MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ

Một phần của tài liệu kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn (Trang 36 - 40)

Qua thăm dò ý kiến, thực trạng cho thấy việc thiếu và yếu kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Địa Lí chiếm tỉ lệ cao. Nguyên nhân đưa ra là do thay đổi môi trường học tập, tính thờ ơ, ỷ lại hoặc tìm hiểu các kỹ năng một cách qua loa... của sinh viên đã dẫn đến việc vận dụng kỹ năng làm việc nhóm không hiệu quả. Do vậy, nhóm chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp với hy vọng góp phần giúp các bạn sinh viên sớm hoàn thiện và nâng cao hơn kỹ năng làm việc nhóm của mình.

Đối với sinh viên:

- Mỗi sinh viên phải thường xuyên trao dồi, rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm.

Hiện nay, sinh viên còn yếu và thiếu các kỹ năng làm việc nhóm. Chính vì thế, cần phải xây dựng các bước thực hiện kỹ năng làm việc nhóm một cách cụ thề và khoa học nhằm giúp sinh viên có định hướng trao dồi các kỹ năng. Điều này sẽ giúp sinh viên tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc nhóm. Cần phải xây dựng thứ tự các bước thực hiện kỹ năng như sau:

+ Lập kế hoạch hoạt động nhóm + Xây dựng nội quy hoạt động nhóm + Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý + Thảo luận, trao đổi

+ Nghiên cứu tài liệu và chia sẻ thông tin + Chia sẻ trách nhiệm

+ Lắng nghe chủ động, tích cực + Giải quyết xung đột

+ Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm

- Rèn luyện thường xuyên kỹ năng làm việc nhóm tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động nhóm và giúp các bạn mạnh dạn đưa ra ý kiến, quan điểm của mình hơn. Các vấn đề được hoàn thành một cách tốt nhất.

- Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên chưa thật đầy đủ. Bởi vậy, mỗi cá nhân biết khắc phục những kỹ năng yếu kém, chấp nhận, sửa đổi và bổ sung kỹ năng còn thiếu của mình đòng thời phát huy các kỹ năng là thế mạnh của mình. Học hỏi thêm ở bạn bè, thường xuyên tham gia các buổi nói chuyện về kỹ năng cũng như tham gia các diễn đàn về kỹ năng học đường.

- Những thành viên trong nhóm cần phải thay đổi cách tư duy, cách suy nghĩ của mình về các kỹ năng làm việc nhóm. Sinh viên phải có ý thức trách nhiệm cao, không thời ơ, luôn luôn lắng nghe và nêu ra ý kiến, tích cực trong quá trình hoạt động nhóm, cố gắng phát huy hết năng lực mà mình có để xây dựng một nhóm làm việc chất lượng và hiệu quả cao nhất.

- Mỗi cá nhân trong nhóm đều có những thế mạnh khác nhau. Mỗi sinh viên có thể nắm vững một số kỹ năng làm việc nhóm, vì thế sinh viên nên kết hợp nhuần nhuyễn lại với nhau thì sẽ tạo ra một nhóm mạnh về các kỹ năng. Tìm hiểu thế mạnh của các bạn trong nhóm ddeert tạo sự hỡ trợ bổ sung kỹ năng cho nhóm. Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và các kỹ năng làm việc nhóm với nhau để đưa nhóm phát triển mạnh nhất không những về mặt học tập mà còn cả mặt hoạt động Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên.

Đối với nhóm:

- Cần có sự đoàn kết, hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong một nhóm. Sinh viên phải tôn trọng, trách gây mâu thuẫn, bất đồng trong nhóm. Không nên chơi thành nhóm nhỏ trong nhóm của mình ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Có tinh thần hỗ trợ cao giữa các thành viên, giúp đỡ để hoàn thành nhanh nhất nhiệm vụ được giao.

- Các công việc, hoạt động có tính chất liên hệ, gắn kết với nhau chứ không phải độc lâp. Chính vì thế mà sự phân công công việc phù hợp sẽ giúp mọi người dễ dàng nắm bắt nhiệm vụ của mình hơn, nhóm trưởng dễ quản lý quá trình làm việc của các thành viên trong nhóm. Chia công việc thành từng phần, thành từng nội dung cụ thể, rõ ràng tạo tinh thần hăng say làm việc hơn, mỗi thành viên sẽ không bị áp lực trong khi làm việc nhóm.

- Bầu ra một nhóm trưởng có năng lực và người trưởng nhóm đó phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kết hợp mọi người, khai thác, phân tích ý kiến, ý tưởng của thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng phải có khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm làn việc của mình.

Đối với nhà trường:

- Tổ chức thường xuyên những buổi thảo luận, hội thảo trao đổi về kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả trong trường học.

- Lập văn phòng tư vấn cho sinh viên về những kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập như kỹ năng về tin học, kỹ năng thuyết trình... và đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm để sinh viên hiểu biết thêm, nắm vững kiến thức hơn trong quá trình học tập.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kỹ năng làm việc nhóm, những trò chơi mang tính chất chơi theo đội nhóm, hay các buổi ngoại khóa ứng dụng những kỹ năng đã học được.

PHẦN KẾT LUẬN

Sau quá trình tìm hiểu và áp dụng kiến thức đã có, nhóm chúng tôi đã hoàn tất đề tài này. Nhóm chúng tôi nhận thấy rằng kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng cần thiết và hữu ích đối với mỗi sinh viên. Kỹ năng làm việc nhóm bổ trợ cho các bạn sinh viên trong quá trình học tập rất nhiều. Nhưng bên cạnh đó, những vấn đề như

“tại sao phải đi họp nhóm”, “học các kỹ năng làm gì cho tốn thời gian”, “ chỉ cần nhóm trưởng có kỹ năng là đủ rồi ” ...luôn xuất hiện thường trực trong một số bộ phận sinh viên. Và chỉ khi giải quyết được vấn đề đó, thấy rõ được kết quả mà kỹ năng làm việc nhóm mang lại thì lúc đó các bạn sinh viên mới tạo cho mình sự hứng thú và tinh thần hợp tác đối với nhóm học tập cũng như sẽ học hỏi, trao dồi và thực hiện tốt những kỹ năng làm việc nhóm. Đồng thời, bước vào môi trường học tập năng động nếu chúng ta thực sự nắm vững kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm sẽ mang lại kết quả học tập cao nhất.

Chính vì vậy, những giải pháp mà chúng tôi đã đưa ra hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó cho việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của các bạn sinh viên khoa Địa Lý, trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Mong rằng đề tài này sẽ tiếp tục được nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để tạo hiệu quả khi làm việc nhóm cho các bạn sinh viên.

Một phần của tài liệu kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)