Các tác động lên bức xạ được mô tả bởi 3 tham số quang học: 1) hệ số dập tắt αe; 2) albedo phân tán đơn ω0, và 3) tham số phi đối xứng g. Sol khí tác động lên bức xạ và mây được tính theo đặc tính bức xạ sol khí, theo như mô hình tính sự tập trung của SO42-, BC và OC và sơ đồ bức xạ RegCM3 trước đó. Các đặc tính bức xạ sulfat được đưa ra theo Kiehl và Briegleb (1993): kích thước phân bố sulfat được giả thiết là loga chuẩn với bán kính trung bình hình học khô của 0.05 µm và độ lệch chuẩn 2.0 và hàm tăng ngưng tụ (fs), được đưa ra bởi Charlson (1984); albedo phân tán đơn trong khu vực dải sóng nhìn thấy là đồng nhất; và đối với các sóng nhìn thấy, hệ số dập tắt cho sulfat khô là 5.3m2 g-1 và tham số phi đối xứng là 0.7 và OC thấm nước và không thấm nước được giả thiết là có cùng đặc tính bức xạ như SO4
2-
, ngoại trừ OC không thấm nước không nhanh thấm nước.
Độ sâu quang học (AOD) ở sóng dài (λ) tăng từ mô hình mô phỏng phân bố sol khí gây ra bởi con người có thể tính như sau:
(2.14)
Trong đó z là độ cao, TOA là đỉnh khí quyển (chính là mực cao nhất của mô hình 80 mb) và σe là hệ số dập tắt của sol khí, nó là tổng của σa và σs, hệ số hấp thụ và phân tán. Sự dập tắt, phân tán và hấp thụ đều có đơn vị là m-1
Hệ số phân tán ở tại mỗi độ cao được tính như là tổng của σsSO4, σsOC và σsBC với hệ số phân tán của SO4, OC và BC. Mỗi hệ số phân tán độc lập được đưa ra bởi σis=[I] α sifs, trong đó [I] là khối tập trung của các loại hóa học thứ i của SO4
2-
, BC và OC không thấm nước và thấm nước và αsi là hệ số phân tán của loại sol khí thứ i. Sol khí hấp thụ được giả thiết là tăng chỉ với sol khí BC, và các đặc tính bức xạ của chúng được thảo luận chi tiết trong phần tiếp theo.
50