Các phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do lũ

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông bến hải – thạch hãn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 27 - 30)

Có rất nhiều phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do lũ và đã đƣợc nhiều tác giả đƣa ra tính toán. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn [2], có 5 phƣơng pháp đánh giá, cụ thể nhƣ sau:

Phƣơng pháp thứ nhất: Có ba mô-đun trong mô hình FVI: mô-đun thích ứng, mô-đul tổn thƣơng xã hội và mô-đul thiệt hại. Chức năng mô-đun thích ứng có cả chức năng của 2 mô-đul còn lại: đầu tiên nó cho thấy mối quan hệ giữa nguy cơ lũ lụt, sự phơi nhiễm và các yếu tố dễ bị tổn thƣơng xã hội, dựa vào các khu vực ngập lụt đƣợc chia thành các khu vực rủi ro khác nhau. Thứ hai, nó tạo ra các kết quả đầu ra trung gian cho hai mô-đun kia. Ba mô-đun này đƣợc kết hợp và tích hợp trong môi trƣờng của các hệ thống thông tin địa lý để xác định các thành phần phân bố không gian tổn thƣơng.

Mô-đul thích ứng: Thành phần động là các dữ liệu động đƣợc lấy từ việc mô phỏng lũ lụt: độ sâu ngập lụt lớn nhất, thời gian và tốc độ lũ lụt. Thành phần tĩnh là các yếu tố tĩnh là những yếu tố dễ bị tổn thƣơng xã hội trong pha thích ứng. Trong

cơ sở vật chất, về giao thông - liên lạc, phƣơng tiện sơ tán. + Mô-đul tổn thƣơng xã hội: Phân tích tổn thƣơng tài chính và tổn thƣơng về các dân tộc ít ngƣời.

Mô-đul thiệt hại: Áp dụng mô hình HIS-SSM bằng việc chập các bản đồ sử dụng đất, bản đồ ngập lụt, bản đồ tổn thất, giá trị vận tốc dòng chảy đƣợc sử dụng cho việc tính toán thiệt hại (vận tốc lớn thì thiệt hại nhiều và ngƣợc lại). Để xây dựng chỉ số dễ bị tổn thƣơng sử dụng số liệu thống kê G cho giá trị cao hay thấp và so sánh với các giá trị trong khu vực nghiên cứu. Điểm - Z đƣợc đƣa ra nhƣ một biện pháp tham khảo về mức độ có ý nghĩa (trung bình của số không và độ lệch tiêu chuẩn của 1). Cao hơn (hoặc thấp hơn) số điểm Z, mạnh hơn cƣờng độ của nhóm. Một điểm số -Z gần bằng không cho thấy không có phân nhóm rõ ràng trong khu vực nghiên cứu. Z số điểm tích cực cho thấy nhóm các giá trị cao. Điểm Z tiêu cực cho thấy nhóm các giá trị thấp.

Phƣơng pháp thứ 2: Dữ liệu trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ các nguồn chính và phụ. Nguồn dữ liệu chính đƣợc thực hiện thông qua việc quản lý hình thức thiết kế bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế bao gồm các tham số: Chỉ số kinh tế - xã hội: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng và nghề nghiệp; Chỉ số nhạy cảm: Cấu trúc nhà, thời gian ở trong khu vực ảnh hƣởng lũ, kinh nghiệm đối phó với lũ, nhận thức về nguy cơ lũ lụt, nhận thức về rủi ro lũ lụt, sự chuẩn bị cho việc xuất hiện lũ; Chỉ số phơi nhiễm: khoảng cách từ nhà tới dòng sông, suối, độ sâu ngập lũ; Chỉ số chống chịu: năng lực đối phó, quản lý và sự cứu trợ, hỗ trợ có thể nhận đƣợc.

Sau khi có phiếu trả lời của các hộ dân trong vùng nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích mô tả tất cả các chỉ số dễ bị tổn thƣơng thông qua các bảng câu hỏi khảo sát đƣợc. Công đoạn tiếp theo là phân tích tƣơng quan và lập bảng chéo các chỉ số đƣợc lựa chọn. Các kết quả thu đƣợc đã đƣợc thử nghiệm cho ý nghĩa bằng cách sử dụng đƣờng Pearson cho việc phân tích mối tƣơng quan. Kết quả sẽ đƣợc thử nghiệm cho ý nghĩa ở mức 0,01 và 0,05.

Phƣơng pháp thứ 3: Hƣớng tiếp cận của tác giả “Tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm tiếp xúc, nhạy cảm và khả năng của các đơn vị nghiên cứu trong mối nguy

hiểm cụ thể hoặc bối cảnh căng thẳng”. Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc giải quyết bằng các chỉ số dễ bị tổn thƣơng nhằm dự báo các thảm họa tiềm năng. Tính dễ bị tổn thƣơng có các thành phần: Sự phơi nhiễm (Là các yếu tố nhạy cảm trong khu vực nguy hiểm); Tính nhạy (là đặc trƣng cho biết ngƣời hoặc nhóm ngƣời mà khả năng chống chịu kém trƣớc áp lực và các mối đe dọa); Khả năng chống chịu (là những đặc trƣng chống đỡ, đối đầu và ứng phó trƣớc, trong và sau khi thiên tai xảy ra).

Chỉ số SIFVI đặc trƣng bởi phƣơng trình trọng số 3 thành phần là: SSI – Chỉ số nhạy của xã hội; IDI – Chỉ số mật độ cơ sở hạ tầng; EI – Chỉ số phơi nhiễm:

SIFVI = (SSI-3) x 100 x (EI) x (IDI)

Phƣơng pháp thứ 4: Theo chƣơng trình Rừng và cuộc sống đã đề xuất quan hệ giữa tổn thƣơng nhƣ sau: Chỉ số dễ bị tổn thương = (tần suất lũ + phơi nhiễm) x

mức độ nghiêm trọng. Phƣơng pháp này không tính đến những tác động xã hội của lũ lụt

Phƣơng pháp thứ 5: Từ năm 2006, Villagran de Leon [2] đã đề xuất quan hệ giữa tính dễ bị tổn thƣơng, tiếp xúc, nhạy cảm và khả năng đối phó nhƣ sau:

Trong khi đó UNESCO – IHE [4] lại đƣa ra một cách tính khác Tổn thƣơng lũ = Sự phơi nhiễm + Tính nhạy – Khả năng phục hồi

Trong đó, sự phơi nhiễm đƣợc hiểu nhƣ là mối đe dọa trực tiếp, bao hàm tính chất, mức độ thay đổi các yếu tố cực đoan của khu vực nhƣ: bản đồ tự nhiên, bản đồ sử dụng đất, bản đồ ngập lũ, dân số, tỷ lệ dân cư nông thôn, thành thị, dân tộc thiểu số, phong tục, tập quán, tỷ lệ ngành nghề sản xuất.

Tính nhạy: mô tả các điều kiện môi trƣờng của con ngƣời có thể làm trầm trọng thêm mức độ nguy hiểm, cải thiện những mối nguy hiểm hoặc gây ra một tác động nào đó nhƣ: Thu nhập, chi tiêu hộ gia đình, tỷ lệ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, giáo dục, hệ thống giao thông, liên lạc, thời gian ở trong khu vực ảnh hưởng lũ, kinh nghiệm đối phó với lũ, nhận thức về nguy cơ lũ lụt, nhận thức về rủi ro lũ lụt, sự chuẩn bị cho việc xuất hiện lũ.

Khả năng ứng phó: là khả năng thực hiện các biện pháp thích ứng nhằm ngăn chặn các tác động tiềm năng nhƣ: Năng lực đối phó, quản lý và sự cứu trợ, hỗ trợ có thể nhận được từ chính quyền địa phương, Cấu trúc nhà ở, hệ thống đê điều phòng và chống lũ, dịch vụ y tế công cộng, hiện trạng hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông bến hải – thạch hãn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 27 - 30)