XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông bến hải – thạch hãn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 32 - 58)

Khả năng chống chịu hay khả năng thích nghi thể hiện qua các giải pháp mà con ngƣời sử dụng trƣớc, trong hoặc sau thiên tai để đối phó với các hậu quả bất lợi và là một hàm của các yếu tố xã hội [3]. Dựa vào bản đồ nguy cơ lũ 1% xác định đƣợc các xã có nguy cơ lũ cao và các xã có nguy cơ lũ thấp, vùng thƣợng lƣu, hạ lƣu để tiến hành phân tích. Ngoài việc phân tích các giá trị về kinh tế xã hội ( mật độ, tỷ lệ, vùng dân cƣ……) tiến hành khảo sát thực địa các vùng trọng điểm và các khu vực lân cận để tiến hành đánh giá khả năng chống chịu.

3.1.1. Phân tích bản đồ nguy cơ lũ 1% để lựa chọn các vùng có nguy cơ tổn thƣơng

Kế thừa bản đồ ngập lụt lƣu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn tần suất 1% của tác giả Đặng Đình Khá [3]: có các giá trị độ sâu lớn nhất, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập sâu. Lần lƣợt xây dựng các bản đồ độ sâu ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ lớn nhất, thời gian ngập. Trên cơ sở dữ liệu giá trị độ sâu ngập lớn nhất, đƣa dữ liệu về dạng điểm thông qua phần mềm xây dựng bản đồ. Sau đó đƣa dạng điểm về dạng vùng ngập lụt và phân chia cấp độ cho hợp lý đƣợc bản đồ độ sâu ngập lụt ứng với tần suất 1% (hình 3.1).

Trên hình 3.1 có thể thấy, diện ngập tập trung chủ yếu tại vùng hạ lƣu của lƣu vực cụ thể là: vùng hạ lƣu của sông Bến Hải và sông Sa Lung ngập sâu nhất từ 4 - 6m ở các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, TT Hồ Xá. Ngập sâu 3 - 4m ở các xã Trung Hải, Vĩnh Giang, Gio Mỹ, Gio Thành, vùng tả ngạn sông Hiếu, phía Đông quốc lộ 1A, ngập sâu từ 2 - 3m. Vùng tả ngạn sông Thạch Hãn, từ thành Quảng Trị đến ngã ba sông Cam Lộ nằm giữa đƣờng sắt và sông, rộng 1,5 - 3km ngập sâu 1 - 2,5m. Vùng hữu ngạn sông Thạch Hãn, từ Cửa Việt ở phía Bắc đến tuyến đê Hải Lăng ở phía Nam, là vùng kinh tế trù phú nhất của tỉnh Quảng Trị, nhƣng là vùng trũng: sâu từ 2 - 2,5m tại thành cổ Quảng Trị, từ 2 - 3m ở Triệu Long, Triệu Hòa, Triệu Đông và từ 3 - 4m ở Triệu Độ và Triệu Đại.

Hình 3.1 Bản đồ độ sâu ngập lụt ứng với tần suất 1%

Tƣơng tự cách làm nhƣ trên xây dựng đƣợc bản đồ vận tốc đỉnh lũ hình 3.2. Từ bản đồ vận tốc đỉnh lũ ( hình 3.2) có thể thấy: với vùng tả ngạn sông Cam Lộ và vùng tả ngạn sông Thạch Hãn, khi lũ xuống thì nƣớc tiêu úng nhanh chóng theo độ

dốc ra sông. Đối với vùng hữu ngạn sông Thạch Hãn, có 2 đƣờng tiêu thoát ra biển theo 2 nhánh của sông Vĩnh Định: một hƣớng ra Cửa Việt, một hƣớng về phía Phá Tam Giang. Lƣu vực sông Bến Hải và sông Sa Lung là nơi có vận tốc đỉnh lũ lớn nhất khoảng 1 - 3m/s. Các nơi khác thì vận tốc đỉnh lũ khoảng 0.2 - 0.5 m/s.

Hình 3.2 Bản đồ vận tốc đỉnh lũ với tần suất 1%

Thời gian ngập lụt trên địa bàn lƣu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn là khá dài, đặc biệt là các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, TT Hồ Xá, Vĩnh Thành của huyện Vĩnh Linh có độ dài ngập lụt lớn hơn 5 ngày. Các xã Gio Mai, Gio Thành, Gio Việt

của huyện Gio Linh; Triệu Phƣớc, Triệu Đông, Triệu Đại, Triệu Đô, Triệu Hòa, Triệu Tài, Triệu Thƣợng của huyện Triệu Phong; ngập lụt kéo dài 3 - 5 ngày, các xã còn lại thì ngập lụt kéo dài khoảng 1 đến 3 ngày (hình 3.3).

Hình 3.3 Bản đồ thời gian ngập với tần suất 1%

Do các giá trị độ sâu lớn nhất, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập không cùng thứ nguyên nên để tính giá trị nguy cơ lũ, luận văn kế thừa bộ trọng số trong nghiên cứu của Mai Dang (2010) [3] đƣợc thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Trọng số của các yếu tố tạo lên nguy cơ lũ

Cấp độ Độ sâu ngập Thời gian ngập Vận tốc đỉnh lũ

Trọng số 0.0974 0.5695 0.3331 (m) Trọng số (ngày) Trọng số (m/s) Trọng số 1 0.5 0.0282 1 0.0425 0.0–1.0 0.0286 2 0.5–1.2 0.0596 1–5 0.0853 1.0–2.0 0.0633 3 1.2–2.0 0.1588 5–10 0.2241 2.0–3.8 0.1174 4 2.0–3.0 0.2744 >10 0.6482 3.8–5.8 0.2344 5 >3.0 0.4800 >5.8 0.5563

Trong đó, thời gian ngập lụt kéo dài với trọng số lớn là nhân tố chủ yếu trong việc xác định nguy cơ lũ do gây ra ứ đọng nƣớc lâu ngày làm ngập úng hoa màu, nhà cửa, chết vật nuôi và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội. Độ sâu ngập có trọng số là 0.0974, còn vận tốc lũ có trọng số là 0.3332 đóng vai trò quan trọng thứ 2 trong nguy cơ lũ bởi với vận tốc dòng lũ lớn sẽ quấn trôi các vật liệu nhƣ đất đá, cây cối, nhà cửa, các công trình gây nguy hiểm cho ngƣời và thiệt hại lớn về kinh tế. Kết hợp ba bản đồ trên cùng bảng trọng số ta tiến hành chồng ghép, xây dựng đƣợc bản đồ nguy cơ lũ 1% hình 3.4.

Trên bản đồ nguy cơ lũ (hình 3.4) có thể thấy các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thanh, Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Quang, Gio Thành, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Đại, Triệu Hòa, là những nơi có mức nguy cơ lũ cao nhất, bởi đây là những nơi có vận tốc dòng lũ lớn và có thời gian ngập lụt kéo dài, do đó những nơi này có thể sẽ là nơi nguy hiểm nhất đối với con ngƣời, kinh tế, xã hội lƣu vực sông Bến Hải – Thạch hãn. Tuy nhiên mức độ tổn thƣơng do lũ tại các vùng này có thể sẽ ở mức thấp nếu nhƣ khả năng chống chịu của cộng đồng tốt. Để đánh giá đƣợc khả năng chống chịu của cộng đồng thì ngoài việc phân tích các số liệu dân số, kinh tế, luận văn còn tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại vùng nghiên cứu và kết quả đƣợc trình bày chi tiết trong mục 3.1.2.

Hình 3.4 Bản đồ nguy cơ lũ với tần suất 1% 3.1.2. Xử lý phiếu điều tra

Nội dung phiếu điều tra đƣợc xây dựng dựa trên vị trí địa lý, địa hình, tình hình lũ lụt, dân cƣ, sông ngòi, giao thông,…..trên khu vực nghiên cứu. Phiếu điều tra bao gồm 2 mẫu: mẫu phiếu điều tra thứ nhất chứa 34 câu hỏi (Phụ lục1) giải quyết các vấn đề về tình hình kinh tế thực tế, khả năng nhận thức của ngƣời dân với lũ lụt, các thiệt hại trƣớc mắt và lâu dài do lũ, các công tác phòng và cảnh báo lũ trƣớc lũ, các biện pháp phòng ngừa, khả năng phục hồi của các hộ gia đình sau lũ, sự hỗ trợ của chính quyến, các cơ quan chức năng đối với các hộ gia đình. Mẫu

phiếu điều tra thứ 2 chứa 15 thông tin (Phụ lục 2) giải quyết các vấn đề về kinh tế xã hội thông qua điều tra từ cơ sở địa phƣơng.

Cuộc điều tra đƣợc thực hiện vào cuối tháng 10 năm 2013 tại những vùng chịu ảnh hƣởng nặng nề của lũ lụt đƣợc khoanh vùng từ bản đồ nguy cơ lũ 1% xây dựng cho lƣu vực sông Bến Hải - Thạch Hãn. Sau khi điều tra, thu thập đủ số phiếu tiến hành đánh giá chất lƣợng, phân tích, tính toán phiếu điều tra và thu đƣợc những kết quả:

Theo phiếu thu thập thông tin về tình hình kinh tế xã hội của 49 phƣờng (xã) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thì các nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất tập trung chủ yếu vào các yếu tố nhƣ sức khỏe ngƣời dân, môi trƣờng, nhà cửa, đồ dùng và hoạt động sản xuất của con ngƣời. Kết quả đƣợc thể hiện qua hình 3.5

Hình 3.5.Biểu đồ thể hiên nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng

Nhƣ vậy, nhà cửa là một yếu tố rất quan trọng làm tăng tính tính thiệt hại, nhà cửa ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là nhà cấp 4 và nhà lá nên sức chống chịu với lũ là rất kém, mỗi trận lũ lớn đi qua sẽ phá hủy rất nhiều nhà cửa gây ra thiệt hại vô cùng lớn.

Hình 3.6. Biểu đồ biểu diến phần trăm số hộ dân cƣ có nguy cơ lũ

Tiếp theo dựa vào vị trí địa lý, địa hình, cơ cấu kinh tế của các xã tiến hành xây dựng biểu đồ các hộ dân bị ngập lụt trong địa bàn tỉnh hình 3.6: số hộ dân nằm trong nguy cơ ngập lụt không đáng kể, chiếm khoảng 24%.Yếu tố này gây ra tổn thƣơng không đáng kể cho khu vực.

Hình 3.7. Biểu đồ gia tăng thiệt hại của các yếu tố vật lý

Ngoài các yếu tố kinh tế, xã hội còn phải kể đến yếu tố vật lý. Đây là một trong những yếu tố gây ra thiệt hại rất lớn cho con ngƣời và nền kinh tế xã hội. Giá trị thiệt hại cụ thể đƣợc biểu thị trong hình 3.7

Hình 3.8. Biểu đồ phần trăm yếu tố gây ra thiệt hại

Hình 3.9. Biểu đồ nhận thức của ngƣời dân về phòng lũ

Độ sâu ngập lớn sẽ dẫn tới thiệt hại về ngƣời, gia súc, gia cầm. Theo điều tra thực tế, độ sâu ngập trên địa địa bàn tỉnh là rất lớn chiếm 56% trong 4 yếu tố. Tiếp theo đó là thời gian ngập. Hai yếu tố này kết hợp với nhau gây ra thiệt hại rất nặng nề cả về ngƣời và kinh tế nhƣ nhà cửa, hoa màu, vật nuôi….hình 3.8.

Thêm vào các yếu tố ra tăng thiệt hại do lũ, phải kể đến sự chủ quan của ngƣời dân thể hiện qua tinh thần trƣớc lũ, nhà cửa thô sơ cùng với sự thiếu cảnh báo của chính quyền, lơ là kiểm tra, xây dựng các công trình chống lũ. Thiệt hại chủ yếu

do nguyên nhân nhận thức của ngƣời dân về lũ kém và chính quyền thiếu trách nhiệm tập huấn hộ trợ, cùng với việc đƣa ra những thông tin cảnh báo chậm trễ hoặc thiếu chính xác đã để lại những hậu quả rất lớn.

Bên cạnh những yếu tố gia tăng tính tổn thƣơng, những nhận thức của ngƣời dân về lũ là yếu tố làm giảm bớt tính tổn thƣơng đáng kể. Theo tình hình thống kê hình 3.9: đại bộ phận ngƣời dân đã biết các phòng tránh lũ và đƣa ra những ý tƣởng giảm bớt thiệt hại của lũ. Ngoài các biện pháp phòng lũ cơ bản thì ngƣời dân đã có nhu cầu nâng cao năng lực phòng tránh lũ, họ chú trọng tới vấn đề xây dựng các công trình ngăn lũ, giảm lũ.

Dựa trên số liệu của đợt điều tra, đã tiến hành phân loại, định lƣợng hóa các vấn đề thông qua việc gán giá trị cho các phƣơng án trả lời theo các cấp độ từ thấp đến cao. Tổng số điểm của mỗi phiếu đƣợc định tính hóa theo mức độ từ rất thấp đến rất cao và đƣợc bản đồ hóa theo đơn vị hành chính cấp xã tác giả xây dựng đƣợc bản đồ khả năng chống chịu của cộng đồng hình 3.10.

Qua bản đồ hình 3.10 nhận thấy hầu hết các xã nằm trong nguy cơ lũ cao nhƣ Vĩnh Sơn, Vĩnh Thanh, Trung Sơn, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Linh, Triệu Đại, Triệu Thuận đã có tinh thần cảnh giác chống chịu với lũ rất cao. Bên cạnh đó còn một số xã tuy nằm trong vùng nguy cơ lũ cao nhƣng vẫn còn chủ quan lơ là trong vấn đề chống lũ nhƣ Triệu Độ, Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, Vĩnh Giang

Qua những phân tích một vài chỉ số cơ bản cùng với việc định lƣợng hóa các phƣơng án trả lời trên phiếu điều tra có kết quảbảng 3.1.

Công tác cảnh báo lũ ở địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thể hiện qua thời gian, mức độ chính xác của bản tin dự báo và công tác tuyên truyền đến ngƣời dân trong vùng nguy cơ lũ. Công tác cảnh báo lũ trên điạ bàn tỉnh Quảng Trị đƣợc ngƣời dân đánh giá cao, hầu hết mọi ngƣời dân đều nhận đƣợc cảnh báo khi có lũ qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ tivi, đài, loa phát thanh và thông báo từ các cán bộ tại địa phƣơng.

Bảng 3.2. Định lƣợng hóa các phƣơng án trả lời của phiếu điều tra Nhóm các chỉ số tổn thƣơng Nhóm các chỉ số phục hồi Khả năng chống chịu 3.0 2.2 1.7 3.1 1.0 2.9 2.8 3.0 1.1 2.4 3.1 2.7 2.3 2.8 2.1 2.8 Trung Bình 2.8 1.0 2.5 4.0 1.3 3.0 2.8 3.0 1.0 2.9 2.8 1.0 1.0 2.8 1.9 2.8 Rất cao 3.6 4.0 1.5 2.9 1.0 3.0 3.0 3.6 2.2 2.0 3.0 2.2 3.0 2.0 2.2 3.0 Thấp 3.4 3.4 1.6 3.0 1.1 3.0 3.0 3.8 2.6 2.2 2.9 3.0 2.9 2.8 2.6 3.2 Rất Thấp 3.4 2.2 1.7 2.9 1.0 2.8 2.8 3.2 2.1 2.2 3.0 3.3 2.6 2.8 2.5 2.7 Trung Bình 3.3 3.6 1.5 3.0 1.0 3.1 2.9 3.5 2.1 2.0 3.1 2.0 3.2 2.0 2.5 3.1 Trung Bình 3.1 1.1 2.9 4.2 1.2 3.3 3.0 4.1 1.1 2.7 3.0 1.4 1.1 2.2 2.1 3.3 Cao 3.5 4.0 1.5 3.1 1.3 3.1 3.0 3.9 3.0 2.0 3.0 2.0 3.1 2.8 2.7 3.3 Rất Thấp 3.4 1.4 2.3 3.9 1.1 3.7 3.1 3.9 1.2 2.7 3.6 1.3 1.2 2.9 2.7 2.8 Trung Bình 3.5 3.7 1.5 3.0 1.0 3.0 2.8 3.7 2.3 2.0 3.1 2.1 3.1 2.0 2.0 3.0 Trung Bình 3.4 3.5 1.8 3.0 1.4 3.2 3.0 3.8 2.5 2.4 2.9 2.2 2.7 2.3 2.4 3.2 Thấp 2.8 1.1 2.4 3.0 1.0 2.9 2.5 3.0 1.1 2.1 2.5 1.0 1.1 2.9 2.1 3.1 Rất Cao 3.2 2.1 1.7 3.5 1.0 3.3 3.1 3.7 1.2 2.7 3.1 2.5 2.1 2.9 2.3 2.5 Cao 3.1 1.0 2.6 4.4 1.0 3.4 3.5 4.0 1.0 2.1 3.0 1.0 1.0 2.9 2.3 3.0 Rất Cao 3.1 3.3 1.6 2.8 1.1 2.9 3.0 3.6 2.2 2.2 2.9 2.2 2.6 2.8 2.1 2.7 Cao 3.7 3.1 2.4 3.2 1.1 3.0 3.3 3.6 2.6 2.7 3.0 1.9 2.5 2.4 2.1 3.0 Trung Bình 3.0 3.1 2.2 2.7 1.4 2.7 3.0 3.9 2.7 2.0 3.0 2.0 2.6 2.6 2.1 3.0 Thấp 3.4 3.8 2.3 3.1 1.6 3.0 2.8 4.0 2.2 2.0 2.8 2.0 3.0 2.4 2.0 2.9 Rất cao 3.2 2.7 2.5 2.8 1.2 3.1 3.1 3.9 2.7 1.9 3.0 1.7 2.7 2.8 2.0 3.0 Cao 3.6 3.1 2.3 3.4 1.1 3.1 3.4 3.5 2.7 2.0 3.0 1.9 2.6 2.3 2.0 3.0 Trung Bình 3.5 3.9 2.0 3.0 1.3 3.2 3.0 4.0 2.3 2.0 3.0 1.9 3.0 2.3 2.0 3.0 Cao 2.4 2.2 2.5 2.5 1.3 2.4 2.3 2.4 2.5 3.2 3.0 0.7 1.6 2.7 2.2 2.2 Rất Cao 2.5 2.6 2.3 3.1 1.3 3.0 2.6 3.4 2.8 2.8 3.2 0.8 2.3 2.7 2.9 3.0 Rất Thấp 2.4 3.1 2.2 2.7 1.3 2.3 2.4 2.2 2.8 2.2 2.9 0.6 1.9 2.3 2.7 2.6 Rất cao 2.9 2.1 2.9 2.7 1.2 3.0 3.1 3.3 2.7 3.3 3.1 0.6 2.2 2.6 3.3 2.8 Trung Bình 2.7 2.7 2.4 3.1 1.5 3.1 2.7 3.1 2.7 3.4 3.1 0.4 1.4 2.7 3.1 3.1 Trung Bình 2.7 2.4 2.6 3.2 1.3 3.0 2.9 3.4 2.6 2.9 3.2 0.8 1.9 2.9 3.1 2.8 Trung Bình 2.8 2.1 3.0 2.8 1.3 3.1 3.0 3.2 2.5 3.3 3.1 0.5 1.9 2.7 2.9 2.6 Trung Bình 2.5 2.2 2.4 2.6 1.4 2.5 2.8 2.9 2.7 3.0 3.2 0.5 1.7 2.7 3.0 2.2 Cao 2.6 3.6 1.8 2.8 1.2 2.3 2.1 2.3 2.1 2.0 2.6 1.5 2.5 2.2 2.3 2.4 Cao 2.6 2.9 1.9 2.8 1.3 2.7 2.3 3.0 2.7 2.0 2.4 1.4 2.4 2.0 1.8 2.3 Cao 2.9 3.0 1.5 2.6 0.9 2.9 3.2 3.0 1.4 2.6 3.0 3.8 2.5 2.4 2.3 2.5 Thấp 3.5 3.8 1.6 2.9 1.2 3.0 3.0 4.0 2.2 2.0 3.0 2.6 3.2 3.0 2.0 3.0 Rất Thấp 2.8 3.0 1.7 2.7 1.1 2.8 2.8 3.0 1.7 2.5 2.9 1.8 2.7 2.4 2.2 2.5 Cao 2.8 3.2 1.9 2.9 1.1 2.5 2.3 2.5 1.8 2.2 2.6 1.9 2.8 2.3 2.0 2.8 Cao 3.0 3.6 2.0 2.9 1.1 2.9 2.8 3.1 2.9 2.0 2.1 2.0 3.1 2.1 2.0 3.0 Rất Thấp

Hình 3.10 Bản đồ thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng

Các biện pháp phòng tránh lũ lụt trên địa bàn cũng đƣợc địa phƣơng rất chú trọng nhằm giảm thiểu những thiệt hại do lũ lụt gây ra. Bao gồm cả biện pháp công trình và phi công trình. Đối với các cơ quan chức năng thì họ nhận định sớm tình hình lũ lụt trên địa bàn để đƣa ra các biện pháp ứng phó nhƣ thông báo cho ngƣời dân thu hoạch hoa màu trƣớc thời vụ khi lũ lụt có thể xảy ra, chủ động các biện

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông bến hải – thạch hãn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 32 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)