Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống Bắc thơm số 7
4.4.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến chiều dài bông, số gié cấp 1 và số gié cấp 2 của giống Bắc thơm số 7
Qua theo dõi ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm đến một số tính trạng số lượng của giống Bắc thơm 7 như: Chiều dài bông lúa, số gié cấp 1 và cấp 2... chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến chiều dài bông, số gié cấp 1 và số gié cấp 2 của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010
Công thức Dài bông (cm)
Gié cấp 1 (gié)
Gié cấp 2 (gié)
a1b1 23,52 (a) 12,47 (b) 20,03
a1b2 21,83 (b) 11,45 (c) 16,25
a1b3 22,02 (b) 11,34 (c) 15,16
a1b4 21,91 (b) 11,19 (c) 14,30
a2b1 22,91 (ab) 12,42 (b) 18,51
a2b2 22,84 (ab) 12,38 (b) 18,54
a2b3 22,59 (ab) 12,25 (b) 17,10
a2b4 21,87 (b) 11,43 (c) 15,53
a3b1 23,90 (a) 12,87 (a) 21,17
a3b2 23,60 (a) 13,00 (a) 20,87
a3b3 22,98 (ab) 12,48 (b) 17,87
a3b4 22,70 (ab) 12,15 (b) 16,33
a4b1 23,41 (a) 12,82 (a) 19,17
a4b2 22,77 (ab) 12,16 (b) 17,76
a4b3 23,05 (ab) 12,33 (b) 18,44
a4b4 22,97 (ab) 12,10 (b) 17,64
a1 22,32 (b) 11,61 (c) 16,44 (c)
a2 22,55 (b) 12,12 (b) 17,42 (b)
a3 23,30 (a) 12,62 (a) 19,06 (a)
a4 23,05 (a) 12,35 (b) 18,25 (a)
b1 23,42 (a) 12,64 (a) 19,72 (a)
b2 22,76 (b) 12,24 (b) 18,36 (b)
b3 22,66 (bc) 12,10 (b) 17,14 (c)
b4 22,36 (c) 11,72 (c) 15,95 (c)
a*b * * ns
CV (%) 1,80 2,3 8,10
LSD05 (a) 0,35 0,23 1,20
LSD05 (b) 0,35 0,23 1,20
LSD05 (a*b) 0,695 0,47 1,44
* Chiều dài bông lúa: Chiều dài bông được tính từ cổ bông theo trục bông đến cuối bông (không tính râu hạt), được quyết định bởi đặc tính của giống và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, điều kiện thời tiết khí hậu ở thời kỳ phân hóa đòng. Chiều dài bông góp phần làm thay đổi chiều cao cây của cây lúa và bông lúa dài tương ứng có nhiều gié cấp 1, gié cấp 2 dẫn đến có nhiều hạt, năng suất lúa nhờ thế được tăng lên. Thí nghiệm này tiến hành trên một giống lúa nên chiều dài bông lúa chênh lệch giữa các công thức là rất nhỏ từ 21,83 đến 23,90 cm. Tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho chúng ta thấy có sự tương tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm đến chiều dài bông lúa ở mức tin cậy 95%
nhưng sự ảnh hưởng này là rất nhỏ, phân hạng Duncan chỉ cho chúng ta 3 nhóm: a, ab và b.
Xét riêng mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm có ảnh hưởng đến chiều dài bông lúa ở mức tin cậy 99%. Phân hạng Duncan cho thấy khi cấy ở mật độ thưa (20 x 25cm và 25 x 25cm) và cấy 1 dảnh cơ bản trên khóm là cho chiều dài bông lúa ưu thế hơn cả. Nhưng khi có tương tác giữa 2 yếu tố này thì ưu thế mật độ bị giảm đi đáng kể.
* Số gié cấp 1 và số gié cấp 2: Số gié trên một bông lúa do yếu tố di truyền quyết định. Tuy nhiên nó cũng thay đổi tùy theo điều kiện canh tác cụ thể.
Trong thí nghiệm này, số gié cấp 1 ở các công thức khác nhau có sự khác nhau ở mức tin cậy 95% - tức có sự tương tác giữa hai nhân tố thí nghiệm đến số gié cấp 2 nhưng sự ảnh hưởng này là rất nhỏ. Phân hạng Duncan cho ta 3 nhóm: a, ab và c. Có thể thấy rằng các công thức cấy với khoảng cách 15 x 20cm cho số gié cấp 1 thấp hơn cả, các công thức còn lại số gié chênh lệnh không đáng kể. Xét riêng mật độ và số dảnh cấy thì ở khoảng cách cấy 20 x 25, số dảnh cơ bản là 1 dảnh cho số gié cấp 1 cao hơn cả.
Số gié cấp 2 không chịu tác động của sự tương tác giữa mật độ và số dảnh cấy/khóm. Xét riêng mật độ và số dảnh cấy khác nhau cho số gié cấp 2 khác nhau ở mức tin cậy 99%. Trong đó ở mật độ cấy 20 x 20cm và 25 x 25cm, số dảnh cấy là 1 dảnh cho số gié cấp 2 cao hơn cả.
Kết quả nghiên cứu ở vụ xuân 2011 cho chúng ta thấy rằng: Chiều dài bông lúa nhìn chung thấp hơn vụ mùa, số gié cấp 1 tương đương vụ mùa nhưng số gié cấp 2 lại có xu hướng cao hơn so với vụ mùa. Cụ thể như sau:
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến chiều dài bông, số gié cấp 1 và số gié cấp 2 của giống Bắc thơm số 7 trong vụ xuân 2011
Công thức Dài bông (cm)
Gié cấp 1 (gié)
Gié cấp 2 (gié)
a1b1 21,48 (b) 13,03 (a) 23,18 (b)
a1b2 20,97 (b) 11,48 (bc) 14,65 (c)
a1b3 20,78 (b) 11,09 (c) 14,86 (c)
a1b4 20,70 (b) 10,90 (c) 17,62 (bc)
a2b1 23,01 (a) 13,20 (a) 27,09 (a)
a2b2 20,71 (b) 11,10 (c) 17,17 (bc)
a2b3 21,17 (b) 11,07 (c) 18,44 (bc)
a2b4 19,85 (c) 11,02 (c) 13,61 (c)
a3b1 22,37 (ab) 12,63 (abc) 22,60 (b)
a3b2 22,58 (ab) 12,23 (abc) 21,07 (bc)
a3b3 22,41 (ab) 12,41 (abc) 23,43 (b)
a3b4 21,73 (b) 11,78 (bc) 19,04 (bc)
a4b1 23,68 (a) 12,95 (a) 29,70 (a)
a4b2 22,75 (ab) 12,54 (abc) 23,43 (b)
a4b3 23,11 (a) 12,54 (abc) 18,20 (bc)
a4b4 22,70 (ab) 11,66 (bc) 15,66 (c)
a1 20,98 (c) 11,63 (b) 17,58 (c)
a2 21,19 (c) 11,60 (b) 19,08 (b)
a3 22,27 (b) 12,26 (a) 21,54 (a)
a4 23,06 (a) 12,42 (a) 21,75 (a)
b1 22,64 (a) 12,95 (a) 25,64 (a)
b2 21,75 (b) 11,84 (b) 19,08 (b)
b3 21,87 (b) 11,78 (b) 18,73 (b)
b4 21,25 (c) 11,34 (c) 16,48 (c)
a*b ** ** **
CV (%) 1,80 2,50 8,40
LSD05 (a) 0,33 0,22 1,40
LSD05 (b) 0,33 0,22 1,40
LSD05 (a*b) 0,66 0,45 2,79
Có sự tương tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy đến chiều dài bông lúa, đến số gié cấp 1 và số gié cấp 2 của giống Bắc thơm 7 trong vụ xuân 2011 ở mức tin cậy 99%. Tuy nhiên sự tương tác này ảnh hưởng đến các tính trạng trên là rất nhỏ. Và nếu xét riêng mật độ và số dảnh cấy/khóm thì cấy ở khoảng cách
20 x 25cm và 25 x 25cm, số dảnh cấy cơ bản là 1 dảnh cũng sẽ cho chiều dài bông lúa, số gié cấp 1 và số gié cấp 2 ưu thế hơn cả. Điều này có thể được giải thích rằng khi cấy ở mật độ thưa cây lúa có lợi thế về ánh sáng và dinh dưỡng nên bông lúa sẽ to hơn khi cấy ở mật độ dày. Khi cấy với số dảnh cơ bản ít sẽ thúc đẩy cây lúa đẻ nhiều nhánh hữu hiệu, ít nhánh vô hiệu nên cũng có lợi thế về mặt ánh sáng và dinh dưỡng, đặc biệt là trong giai đoạn đẻ nhánh.
4.4.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống Bắc thơm số 7
Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng mà các nhà nghiên cứu luôn quan tâm hàng đầu vì nó là kết quả của việc áp dụng các biện pháp canh tác lên cây lúa. Đây cũng là tiêu trí hàng đầu để khẳng định các biện pháp kỹ thuật áp dụng có mang lại hiệu quả thực sự hay không, và có được người trồng lúa áp dụng hay không.
Khi nói tới năng suất là chúng ta quan tâm tới hai khái niệm là năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Năng suất thực thu thường được các nhà sản xuất quan tâm hơn song những nhà nghiên cứu lại quan tâm nhiều hơn đến năng suất lý thuyết. Bởi vì năng suất lý thuyết là tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất, mỗi yếu tố cấu thành năng suất đều liên quan đến một giai đoạn phát triển cụ thể của cây lúa. Mỗi một yếu tố đóng một vai trò khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố đều có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, các biện pháp kỹ thuật áp dụng ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa là điều hết sức cần thiết để nâng cao năng suất cây lúa. Kết quả nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất trong thí nghiệm này cụ thể như sau:
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010
Công thức Bông/m2 (bông)
Tổng hạt/bông
(hạt)
Hạt chắc/bông
(hạt)
Tỉ lệ hạt chắc
(%)
P1000 hạt (gam)
NSLT (tạ/ha)
NSTT (tạ/ha)
a1b1 210,98 167,28 163,74 97,87 18,23 (d) 62,57 45,90 a1b2 242,20 150,87 147,80 97,98 18,05 (e) 64,48 47,07 a1b3 223,31 160,32 156,74 97,77 18,02 (e) 62,91 47,70 a1b4 246,64 145,88 142,44 97,69 18,16 (d) 63,20 46,17
a2b1 183,33 178,68 174,43 97,63 18,19 (d) 57,45 44,55 a2b2 183,33 176,42 171,55 97,10 18,55 (c) 57,50 44,83 a2b3 215,00 159,02 151,83 95,50 18,24 (d) 59,54 46,44 a2b4 238,33 139,90 134,06 95,86 18,64 (bc) 59,42 46,35 a3b1 162,67 186,85 182,71 97,79 18,76 (a) 54,91 46,62 a3b2 188,00 158,65 154,40 97,30 18,72 (a) 54,26 46,26 a3b3 198,67 155,48 151,62 97,52 18,39 (bc) 55,38 46,62 a3b4 217,33 140,41 136,48 97,18 18,33 (c) 54,22 46,17 a4b1 154,67 177,55 173,64 97,81 18,52 (b) 49,44 44,10 a4b2 177,07 160,49 156,07 97,25 18,18 (d) 50,13 45,18 a4b3 182,40 160,48 155,87 97,12 18,14 (d) 51,30 46,17 a4b4 196,27 145,70 140,75 96,60 18,33 (c) 50,62 46,44 a1 230,78 (a) 156,09 (ns) 152,68 (ns) 97,83 (a) 18,12 (d) 63,29 (a) 46,71 (a) a2 205,00 (b) 163,50 (ns) 157,97 (ns) 96,52 (b) 18,41 (b) 58,48 (b) 45,54 (b) a3 191,67 (b) 160,35 (ns) 156,30 (ns) 97,45 (a) 18,55 (a) 54,69 (c) 46,42 (a) a4 177,60 (c) 161,06 (ns) 156,58 (ns) 97,20 (ab) 18,29 (c) 50,37 (d) 45,47 (b) b1 177,91 (c) 177,59 (a) 173,63 (a) 97,78 (ns) 18,43 (a) 56,09 (ns) 45,29 (ns) b2 197,65 (b) 161,61 (b) 157,46 (b) 97,41 (ns) 18,37 (b) 56,59 (ns) 45,83 (ns) b3 204,85 (b) 158,83 (b) 154,02 (b) 96,98 (ns) 18,20 (c) 57,28 (ns) 46,73 (ns) b4 224,64 (a) 142,97 (c) 138,43 (c) 96,83 (ns) 18,37 (d) 56,87 (ns) 46,28 (ns)
a*b ns ns ns ns ** ns ns
CV (%) 8,80 8,10 8,30 0,90 0,20 2,90 2,70
LSD05 (a) 14,75 10,78 10,82 0,73 0,03 1,28 1,05 LSD05 (b) 14,75 10,78 10,82 0,73 0,03 1,28 1,05 LSD05 (a*b) 29,51 21,57 21,64 1,47 0,06 2,56 2,10
* Số bông/m2: Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đây cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt chỉ đóng góp gần 30% [37]. Số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3 yếu tố: mật độ cấy, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp canh tác. Mật độ cấy là cơ sở của việc hình thành số bông/đơn vị diện tích. Tùy vào giống lúa và điều kiện canh tác mà quyết định mật độ cấy thích hợp để có thể tăng tối đa số bông trên một đơn vị diện tích.
Số bông/m2 ở các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau khá lớn từ 154,67 đến 246,64 bông/m2. Tuy nhiên không có sự tương tác giữa mật độ cấy
và số dảnh cấy đến số bông/m2 trong vụ mùa 2010. Khi xét riêng mật độ cấy và số dảnh cấy thì ở mật độ cấy khác nhau và số dảnh cấy khác nhau cho số bông/m2 khác nhau ở mức tin cậy 99%. Cấy ở khoảng cách 15 x 20cm cho số bông lớn nhất (nhóm a), các khoảng cách cấy còn lại cho số bông ít hơn và chênh lệch nhau không quá lớn (xếp vào nhóm b và nhóm c). Khi cấy 4 dảnh cơ bản cho số bông cho số bông nhiều vượt trội (224,64 bông/m2 – nhóm a) so với khi cấy 1 dảnh cơ bản (177,91 bông/m2 – nhóm c), hai công thức cấy 2 và 3 dảnh cơ bản cho số bông tương đương nhau (nhóm b).
* Tổng số hạt/bông: Số hạt/bông nhiều hay ít phụ thuộc vào số hoa phân hóa cũng như số hoa thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Số lượng hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (bước 1 – 3 trong vòng từ 7 – 10 ngày). Quá trình này chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh và điều kiện sinh trưởng của cây lúa. Cây lúa có sức sống tốt, ít sâu bệnh, đủ ánh sáng và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ có khả năng cho số hạt/bông cao.
Số hạt/bông trong thí nghiệm này không chịu ảnh hưởng đồng thời của mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm. Chúng cũng không có sự sai khác ở riêng mật độ cấy khác nhau nhưng có sự sai khác nhau rất chắc chắn khi cấy với số dảnh cơ bản khác nhau ở mức tin cậy 99%. Trong đó, nếu cấy 1 dảnh sẽ có số hạt/bông nhiều nhất (177,59 hạt – nhóm a), cấy 4 dảnh/khóm cây lúa cho số hạt thấp nhất (142,97 hạt – nhóm c), khi cấy 2 hay 3 dảnh/khóm cho số hạt/bông xấp xỉ nhau, được xếp vào nhóm b trong phân hạng Duncan.
* Số hạt chắc/bông: Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm ảnh hưởng số hạt chắc/bông tương tự như ảnh hưởng đến tổng số hạt/bông. Bông lúa nào có tổng số hạt/bông cao thì số hạt chắc cũng cao và ngược lại. Không có sự tương tác của hai nhân tố thí nghiệm đến hạt chắc/bông.
Và mật độ cấy khác nhau không ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông nhưng số dảnh cấy cơ bản khác nhau lại có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này rất chắc chắn ở mức tin cậy 99%.
* Tỉ lệ hạt chắc: Tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỉ lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ. Nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Ngoài ra tỉ lệ hạt chắc còn phụ thuộc vào vào tổng số hạt/bông, nếu số hạt/bông quá nhiều thì thường là tỉ lệ hạt chắc sẽ thấp xuống.
Do thí nghiệm được tiến hành trên một giống lúa và trong cùng một điều kiện sinh thái, chỉ khác nhau về mật độ cấy và số dảnh cấy nên tỉ lệ hạt chắc biến đổi không đáng kể (95,50 – 97,98 %). Tỉ lệ này là rất cao – tất cả các công thức đều có tỉ lệ hạt chắc trên 95%. Kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy tới tỉ lệ hạt chắc của giống Bắc thơm 7. Nếu xét riêng mật độ và số dảnh cấy cơ bản thì chỉ mật độ có ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt chắc ở mức tin cậy 99%.
* Trọng lượng 1000 hạt: Yếu tố này chủ yếu mang tính di truyền, biến động ít do điều kiện chăm sóc và ngoại cảnh. Trọng lượng 1000 hạt được cấu thành bởi 2 yếu tố: Khối lượng vỏ trấu (thường chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%).
Trong thí nghiệm cụ thể này chúng ta thấy có sự tương tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm trong việc quy định trọng lượng 1000 hạt ở mức tin cậy 99%, nhưng mức độ ảnh hưởng là rất nhỏ. Xét riêng mật độ cấy, số dảnh cấy cơ bản có ảnh hưởng đến trọng lượng 1000 hạt ở mức tin cậy 99%. Theo đó khi cấy ở khoảng cách 20 x 20cm và 20 x 25cm, khi số dảnh cấy là 1 dảnh thì cho P1000 hạt cao hơn cả.
* Năng suất lý thuyết: Chúng ta thấy rằng năng suất lý thuyết (NSLT) có sự dao động khá lớn giữa các công thức thí nghiệm, từ 49,44 đến 64,48 tạ/ha. Tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm đến chỉ tiêu này.
Xét riêng mật độ cấy và số dảnh cấy, ở số dảnh cấy khác nhau không ảnh hưởng đến NSLT nhưng mật độ cấy khác nhau có ảnh hưởn đến NSLT của giống Bắc thơm 7 ở mức tin cậy 99%. NSLT đạt cao nhất khi cấy ở khoảng cách 15 x 20cm (nhóm a), giảm dần theo mật độ và thấp nhất khi cấy ở khoảng cách 25 x 25cm. Điều này có thể lý giải là tổng số hạt/bông không có sự sai khác, tỷ lệ hạt chắc và P1000 hạt sai khác nhau không đáng kể nên công thức cấy ở mật độ lớn nhất sẽ cho số bông/m2 lớn nhất dẫn đến NSLT đạt cao nhất.
* Năng suất thực thu: Năng suất thực thu (NSTT) là sản lượng lúa thực tế cân được trên một đơn vị diện tích trồng trọt rồi tính ra tạ/ha. Đây là chỉ tiêu quan trọng và thuyết phục nhất nếu muốn đưa một giống hay một kỹ thuật canh tác nào đó vào sản xuất.
NSTT ở tất cả các công thức thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi sụ tương tác giữa mật độ và số dảnh cấy, cũng không bị chi phối bởi số dảnh cấy cơ bản.
NSTT chỉ khác nhau ở mức tin cậy 95% khi cấy ở các mật độ khác nhau. Theo đó ở mật độ 33,33 khóm/m2 và 20 khóm/m2 có NSTT cao nhất (xếp vào nhóm a), hai mật độ cấy còn lại có NSTT thấp hơn xếp ở nhóm b.
Hình 4.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các mật độ cấy khác nhau của giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa 2010
63.29
58.48
54.69
50.37
46.71 45.54 46.42 45.47
0 10 20 30 40 50 60 70
a1 a2 a3 a4
Năng suất (tạ/ha)
Mật độ cấy NSLT NSTT
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống Bắc thơm số 7 trong vụ xuân 2011
Công thức Bông/m2 (bông)
Tổng hạt/bông
(hạt)
Hạt chắc/bông
(hạt)
Tỉ lệ chắc (%)
P1000 hạt
(gam)
NSLT
(tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
a1b1 221,43 (b) 182,17 (ab) 178,39 (ab) 97,93 18,31 (c) 72,29 57,60 a1b2 296,82 (ab) 137,40 (b) 133,79 (b) 97,36 18,22 (d) 72,40 56,34 a1b3 285,46 (ab) 141,63 (b) 138,32 (b) 97,68 18,20 (d) 71,75 56,16 a1b4 282,74 (ab) 159,53 (ab) 155,54 (ab) 97,47 18,16 (d) 76,51 59,48 a2b1 172,01 (b) 189,23 (a) 185,73 (a) 98,15 18,40 (b) 59,89 52,44 a2b2 275,00 (a) 137,04 (b) 132,74 (b) 96,81 18,70 (a) 67,66 57,06 a2b3 250,83 (ab) 157,51 (ab) 153,51 (ab) 97,44 18,46 (b) 71,04 60,03 a2b4 300,30 (a) 135,64 (b) 132,06 (b) 97,36 18,72 (a) 71,09 61,73 a3b1 223,08 (ab) 152,91 (ab) 149,04 (ab) 97,46 18,83 (a) 61,88 53,46 a3b2 199,51 (b) 177,91 (ab) 174,42 (ab) 98,04 18,79 (a) 65,37 55,35 a3b3 211,34 (ab) 159,17 (ab) 155,18 (ab) 97,49 18,60 (ab) 61,00 52,47 a3b4 217,33 (ab) 163,17 (ab) 160,48 (ab) 98,35 18,56 (ab) 64,72 55,98 a4b1 163,26 (b) 194,50 (a) 190,93 (a) 98,14 18,66 (ab) 57,57 52,47 a4b2 174,12 (b) 192,49 (a) 188,14 (a) 97,74 18,45 (b) 60,02 53,28 a4b3 182,40 (b) 189,31 (a) 184,92 (a) 97,67 18,40 (b) 61,72 55,89 a4b4 205,61 (ab) 172,86 (ab) 168,65 (ab) 97,52 18,49 (ab) 63,96 56,07 a1 271,61 (b) 155,18 (b) 151,51 (b) 97,61 18,22 (d) 73,36 (a) 57,65 (a) a2 247,04 (a) 160,06 (b) 156,05 (b) 97,44 18,57 (b) 67,76 (b) 57,82 (a) a3 212,82 (b) 163,29 (b) 159,78 (b) 97,83 18,70 (a) 63,24 (c) 54,32 (b) a4 181,35 (c) 187,29 (a) 183,16 (a) 97,77 18,50 (c) 60,82 (c) 54,43 (b) b1 192,45 (b) 184,91 (a) 181,06 (a) 97,92 18,55 (a) 64,50 (ns) 53,74 (ns) b2 236,36 (a) 161,21 (b) 157,28 (b) 97,49 18,54 (a) 66,36 (ns) 55,51 (ns) b3 232,51 (a) 161,91 (b) 157,98 (b) 97,57 18,41 (c) 66,37 (ns) 56,14 (ns) b4 251,50 (a) 157,80 (b) 154,18 (b) 97,68 18,48 (b) 68,12 (ns) 57,32 (ns)
a*b ** ** ** ns ** ns ns
CV (%) 9,60 9,80 10,10 0,60 0,30 6,50 5,50
LSD05 (a) 25,72 13,69 13,75 0,46 0,04 3,61 2,57 LSD05 (b) 25,72 13,69 13,75 0,46 0,04 3,61 2,57 LSD05 (a*b) 51,45 27,38 27,51 0,93 0,08 7,23 5,14
* Số bông/m2: Số bông/m2 cao hơn hẳn vụ mùa năm 2010, dao động từ 172,01 đến 300,30 bông/m2. Có sự tương tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy/khóm đến số bông/m2 ở mức tin cậy 99%. Tuy nhiên ảnh hưởng của tương tác này là rất
nhỏ. Xếp hạng Duncan cho chúng ta 3 nhóm: a, ab và b. Xét riêng mật độ cấy và số dảnh cấy đều có ảnh hưởng đến số bông/m2 ở mức tin cậy 99%. Theo đó khi cấy ở khoảng cách 25 x 25cm cho số bông/m2 thấp nhất (nhóm c), các mật độ cấy còn lại cho số bông lớn hơn (xếp vào nhóm a và b). Khi cấy với số dảnh cơ bản là 1 dảnh cho số bông/m2 ít nhất (nhóm b), cấy với số dảnh nhiều hơn cho số bông chênh lệch nhau không quá lớn, đều xếp ở nhóm a.
* Tổng hạt/bông: Chúng ta thấy có sự tương tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy đến tổng hạt/bông ở mức tin cậy 99%. Phân hạng Duncan cho chúng ta 3 nhóm: a, ab và b. Mật độ cấy có ảnh hưởng đến tổng hạt/bông ở mức tin cậy 99%. Khi cấy ở khoảng cách 25 x 25cm cho tổng hạt/bông cao nhất (nhóm a), các mật độ còn lại xếp nhóm b. Số dảnh cấy cơ bản cũng ảnh hưởng đến tổng hạt/bông ở mức tin cậy 99%, số dảnh cấy tăng thì số hạt/bông ít đi. Cụ thể, cấy một dảnh cơ bản cho tổng hạt cao nhất (184,91 hạt/bông – nhóm a), ở 2, 3, 4 dảnh cơ bản cho tổng hạt/bông tương đương nhau (nhóm b).
* Hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông ở mật độ cấy, số dảnh cấy cơ bản khác nhau là khác nhau ở mức tin cậy 99%. Và có sự tương tác giữa hai nhân tố này đến số hạt chắc/bông ở mức tin cậy 99%. Qua phân hạng Duncan cho chúng ta các nhóm như với tổng hạt/bông. Vậy có thể kết luận rằng, trong thí này tổng số hạt/bông tỉ lệ thuận với số hạt chắc trên bông.
* Tỉ lệ hạt chắc: Không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số dảnh cấy, cũng như không có sự ảnh hưởng riêng biệt của mật độ cấy và số dảnh cấy đến tỉ lệ hạt chắc/bông của giống Bắc thơm 7 vụ xuân 2011.
* Trọng lượng 1000 hạt (P1000 hạt): Cũng tương tự như vụ mùa, P1000 hạt vụ xuân chịu ảnh hưởng của tương tác hai nhân tố, cũng như của riêng từng nhân tố ở mức tin cậy 99%, phân hạng Duncan cho chúng ta các nhóm cụ thể như trên bảng 4.15.
Hình 4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các mật độ cấy khác nhau của giống Bắc thơm số 7 trong vụ xuân 2011
* Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu: NSLT và NSTT vụ xuân 2011 cao hơn hẳn vụ mùa 2010, song cũng không có sự tương tác giữa mật độ và số dảnh cấy đến cả hai chi tiêu năng suất. Riêng mật độ cấy có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất ở mức tin cậy 99%. Theo đó thì ở khoảng cách cấy 15 x 20cm và 20 x 20cm cho NSLT và NSTT cao hơn ở hai khoảng cách cấy còn lại.
Nhưng khi cấy với số dảnh cơ bản khác nhau không ảnh hưởng đến NSLT và NSTT.
Tóm lại, sự tương tác giữa hai nhân tố có ảnh hưởng đến P1000 hạt ở cả hai vụ và số bông/m2, tổng hạt/bông vụ xuân 2011 nhưng mức độ ảnh hưởng không quá lớn. Hai chỉ tiêu quan trọng là NSLT và NSTT không chịu ảnh hưởng bởi sự tương tác của hai nhân tố này. Và khi cấy ở mật độ vừa phải 15 x 20cm và 20 x 20cm cho năng suất cao hơn là cấy ở mật độ thưa 20 x 25cm và 25 x 25cm. Hình 4.1 và 4.2 cho chúng ta thấy mức độ chênh lệch giữa NSLT và NSTT khi cấy ở mật độ dày lớn hơn là ở các mật độ thưa.
73.74
69.76
63.24
60.82
57.65 58.82
54.32 54.43
0 10 20 30 40 50 60 70 80
a1 a2 a3 a4
Năng suất (tạ/ha)
Mật độ cấy NSLT NSTT