TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường hà nội (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

II. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

II.1 Tác Động Đến Môi Trường Sinh Thái.

II.1.1 Các yếu tố bị tác động.

a. Tác động đến thành phần loài.

Mỗi thành phần loài đều có vai trò nhất định của nó trong cân bằng sinh thái, ổn định tự nhiên. Không chỉ những loài được dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm hay nguyên liệu phục vụ đời sống của con người mà ngay cả những loài tưởng như hoàn toàn có hại, các loài động vật bậc thấp ... đều có vai trò c ủa mình trong chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Tính đa dạng của loài đưa đến tính đa dạng di truyền, đó là sự phong phú nguồn gen tự nhiên. Nó không chỉ có ý nghĩa đến sự tồn vong của các loài động thực vật hoang dã mà còn liên quan đến sự tồn tại và năng suất của các loài cây trồng, vật nuôi.

Vì vậy, mọi tác động của con người dẫn đến sự diệt vong của loài này hoặc loài kia đều là trực tiếp làm suy giảm tính đa dạng sinh học.

Dự án triển khai sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh vật ở các mặt sau:

- Làm mất đi nơi sống của một số loài động vật. Đối với thực vật: mất đi thảm thực vật trong lòng hồ thuỷ điện cùng số cá thể của các loài tham gia trong thảm;

- Hồ hình thành cùng với lượng mùn bã hữu cơ cao (do thối rữa vật chất hữu cơ của thảm thực vật) sẽ tạo sự phát triển của động vật nổi, thực vật nổi kéo theo sự phát triển của cá. Đập hình thành sẽ tạo thành bức tường ngăn các loài cá di cư trong nội sông.

- Hồ hình thành cùng với nguồn nước thường xuyên, rừng đầu nguồn được bảo tồn tốt sẽ tạo điêu kiện phát triển cho nhiều loài động vật nhất là các lưỡng cư, các loài Thú sống ven nguồn nước, các loài Chim nước.

b. Tác động đến các loài quý hiếm

Các loài quý hiếm là những loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong, có số lượng cá thể và địa điểm, diện tích khu phân bố hạn chế. Khả năng phục hồi của các loài quý hiếm là rất khó khăn. Vì vậy, sự có mặt của các loài quý hiếm là tài sản vô giá không chỉ đối với từng quốc gia mà đối với cả nhân loại. Mức độ tác động đến các loài quý hiếm này được xem như là những tác động cực kỳ nghiêm trọng. Dự án tuy không chiếm không gian của khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng trong khu rừng ở lòng hồ cũng có nhiều loài quý hiếm và bị ảnh hưởng của dự án.

Cũng có thể có một số loài có khu phân bố rộng, kiếm ăn trên diện rộng hay có tập tính di chuyển xa trong khi kiếm ăn bị ảnh hưởng.

c. Tác động tới nguồn thức ăn

Tính đa dạng sinh học có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống con người.

Nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp cho con người cũng là hệ quả của đa dạng sinh học. Tính đa dạng sinh học còn bao gồm tính đa dạng sinh thái tức là sự phong phú của các hệ thống động thái tổng hợp giữa các loài động vật, thực vật và nơi sống của chúng trong mối tương tác vật chất và năng lượng diễn ra một cách tự nhiên. Các quá trình này rất dễ bị phá vỡ bởi tác động của dự án dẫn đến sự mất đi của loài này hay loài khác trong hệ sinh thái.

Hồ thủy điện dự kiến làm mất đi nguồn thức ăn của hệ động vật trên cạn nhưng mặt khác lại tạo ra nguồn thức ăn sinh vật thủy sinh khá phong phú.

II.1.2 Tác động tới thảm thực vật.

a. Tác động đến các loài quý hiếm.

Khảo sát các khu rừng tự nhiên, trảng cây bụi, rừng trồng trong khu vực lòng hồ thủy điện không có loài thực vật thuộc Sách đỏ Việt Nam (2007).

Tuy nhiên, trong quá trình thi công các cửa đập, các tuyến đường đến các cửa đập, một số loài thuộc Sách đỏ có thể bị công nhân khai thác do giá trị về thuốc hay cảnh . Chúng hay các sản phẩm của chúng thường gặp ở các nhà hàng và chợ ở khu vực xung quanh.

Bảng 13 : Các loài thực vật thuộc Sách đỏ Việt nam (2006) bị ảnh hưởng của dự án

Tên Việt Nam Tên khoa học Sinh cảnh SĐVN

(2006)

Giá trị 1. Song bột Calamus poilanei Conrard Rừng, trảng cây bụi EN Đan lát 2. Tắc kè đá

Bon

Drynaria bonii H. Christ Rừng, trảng cây bụi VU Thuốc 3. Tuế kéo dài Cycas elongata (Leandri) D.Y.

Wang

Rừng, trảng cây bụi, rừng

VU Cảnh

4. Tuế Sơn Trà, Cycas inermis Lour. Rừng, trảng cây bụi VU Cảnh

5. Tuế

Lindstrom

Cycas lindstromii S.L. Yang, K.D. Hill & T.H Nguyen

Rừng, trảng cây bụi trên đồi núi và cát biển

VU Cảnh

6. Tuế lược Cycas pectinata Buch.-Ham. Rừng, trảng cây bụi VU Cảnh 7. Thần linh lá

quế

Kibatalia laurifolia (Ridl.) Woods.

Trảng cây bụi VU Thuốc

8. Bách bộ Nam Bộ

Stemona cochinchinensis Gagnep.

Trảng cây bụi VU Thuốc

9. Ngải rợm Tacca integrifolia Ker-Gawl. Rừng, trảng cây bụi VU Thuốc b. Tác động đến thảm thực vật trong lòng hồthủy điện

Khi hồ hình thành sẽ mất đi một diện tích thảm thực vật bao gồm:

- Rừng sẽ mất đi 44,2ha:

+ Rừng trạng thái IIIA3 (đã bị khai thác vừa phải, tương đương với rừng có trữ lượng gỗ giàu): 38,8ha

+ Rừng trạng thái IIIA2 (đã bị khai thác quá mức, tương đương với rừng có trữ lượng gỗ trung bình): 4,8ha

+ Rừng trạng thái IIB (rừng phục hồi sau khai thác kiệt): 0,6ha - Đất không rừng sẽ bị mất 19,3ha:

+ Trạng thái IC: có cây gỗ mọc rải rác (>1000 cây/ha) với diện tích 19,3ha - Rừng trồng sẽ mất đi 61,3ha:

+ Sao trồng năm 2000: 8,2ha

+ Sao trồng năm 2010: 53,1ha

Nói chung, diện tích thảm thực vật mất đi không nhiều nhưng có một lượng gỗ đáng kể cần tận thu và diện tích rừng trồng tương đối lớn.

II.1.3 Tác động tới hệ động vật.

a. Tác động đến các loài quý hiếm.

Căn cứ vào phân bố, khu vực kiếm ăn kết hợp với điều tra thực địa, chúng tôi đưa ra danh sách các loài có thể bị ảnh hưởng của dự án ở

Bảng 14 :Các loài động vật thuộc Sách đỏ Việt Nam (SĐVN) (2006) bị ảnh hưởng của dụ án

Tên Việt Nam Tên khoa học Sinh cảnh, cách kiếm ăn SĐVN (2006) 1. Dơi chó tai

ngắn

Cynopterus brachyotis

Nhiều sinh cảnh, kiếm ăn rộng: 97- 113km, từ rừng đến khu dân cư; trú ngụ dưới tán cây, hang, trong hốc các công trình; thức ăn: mật hoa, quả, hạt của nhiều cây

VU

3. Tắc kè Gekko gecko Nhiều sinh cảnh kể cả khu dân cư;

thức ăn: sâu bọ

VU 4. Kỳ đà hoa (Kỳ

đà nước)

Varanus salvator

Làm hang ở bờ sông, suối; thức ăn: Cua, Ếch nhái, Cá, trứng, chim non, thú nhỏ, thằn lằn, côn trùng cỡ lớn

EN

5. Trăn đất Python molurus Rừng thưa, trảng cây bụi, ven thủy vực; thú nhỏ, ếch nhái, Bò sát

CR 6. Rắn ráo

thường

Ptyas korros Khu dân cư nông thôn, đất canh tác; chuột, chim non, trứng chim, thạch sùng, thằn lằn, Ếch nhái

EN

7. Rắn ráo trâu Ptyas musosus Đồng bằng, trung du, ven khu dân cu nông thôn; chuột, chim non, trứng chim, thạch sùng, thằn lằn

EN

8. Rắn cạp nong Bungarus fasciatus

Nhiều sinh cảnh, trong đó có khu dân cư và đất canh tác; ăn các loài rắn khác, Thằn lằn

EN

9. Rắn hổ mang thường

Naja naja Nhiều sinh cảnh trong đó có khu dân cư, đất canh tác, trảng cây bụi;

thức ăn chủ yếu là Chuột, Ếch nhái, EN

Thằn, Cóc, Ếch 10. Rắn hổ mang

chúa

Ophiophagus hannah

Nhiều sinh cảnh; thức ăn là các loài rắn khác, Thằn lằn

CR

Về mức độ ảnh hưởng của dự án đến các loài thuộc Sách đỏ có những cấp độ khác nhau:

− Mất một phần không gian kiếm ăn, không mất nơi ở: Dơi chó cánh ngắn

− Mất nơi ở và không gian kiếm ăn phải dịch chuyển lên vùng cao: Tắc kè, Rắn ráo trâu, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang thường, Rắn hổ mang chúa

− Mất nơi ở, phải dịch chuyển lên vùng cao nhưng nguồn thức ăn sẽ dồi dào hơn:

Rắn ráo thường, Rắn hổ mang thường, Trăn đất

− Nơi ở mở rộng, nguồn thức ăn dồi dào hơn: Kỳ đà hoa

Như vậy, có 10 động vật bị ảnh hưởng của dự án, trong đó 1 loài sẽ sống thuận lợi hơn (Kỳ đà hoa), 1 loài ít bị ảnh hưởng (Dơi chó cánh ngắn), 3 loài phải di chuyển nơi ở nhưng nguồn thức ăn dồi dào hơn (Rắn ráo thường, Rắn hổ mang thường, Trăn đất), 5 loài còn lại mất nơi ở nhưng nguồn thức ăn không thay đổi nhiều hay tăng lên một chút. Về cơ bản, khi hồ hình thành, thủy vực tăng làm tăng nguồn thức ăn cho các động vật thuộc Sách đỏ. Tuy nhiên, trong quá trình thi công đập, chúng có khả năng bị con người khai thác vì có giá trị về thực phẩm và thuốc.

b. Tác động đến các quần cư động vật

Dự án về cơ bản chỉ làm thu hẹp không đáng kể trực tiếp nơi sống của động vật trên cạn nhưng lại tạo nguồn thức ăn cho nhiều loài các loài động vật. Thủy vực mở rộng, cùng với lượng mùn bã hữu cơ nhiều, thủy sinh vật phát triển mạnh trong thời gian tích nước sẽ tạo nguồn thức ăn cho một số loài Bò sát, Ếch nhái, Thú sống gần thủy vực, Chim nước. Các loài thuộc nhóm này có thể phát triển tăng số cá thể.

Trong quá trình làm đường, đấp sẽ tập trung một số lượng người, tiếng ồn của máy móc, động cơ, xây dựng lán trại, nhà kho, bãi chứa vật liệu máy móc, chặt cây làm nhà, lán trại, kho bãi, dọn vệ sinh mặt bằng … sẽ làm cho động vật sợ và di chuyển xa khu vực hồ dự kiến.

Các kho tàng dự trữ thực phẩm, xăng dầu, xăng dầu rơi vãi trong quá trình làm, sửa chữa máy móc … sẽ toả mùi xung quanh gây ô nhiễm không khí, lây lan vào môi trường đất, nước có những ảnh hưởng thức ăn và xua đuổi động vật đi xa. Tuy nhiên quy mô hồ nhỏ, nhiên, vật liệu không nhiều, thời gian thi công ngắn nên tác động về mặt này là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường hà nội (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w