CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA
1. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi xoay quanh những vấn đề sau:
- Mức độ thường xuyên làm nhóm của sinh viên - Những kỹ năng cần thiết cho làm việc nhóm
- Mức độ ảnh hưởng của kỹ năng làm việc nhóm đến kết quả hoạt động nhóm
- Mức độ tự đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên - Trang bị thêm kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm - Trao đổi, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
- Hiệu quả làm việc nhóm - ...
Từ những vấn đề trọng tâm trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Địa Lý hiện nay.
Thứ nhất, về mức độ thường xuyên làm việc nhóm của sinh viên.
HÌNH 1: MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN
Theo số liệu chúng tôi thu thập được thì có 43% sinh viên rất thường xuyên, 28%
sinh viên thường xuyên làm việc nhóm. Đây không phải là con số quá nhỏ nhưng cũng không phải là một con số quá lớn. Bởi vì vẫn có tới 17% sinh viên thỉnh thoảng làm việc nhóm và có tới 12% sinh viên ít làm việc nhóm. Những con số trên đây phần nào đã phản ánh được mức độ thường xuyên làm việc nhóm sinh viên. Nhìn chung, sinh viên khoa luôn làm việc nhóm với nhau.
Thứ hai, về các kỹ năng cần thiết cho làm việc nhóm.
Kỹ năng làm việc nhóm hiện nay rất nhiều nhưng trong đó chúng tôi chỉ nêu 10 kỹ năng cơ bản nhất để giúp các sinh viên làm việc có hiệu quả.
Số liệu khảo sát tại khoa Địa Lý cho thấy có 5 kỹ năng là lắng nghe, thảo luận và trao đổi, phân công nhiệm vụ, chia sẻ trách nhiệm và lập kế hoạch hoạt động nhóm
chiếm tỉ lệ cao. Có tới 85% sinh viên cho rằng kỹ năng lắng nghe là cần thiết. Sau đó là kỹ năng thảo luận, trao đổi chiếm 74,5%, kỹ năng phân công nhiệm vụ là 49,5%, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm chiếm 43,5% và kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm là 39,5%. Ngoài ra, các kỹ năng như xây dựng đội nhóm, nghiên cứu tài liệu, giải quyết xung đột, tự kiểm tra – đánh giá cũng cần thiết nhưng tỉ lệ không cao cùng một số ý kiến bổ sung thêm về các kỹ năng của các bạn sinh viên.
Từ những số liệu trên, phần nào đã cho thấy được các kỹ năng đều quan trọng đối với sinh viên. Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng thảo luận, trao đổi là quan trọng nhất.
HÌNH 2: CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT CHO LÀM VIỆC NHÓM
Thứ ba, về lợi ích mà kỹ năng làm việc nhóm đem lại.
Quá trình phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay đã cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm.
HÌNH 3: NHỮNG LỢI ÍCH MÀ KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM MANG LẠI
Trong số sinh viên được khảo sát, hầu như các bạn đều đồng ý với việc mà lợi ích của những kỹ năng làm việc nhóm mang lại, tỉ lệ này chiếm rất cao. Có 54%
sinh viên đồng ý rằng kỹ năng làm việc nhóm giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm. Có 48,5% tỉ lệ đồng ý kỹ năng làm việc nhóm sẽ tạo tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm. Và có 42% các kỹ năng giúp phát huy năng lực sáng tạo, học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Tỉ lệ các bạn không đồng ý là thấp. Đây là một chiều hướng nhận định tốt của các bạn sinh viên.Các sinh viên trong khoa đều nhận thấy được lợi ích mà kỹ năng làm việc nhóm mang lại.
Thứ tư, về mức độ tự đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên.
Chúng tôi đã nêu ra 10 kỹ năng cơ bản nhất để các bạn đánh giá đó là:
+ Lập kế hoạch hoạt động nhóm +Xây dựng nội quy nhóm
+Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý +Thảo luận, trao đổi
+Nghiên cứu tài liệu +Chia sẻ trách nhiệm
+Lắng nghe một cách chủ động, tích cực +Chia sẻ thông tin
+Giải quyết xung đột
+Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động của nhóm
HÌNH 4: MỨC ĐỘ TỰ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN
Và số liệu thống kê cho thấy rằng các bạn sinh viên đều đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của mình ở mức độ bình thường: kỹ năng thảo luận, trao đổi với 42,5 %, kỹ năng nghiên cứu tài liệu 47,5%, lập kế hoạch hoạt động nhóm 48%, kỹ năng xây dựng nội quy nhóm là 56,5%; kỹ năng phân công nhiệm vụ là 35,5%; chia sẻ thông tin với 44,5%; chia sẻ trách nhiệm 55,5%; kỹ năng lắng nghe 61,5%, kỹ năng tự kiểm tra – đánh giá hoạt động nhóm là 56,5% và kỹ năng giải quyết xung đột là 45,6%. Mặc dù các bạn sinh viên khoa Địa Lý nhận thấy các kỹ năng trên là cần thiết, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe với tỉ lệ 83,5% nhưng thực trạng lại cho thấy kỹ năng làm việc nhóm của đa số các bạn sinh viên chưa tốt, chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chính vì điều này mà các bạn sinh viên cần quan tâm hơn nữa để nâng cao hơn kỹ năng làm việc nhóm của mình.
Phụ chú hình 4:
KỸ NĂNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
Rất tốt Tốt Bình thường
Yếu Rất
yếu KN lập kế hoạch hoạt động
nhóm
5.5% 19% 48% 24.5% 3%
KN xây dựng nội quy nhóm 4.5% 11% 56.5% 26.5% 1.5%
KN thảo luận, trao đổi 11.5% 33.5% 42.5% 12% 0.5%
KN phân công nhiệm vụ 9.5% 29.5% 38.5% 15% 7.5%
KN nghiên cứu tài liệu 15% 34.5% 47.5% 2% 1%
KN chia sẻ trách nhiệm 7.5% 32.5% 55.5% 3% 1.5%
KN chia sẻ thông tin 10% 26.5% 44.5% 15% 4%
KN lắng nghe 15% 15% 61.5% 5% 3.5%
KN tự kiểm tra - đánh giá hoạt động nhóm
7.5% 23.5% 56.5% 9% 3.5%
KN giải quyết xung đột 3% 26% 45% 17% 10%
Thứ năm, vấn đề trang bị thêm kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm.
Trong quá trình làm việc nhóm, các kỹ năng sẽ bổ trợ rất nhiều cho hoạt động của nhóm. Những kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp quá trình làm việc nhóm thuận lợi và nhanh chóng hơn. Vì thế mà trang bị đầy đủ và nắm vững được các kỹ năng là vô cùng quan trọng.
Số liệu khảo sát cho thấy cho thấy chỉ có 36% các bạn trang bị thêm cho mình những kỹ năng làm việc nhóm. Còn lại 64% các bạn không trang bị thêm cho mình thêm kiến thức. Tỉ lệ này chiếm hơn 50% số lượng khảo sát sinh viên. Nhìn chung các bạn sinh viên chỉ ứng dụng những kỹ năng mà mình có mà không trang bị thêm kiến thức về các kỹ năng làm việc nhóm. Ngoài những kiến thức có sẵn, các sinh viên phải không ngừng trang bị thêm những kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm cho mình. Đây là một yếu tố hết sức cần thiết.
HÌNH 5: VẤN ĐỀ TRANG BỊ THÊM KIẾN THỨC VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN
Thứ 6, là mức độ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
Chúng ta biết tổ chức UNESCO đã đề xướng mục tiêu học tập đó là học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Hiện nay, cách học của sinh viên vẫn còn nặng về học để biết mà thiếu đi ba tiêu chí còn lại. Vì thế, việc trau dồi,và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng quan trọng.
Theo số liệu cho thấy chỉ có 6% các bạn sinh viên rất thường xuyên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Mức độ thường xuyên rèn luyện kỹ năng là 24%, nhưng có đến 31% các bạn sinh viên thỉnh thoảng rèn luyện và tỉ lệ không bao giờ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cao là 39%. Kết quả cho thấy mức độ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm là rất thấp, hầu như các bạn sinh viên không thường xuyên và không bao giờ rèn luyện các kỹ năng này.Chúng tôi thấy rằng các bạn chưa ứng dụng, rèn luyện nhiều về các kỹ năng làm việc nhóm. Đây là vấn đề hết sức nan giải không những của sinh viên khoa Địa Lý mà còn cả sinh viên trong trường.
HÌNH 6: MỨC ĐỘ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN
Thứ bảy, mức độ hiệu quả của làm việc nhóm và đây cũng là vấn đề đánh giá cuối cùng của nhóm trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Kỹ năng làm việc nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên.
Vì vậy, mỗi sinh viên cần chú trọng hơn đến quá trình làm việc nhóm của mình.
HÌNH 7: MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA NHÓM HỌC TẬP
Sau khi khảo sát hơn 200 sinh viên khoa Địa Lý nhóm chúng tôi có số liệu thống kê như sau:
Có đến hơn một nửa số lượng bạn sinh viên cho rằng làm việc nhóm là không hiệu quả, tỉ lệ này chiếm 59% tổng số lượng khảo sát. Điều này xảy ra là do các bạn thiếu kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp không ăn ý với nhau, xảy ra mâu thuẫn và chưa có cách giải quyết thích hợp... , 24% các bạn cho là hiệu quả mà làm việc nhóm đem lại là bình thường và chỉ có 17% tỉ lệ cho rằng khi làm việc nhóm với nhau sẽ mang lại hiệu quả. Nhìn chung, con số này đã nói lên một điều rằng làm việc nhóm của sinh viên khoa Địa Lý không hiệu quả. Đây là một vấn đề cấp thiết
đặt ra cho các bạn sinh viên. Hầu như, hiện nay khi đến trường các bạn đều phải làm việc nhóm từ vấn đề học tập đến các hoạt động khá. Chính vì thế, làm việc nhóm không hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn.
Qua những phương pháp phân tích, đánh giá trên nhóm chúng tôi đã đưa ra vài kết luận về thực trạng làm việc nhóm của sinh viên khoa Địa Lý, trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn như sau:
- Hầu hết các bạn sinh viên khoa Địa Lý đều thường xuyên làm việc nhóm với nhau trong quá trình học tập và các hoạt động của trường, lớp.
- Các bạn đều nhận thấy kỹ năng làm việc nhóm là cần thiết, trong đó kỹ năng lắng nghe, trao đổi thảo luận là quan trọng nhất.
- Lợi ích mà các kỹ năng làm việc nhóm mang lại rất lớn. Đặc biệt các bạn nhận thấy được tầm quan trọng của nó đến việc nâng cao hiệu quả làm việc nhóm.
- Đa số sinh viên khoa Địa Lý đều đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của mình ở mức độ bình thường và một bộ phận các bạn còn yếu những kỹ năng này.
- Vấn đề trang bị, bổ sung thêm kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm còn chưa được các bạn sinh viên quan tâm.
- Phần lớn các bạn sinh viên không chủ động rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tuy nhiên cũng có một bộ phận sinh viên đã bắt đầu quan tâm đến việc trau dồi những kỹ năng này.
- Hiện nay, thực trạng làm việc nhóm của các bạn chưa đạt hiệu quả cao do phần lớn còn thiếu kỹ năng. Mức độ đạt hiệu quả bình thường hoặc cao rất ít.
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thiếu kỹ năng làm việc nhóm.
Từ những số liệu thống kê được qua bảng khảo sát ý kiến dành cho các bạn sinh viên khoa Địa lý, chúng tôi nhận thấy thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa còn kém,vì thế có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng thiếu kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay.
Nguyên nhân chủ quan:
- Do các bạn sinh viên thờ ơ, vô trách nhiệm, không quan tâm đến kỹ năng làm việc nhóm. Thành viên trong nhóm không hiểu được những lợi ích mà hoạt động nhóm đem lại. Họ thường lấy cớ bận việc để không tham gia hay thường xuyên đi trễ trong các buổi họp nhóm. Chính điều này, việc hoạt động nhóm gặp nhiều trở ngại.
- Các bạn sinh viên còn ít trao dồi, rèn luyện để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của mình. Xuất phát từ tính cách của mỗi thành viên, có người sống quá khép kín, họ không thích tham gia các hoạt động mang tính tập thể. Vì vậy, họ chỉ hoàn thành một nhiệm vụ nào đó được giao mà không tham gia trao đổi, góp ý kiến với các thành viên khác trong nhóm. Thiếu tính chủ động trong việc bổ sung thêm kỹ năng làm việc nhóm, chỉ vận dụng những kỹ năng mà mình đã có sẵn.
- Hầu hết sinh viên chưa tích cực trong quá trình làm việc nhóm: đóng góp ý kiến và bảo vệ ý kiến. Các bạn sinh viên còn chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến
của mình để xây dựng phần bài tập cho nhóm, hoặc nêu ý kiến một cách sơ sài, qua loa. Sinh viên khoa rất ít tranh luận và bảo vệ ý kiến của bản thân.
Không tạo thói quen trao đổi, thuyết phục, lập luận để có thể đưa ý kiến của mình ứng dụng vào nội dung của làm việc nhóm.
- Hầu hết các bạn sinh viên thường chú trọng vào một kỹ năng mà bỏ qua các kỹ năng khác. Các bạn chưa hiểu rõ hết lợi ích mà các kỹ năng làm việc nhóm mang lại, chỉ tập trung vào một hay một vài kỹ năng mà quên đi sự cần thiết của tất cả các kỹ năng còn lại.
Nguyên nhân khách quan:
- Chương trình giảng dạy thiếu sự hướng dẫn về kỹ năng mềm: Khi nhắc đến thực trạng thiếu kỹ năng làm việc nhóm, những sinh viên khoa đều có chung một nhận xét như sau: “chương trình giảng dạy của nhà trường chủ yếu giảng dạy những kiến thức “ cứng” trong sách vở, điều đó làm cho sinh viên xem nhẹ kỹ năng mềm hơn là điểm số trên lớp, gây ra không ít khó khăn cho sinh viên sau này.”
- Bên cạnh đó, nhà trường còn ít tổ chức những diễn đàn, những buổi ngoại khóa, buổi nói chuyện mà có sự hiện diện của các chuyên gia tư vấn, hoặc các đại diện kinh doanh, giải đáp thắc mắc cũng như định hướng cụ thể hơn nữa cho sinh viên tầm quan trọng của kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng làm việc nhóm nói riêng.
- Một nguyên nhân cũng đáng lo ngại là do các tổ chức, các câu lạc bộ đội nhóm, rèn luyện kỹ năng trong các trường còn ít phổ biến, có chăng nữa cũng chỉ là các hoạt động Đoàn Đội, làm hạn chế đi sự cọ sát và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho mỗi cá nhân, từ đó không có cơ hội để rèn luyện và thực hành kỹ năng đó.
Những nguyên nhân trên phần nào cũng đã khái quát được lí do tại sao hiện nay hầu hết các sinh viên khoa Địa lý đều thiếu kĩ năng làm việc nhóm. Có thể là chưa đủ bởi chúng tôi chỉ nêu ra những nguyên nhân cơ bản nhất, phổ biến nhất để giúp các bạn sinh viên có thể kịp thời trang bị, bổ sung cho mình những kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm