở cấp EN (nguy cấp) gồm Kỳ đà hoa hay Kỳ đà nước (Varanus salvator), Rắn ráo thường (Ptyas korros), Rắn ráo trâu (Ptyas musosus), Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn hổ mang thường (Naja naja); 1 loài ở cấp VU (sẽ nguy cấp) là Tắc kè (Gekko gecko).

2. Thủy sinh vật a. Thực vật nổi (TVN)

Thành phần loài TVN: xác định được 24 loài trong 14 họ của 8 bộ thuộc 4 ngành là Tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo Lục (Chlorophyta), Tảo lam (Cyanophyta), Tảo Mắt (Euglenophyta) . Nhóm Tảo Si lic có số loài nhiều nhất. Tảo Mắt có ít loài nhất chỉ có 2 loài.

Bảng 8 . Số ngành, bộ, họ loài và mật độ (tế bào/lít) ở khu vực lòng hồ

Ngành Số bộ Số họ Số

loài

Mật độ

Tảo Si lic (Bacillariophyta) 2 5 12 1191

Tảo Lục (Chlorophyta) 3 5 5 737-1077

Tảo Lam (Cyanophyta) 2 3 5 850-1304

Tảo Mắt (Euglenophyta) 1 1 2 57-113

Tổng số 8 14 24 2891-3628

Mật độ TVN dao động từ 2891-3628 Tb/l. Mật độ TVN cao nhất thuộc nhóm tảo Silic sau đến tảo Lam và tảo Lục, cuối cùng là tảo Mắt .

b. Động vật nổi (ĐVN)

Thành phần ĐVN: đã xác định được 22 loài của 14 họ, 3 nhóm Chân Mái chèo (Copepoda), Trùng bánh xe (Rotatoria), Ấu trùng giáp xác (Crustacea). Trong thành phần ĐVN, thì nhóm giáp xác Chân Chèo có số lượng loài nhiều hơn cả (16 loài), Trùng bánh xe (4 loài) .

Bảng 9 . Số nhóm, bộ, họ loài và mật độ (con/m3) động vật nổi ở lòng hồ thủy điện

Nhóm Số bộ Số họ Số loài Mật độ

Chân mái chèo(Copepoda) 2 10 16 5061-6408

Trùng bánh xe (Rotatoria) 1 4 5 327-408

Ấu trùng giáp xác (Crustacea) 1 41-61

Tổng số 3 14 22 8776-9653

Mật độ ĐVN dao động từ 8776 con/m3 đến 9653 con/m3. (bảng e).

Tại khu vực ven biển, mật độ ĐVN dao động từ 21102 con/m đến 28408 con/m3. Mật độ cao nhất đều thuộc về nhóm giáp xác Chân chèo (bảng e).

c. Động vật đáy(ĐVĐ)

ĐVĐ nước ngọt tại các sông, suối xác định được 22 loài thuộc các nhóm Giun ít tơ (Oligochaeta), nhóm Thân mềm Ốc, Trai hến (Mollusca), nhóm Tôm, Cua (Crustacea). Trong thành phần ĐVĐ, nhóm thân mềm Trai, Hến có số loài cao hơn cả với 14 loài, sau là nhóm Tôm, Cua (có 7 loài) , cuối cùng là nhóm Giun ít tơ có 1 loài

Bảng 10 . Số nhóm, họ, loài và mật độ (con/m2), sinh khối (g/m2) của động vật đáy ở hồ Sông Hàn

Nhóm Số họ Số

loài

Mật độ Sinh khối Giun ít tơ (Oligochaeta hay Annelida) 1 1 1 0,2

Hai mảnh vỏ (Bivalvia) 2 6 10 4,4-6,2

Giáp xác (Crustacea) 3 7 6-7 3,1-3,4

Chân bụng (Gastropoda) 3 8 9-10 6,1-6,2

Tổng số 9 22 27 14,6-15,6

Mật độ ĐVĐ là 27 con/m2, sinh khối dao động từ 14.6 g/m2 đến 15.6 g/m2; cao nhất thuộc về Thân mềm, sau đó đến Giáp xác

d. Cá

Trên cơ sở tài liệu, xác định được 48 loài cá tự nhiên và cá nuôi nước ngọt phát tán vào tự nhiên trong 17 họ, 8 bộ. Đa phần là các loài là cá bản địa. Họ có số loài lớn nhất là họ cá Chép. Không có loài cá nào quý hiếm được ghi trong sách đỏ Viêt Nam.

Bảng 11 . Số bộ, họ, loài Cá ở khu vực lòng hồ thủy điện

Bộ Số họ Số loài

1. Bộ Cá thát lát Osteoglossiformes 1 2

2. Bộ Cá chép Cypriniformes 2 25

3. Bộ Cá nheo Siluriformes 3 6

4. Bộ Cá nhái Beloniformes 1 1

5. Bộ Cá sóc Cyprinodontiformes 1 1

6. Bộ Cá chình Angulliformes 1 1

7. Bộ Cá mang liền Synbranchiformes 2 2

8. Bộ Cá vược Perciformes 6 10

Tổng số 17 48

3. Đặc điểm hệ thực vật và thảm thực vật a. Hệ thực vật

Dựa trên tài liệu công bố, thống kê các loài có ở khu vực rừng đặc dụng Đèo Cả, cho thấy, hệ thực vật khu vực lòng hò sông Hàn có 847 loài thực vật bậc cao trong 443 chi, của 119 họ thuộc 5 ngành.

Bảng 12 . Số ngành, họ, chi, loài thực vật bậc cao trong thảm thực vật ở vùng lòng hồ

Sông Hàn

Ngành và Lớp Họ Chi Loài

I. Lycopodiophyta – ngành Thông đất 2 2 3

II. Equisetophyta – ngành Thân đốt 1 1 1

III. Polypodiophyta – ngành Dương xỉ (Rong) 18 33 67 IV. Pinophyta (Gymnospermae) – ngành Thông (Hạt trần) 1 1 1 V. Magnoliophyta (Angiospermae) – ngành Ngọc lan (Hạt kín) 97 406 775 A. Magnoliopsida (Dicotyledones) – lớp Ngọc lan (Hai lá mầm) 82 316 634 B. Liliopsida (Monocotyledones) – lớp Hành (Một lá mầm) 15 90 141

Tổng số 119 443 847

Trong hệ thực vật không có loài thuộc Sách đỏ Việt Nam.

b. Thảm thực vật

Thảm thực vật trong khu vực lòng hồ khá đơn giản về kiểu loại. Do chỉ phân bố trong khu vực nhỏ, độ cao thấp với khi hậu nhiệt đới ẩm, thảm thực vật chỉ có kiểu nguyên sinh là rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm. Dưới các mức độ tác động của con người, từ kiểu rừng trên đã hình thành các kiểu phụ thứ sinh nhân tác như rừng thứ sinh với các trạng thái như IIIA3 (rừng có trữ lượng gỗ giàu), IIIA2 (rừng có trữ lượng gỗ trung bình), IIB (rừng phục hồi), IB (trảng cây bụi với các loài cây gỗ tái sinh tương đối dày) và một diện tích đáng kể rừng trồng.

b.1. Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm

Rừng phân bố tập trung ở phía Nam hồ dự kiến. Do gần đường, rừng đã bị khai thác các cây gỗ lớn, quý. Nơi rừng tốt, trong cấu trúc, rừng vẫn còn tầng vượt tán nhưng thể hiện không rõ, chỉ có một số loài và một vài cá thể. Dưới tầng vượt tán, có tầng tán rừng cao 20-30m, che phủ khá kín; tầng dưới tán cao 10-20m có độ che phủ thưa. Phía dưới gồm 1 tâng cây bụi lẫn cây gỗ nhỏ cao 2-8m, che phủ thưa; tầng cỏ cao <2m, che phủ thưa. Ngoài ra còn có các quần phiến: dây leo khá nhiều; cây phụ sinh, ký sinh ít. Các cây gỗ đều có bộ lá rộng thường xanh. Các cây rụng lá mùa khô có ít loài và ít cá thể, phân bố cả ở 3 tầng cây gỗ, thường gặp Terminalia bellirica (Bàng hôi), Dialium cochinchinensis (Xoay), Peltophorum dasyrrachis (Hoàng linh hay Lim vàng), Dillenia blanchardii (Sổ Blanchard), D. ovata (Sổ trai).

Tầng vượt tán cao > 35m với các loài ít có giá trị về gỗ như Ficus annulata (Sung vòng), F. pisocarpa (Rau sộp), F. nervosa (Đa bắp vè), Terminalia bellirica (Bàng hôi), Aglaia macrocarpa (Gội quả to), Sandoricum koetjape (Sấu đỏ), Albizia lucidior (Bản xe), Firmiana colorata (Bo rừng), Brownlowia tabularis (Lò bo).

Tầng tán rừng có Cyathocalyx annamensis (Bát đài Trung Bộ), Polyalthia cerasoides (Nhọc), Xylopia vielana (Giền đỏ), Alstonia scholaris (Sữa),

Stereospermum annamense (Quao Trung Bộ), S. cylindricum (Quao vàng), S.

neuranthum (Quao núi), Canarium subulatum (Trám lá đỏ), Dacryodes dungii (Xuyên mộc Dũng), Garuga pinnata (Trám mao), Dialium cochinchinensis (Xoay), Peltophorum dasyrrachis (Hoàng linh), Calophyllum thorelii (Cồng mù u), Mesua ferrea (Vấp), Terminalia calamansanai (Chiêu liêu nước), Dipterocarpus turbinatus (Dầu con quay), Diospyros penangiana (Thị Penang), Elaeocarpus tectorius (Côm Đồng Nai), Bischofia javanica (Nhội, Nhội tía), Trewia nudiflora (Lươu bươu), Dalbergia nigrescens var. saigonensis (Trắc Sài Gòn), Castanopsis ferox (Cà ổi Vọng Phu), C. hystryx (Cà ổi lá đỏ), C. tribuloides (Cà ổi gai chống), Quercus helferiana (Sồi quả dẹt), Stemonurus perobtusus (Xo trốt), Chisocheton thorelii (Quếch Thorel), Walsura bonii (Lòng tong), W. robusta (Lòng tong mạnh), Adenanthera microsperma (Chi chi), Albizia lucidior (Bản xe), Artocarpus nitidus ssp. lingnanensis (Mít rễ khoai), Ficus aurata (Sung vàng), F. bejamina (Si, Xanh, Gừa), F. curtipes (Đa bà), Rothmannia eucodon (Găng cao), Pterospermum diversifolium (Lòng mang lá xẻ), P.

grandiflorum (Lòng mang hoa to), Scaphium macropodum (Lười ươi), Sterculia foetida (Trôm hôi).

Tầng dưới tán có thành phần loài khá đa dạng gồm Gluta megalocarpa (Trâm móc quả to), Mitrephora maingayi (Mạo đài Maingay), Polyalthia jenkinsii (Quần đầu Jenkins), P. juncuda (Nhọc lá dài), Wrightia pubescens (Thừng mức lông), Radermachera hainanensis (Rà đẹt Hải Nam), Bauhinia malabarica (Móng bò tai voi), Saraca declinata (Thô, ven suối), S. indica (Vàng anh lá nhỏ), Senna siamea (Muồng đen), Crateva magna (Bún), Garcinia harmandii (Bứa mọi), Dillenia blanchardii (Sổ Blanchard), D. ovata (Sổ trai), Diospyros dasyphylla (Thị lá ngắn), D. ericantha (Thị lọ nồi), Antidesma bunius (Chòi mòi lá tía), A. thwaitesianum (Chòi mòi lá dai), Claoxylon indicum (Lộc mại Ấn), Croton argyratus (Cù đèn bạc), C.

joufra (Vạng), C. poilanei (Ba đậu mập), C. roxburghii (Cù đèn lá thuôn), Erismanthus sinensis (Cỏ sán), Glochidion fagifolium (Sóc lá dẻ), G. hirsutum (Sóc lông), G. rubrum (Sóc đỏ), Ptychopyxis bacciformis (Cò so), Sapium discolor (Sòi tía), S. sebiferum (Sòi trắng), Strophioblachia glomerulata (Kẹn son chụm), Trewia nudiflora (Lươu bươu), Ormosia chevalieri (Ràng ràng Chevalier), O. poilanei (Ràng ràng Poilan), Castanopsis ferox (Cà ổi Vọng Phu), Lithocarpus concentricus (Dẻ cát), L. fissus (Dẻ chẻ), L. gigantophyllus (Dẻ cau), L. silvicolarum (Dẻ rừng), L. vestitus (Dẻ cau lông trắng), Quercus lanata (Sồi cau lông), Flacourtia indicum (Mùng quân), F. rukam (Hồng quân), Hydnocarpus althelminthica (Đại phong tử), Stemonurus perobtusus (Xo trốt), Litsea firma var. austro-annamensis (Bời lời Nha Trang), Strychnos nux-vomica (Mã tiền), Trichilia connaroides (Trường nát), Albizia vialeana

(Kết), Archidendron clyperia (Mán đỉa), A. robinsonii (Dái heo), Ficus fistula (Sung bộng), F. hirta var. brevipila (Ngái lông), F. lacor (Sung dị), F. phanrangensis (Cùa), F. superba var. japonica (Rau sộp), Knema elegans (Máu chó thanh), K. pierrei (Máu chó lá lớn), Syzygium attopeuense (Trâm Attopo), Gomphia striata (Mai sọc), Microdesmis caseariaefolia (Chẩn), Xanthophyllum hainanense (Săng đá Hải Nam), Aidia cochinchinensis (Găng Nam Bộ), Neonauclea purpurea (Gáo đỏ), Firmiana colorata (Bo rừng), Pterospermum grandiflorum (Lòng mang hoa to), Reevesia thyrsoidea (Thoa hoa dày), R. yersinii (Trường hùng Yersin), Sterculia aberrans (Sảng cước), S. populifolia (Bài cành), Styrax bezoin (Bồ đề nhựa), Symplocos anomala (Dung lá mỏng), S. cambodiana (Dung hôi), S. laurina var. acuminata (Dung giấy), S. poilanei (Dung đen), S. racemosa (Mu ếch), Grewia paniculata (Cò ke lá lõm), Vitex canescens (Đẻn lông), V. peduncularis (San trắng). Các cây trong lớp Một lá mầm tham gia vào tầng này có Bambusa blumeana (Tre gai), Caryota urens (Móc).

Tầng cây bụi lẫn các cây gỗ nhỏ phong phú về thành phần gồm Saurauia napaulensis (Nóng hoa nhọn), Buchanania reticulata (Mô ca), B. siamensis (Chây Xiêm), Gluta compacta (Trâm mộc dày), Semecarpus graciliflora (Sưng hoa mảnh), Dasymaschalon macrocalyx (Dất mèo), Gonianthus glabriacianus (Giác đế Sài Gòn), G. tamirensis (Giác đế Miên), G. touranensis (Giác đế Đà Nẵng), G. wightii (Giác đế Ấn Độ), Mitrephora thorellii var. bousigoniana (Mạo đài Bousigon), Polyalthia intemedia (Chùm rụm), P. suberosa (Quần đầu vỏ xốp), Ilex pubilimba (Bùi phiến có lông), I. rubrinervia (Bùi gân đỏ), Capparis flavicans (Cáp vàng), C. radula (Cáp bàn nạo), Crateva adansonii (Bún trái đỏ), Gymnosporia marcanii (Đầu rùa), Calophyllum poilanei (Cồng Poilan), Garcinia gaudichaudii (Vàng nghệ), G.

harmandii (Bứa mọi), Calycopteris floribunda (Chưng chẹo), Connarus paniculatus (Quả giùm), Erythropalum scandens (Dây hương), Aporosa planchoniana (Ngăm rừng), Dryptes poilanei (Mang trắng), Glochidion annamense (Bọt ếch Trung Bộ), Macaranga kurzii (Săng bù), M. hookerianus (Chua ngoa), M. oblongifolius (Chóc mon), Sauropus macranthus (Bồ ngót hoa to), Trigonostemon cochinchinensis (Tam thụ hùng Nam Bộ), Flacourtia montana (Hồng quân núi), Dichroa febrifuga (Thường sơn), Hiptage lucida var. obovata (Dùi đục trứng ngược), H. stellulifera (Dùi đục hình sao), Walsura cochichinensis (Lòng tong Nam Bộ), W. villosa (Gia trắng), Ardisia humilis (Cơm nguội nhỏ), A. incarnata (Cơm nguội thịt), Olea dioica var. wightiana (Ô liu Wight), Lepionurus sylvestris (Lân vĩ rừng), Urobotrya latisquama (Đuôi vảy), U. siamensis (Đuôi vảy Xiêm), Psychotria cambodiana (Lẩu Cămbot), Clausena dimidiana (Mơ rây), Luvunga nitida (Thần xạ), Toddalia asiatica (Xít xa), Heritiera

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường hà nội (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w