Chương III Ứng dụng lý thuyết vào
3.2 Trường hợp Công ty Dược Viễn Đông
Các trường hợp sai phạm về kế toán ở Việt Nam có thể nhận xét là không thể tinh vi như các hành vi của Mỹ. Hầu hết các trường hợp đều là ghi nhận doanh thu ảo, giảm giá vốn để có thể thúc đẩy doanh thu ảo. Nhưng hầu hết các trường hợp đều lộ ra các sơ hở khó mà có thể bỏ qua. Trường hợp của Dược Viễn Đông được coi là trường hợp về kế toán sáng tạo tại Việt Nam.
3.2.1 Hành vi vi phạm
3.2.1.1Thao túng giá chứng khoán
Để giữ và nâng giá, cũng như tăng tính thanh khoản giả cho cổ phiếu DVD, Lê Văn Dũng đã trực tiếp mở tài khoản và mượn tư cách pháp nhân và danh nghĩa của một số tổ chức, cá nhân là người nhà, người thân và bạn của Dũng mở 12 tài khoản tại các CTCK để tiến hành giao dịch mua, bán cổ phiếu DVD.
Sau khi mở các tài khoản trên, trong thời gian từ 1.1.2010 đến ngày 30.9.2010, Lê Văn Dũng đã tiến hành nhiều phiên giao dịch mua bán cổ phiếu DVD, trong đó có 119 phiên với 1.725 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau.
Tại Cty BVSC, 13 phiên, 41 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau; tại Cty SBS 102 phiên, 1.569 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau; có 28 lần tài khoản bán chuyển tiền sang tài khoản mua (tài sản bán thực hiện ứng trước tiền bán chứng khoán tại Cty SBS, ngay sau đó số tiền này được chuyển sang tài khoản mua để thanh toán cho tài khoản bán), với số tiền tổng cộng là 221.571.200.000 đồng...
Về nguồn tiền nộp vào các tài khoản, theo Cơ quan ANĐT, tất cả đều là tiền của cá nhân Lê Văn Dũng.
Ngoài ra, Lê Văn Dũng đã cùng các CTCK ký các hợp đồng mà trong đó các CTCK góp vốn vào các tài khoản của nhóm Lê Văn Dũng dưới hình thức là hợp
đồng hỗ trợ giao dịch ký quỹ chứng khoán giữa CTCK và khách hàng (tại Cty SBS) và hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư chứng khoán niêm yết (tại Cty SHS).
Ngoài việc mở các tài khoản để tiến hành các giao dịch ảo, làm tăng tính thanh khoản, tăng giá và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD để thu hút nhà đầu tư, cũng như phục vụ việc niêm yết, chào bán chứng khoán, theo Cơ quan ANĐT, Lê Văn Dũng cùng đồng bọn còn đề ra mục tiêu thâu tóm, sáp nhập một số Cty dược phẩm vào Cty DVD. Trong đó có Cty dược phẩm Hà Tây (Cty DHT) vì Cty này có hệ thống sản xuất, bán hàng tốt và có nhiều bất động sản.
Theo Cơ quan ANĐT, từ khi mở các tài khoản trên đến tháng 9.2010, 11 tài khoản của nhóm Lê Văn Dũng đã thực hiện nhiều lần mua đi, bán lại cổ phiếu DHT với khối lượng lớn, chiếm tỉ trọng cao so với khối lượng giao dịch toàn thị trường (mua 6.536.300 cổ phiếu DHT - chiếm 84,4% khối lượng giao dịch DHT toàn thị trường và bán 4.973.800 cổ phiếu DHT - chiếm 64,2% khối lượng giao dịch DHT toàn thị trường).
Trong 106 phiên giao dịch, có 36 phiên với 160 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm và thực hiện 28 lần chuyển tiền nội bộ từ tài khoản bán sang tài khoản mua với tổng số tiền trên 186,4 tỉ đồng. Cũng theo Cơ quan ANĐT thì đại diện các tổ chức, các cá nhân đứng tên chủ tài khoản đều là người nhà, người quen của Lê Văn Dũng.
Mặc dù đứng tên chủ tài khoản, nhưng thực tế họ đều không nộp tiền vào tài khoản, không tham gia giao dịch chứng khoán. Toàn bộ các giao dịch chuyển tiền, mua, bán cổ phiếu DVD và DHT đều do Lê Văn Dũng trực tiếp thực hiện thông qua sự tiếp tay của nhân viên môi giới tại các CTCK bằng hình thức gọi điện hoặc nhắn tin qua điện thoại.
Trong đó, đặc biệt là Lê Minh Truyền, với vai trò là nhân viên môi giới phụ trách 11 tài khoản trong nhóm của Lê Văn Dũng tại Cty SBS, mặc dù biết các thủ đoạn của Lê Văn Dũng nhưng Lê Minh Truyền vẫn thực hiện các yêu cầu đặt lệnh của Dũng.
Không những thế, để đảm bảo cho các giao dịch thành công khi thực hiện các giao dịch nội bộ (giao dịch khớp chéo) giữa các tài khoản trong nhóm với nhau, tránh tình trạng tài khoản nằm ngoài nhóm tài khoản của Lê Văn Dũng khớp lệnh mua mất cổ phiếu từ tài khoản khác trong nhóm. Dũng đã chọn mốc thời gian ít có giao dịch trên sàn nhất hoặc thời gian có các giao dịch ở mức giá thấp để thực hiện khớp lệnh ở mức giá cao hơn mức giá đưa ra.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thì hành vi của các đối tượng trên gây hậu quả nghiêm trọng, tạo ra cung cầu giả tạo với loại cổ phiếu DVD, DHT trên thị trường, làm mất an toàn trong hoạt động của thị trường...
3.1.1.2 Làm giả hồ sơ để vay tiền ngân hàng
Tháng 9-2009, Công ty Viễn Đông vay của một ngân hàng cổ phần số tiền 100 tỷ đồng với lý do để phục vụ kinh doanh. Tháng 3-2010, thời điểm đáo hạn ngân hàng đến; để có tiền thanh toán với ngân hàng, Dũng chỉ đạo cấp dưới làm giả một số tài liệu, đưa vào hồ sơ cầm cố cổ phiếu của Dũng, Hưởng để tiếp tục vay tiền của ngân hàng trên. Bằng bộ hồ sơ giả này, Dũng được giải ngân 34 tỷ đồng; Hưởng được giải ngân 27 tỷ đồng. Số tiền trên được sử dụng trả cho khoản vay 100 tỷ đồng trước đó; từ đó, Dũng và Hưởng được vay lại tổng cộng hơn 50 tỷ đồng.(Đào Xuân Hưởng – Thành viên HĐQT cty DVD, Tổng GĐ cty CP liên doanh Lili of France).
Tháng 9- 2010, lịch đáo hạn ngân hàng lại đến; và để có tiền, Dũng tiếp tục chỉ đạo cán bộ, nhân viên của mình làm giả hồ sơ, tài liệu để đi vay tiền một ngân hàng khác. Lần này, Dũng dùng pháp nhân Công ty CP liên doanh Lili of France để làm liều. Dũng đã ký thư cam kết bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang trong việc thực hiện thay toàn bộ nghĩa vụ tài chính của Công ty CP liên doanh Lili of France tại ngân hàng mà nhóm Dũng đang có ý định vay tiền. Tiếp đó, ban lãnh đạo Công ty CP liên doanh Lili of France đã có quyết định ủy quyền cho Đào Xuân Hưởng thực hiện giao dịch vay. Bằng bộ hồ sơ giả mạo, Dũng và các đồng phạm đã nhiều lần vay được tiền; và cho đến khi sự việc vỡ lở, tổng số tiền gốc, lãi… mà
Công ty CP liên doanh Lili of France phải trả cho ngân hàng lên đến hơn 110 tỷ đồng.
3.1.1.3Tạo doanh thu ảo
Lê Văn Dũng cùng một số đối tượng đã lập ra nhiều công ty do người trong gia đình và bạn bè đứng tên làm lãnh đạo nhưng thực chất việc kinh doanh do Lê Văn Dũng chỉ đạo thực hiện để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho DVD;
cung cấp một số thông tin không đúng thực tế, như về các hợp đồng có giá trị lớn, doanh thu của DVD... nhằm chào bán cổ phiếu của DVD ra công chúng và hỗ trợ đăng ký niêm yết cổ phiếu DVD trên Sở GDCK Tp.HCM.
Trong báo cáo tài chính năm 2009, doanh thu của DVD chỉ tăng chưa tới 60% thì khoản phải thu đã tăng hơn 232,8% so với cùng kỳ. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, riêng khoản phải thu từ các đối tác ngoại (mà sau này giới đầu tư mới biết là không có thực) đã hơn 200 tỷ đồng.
Doanh thu của DVD tăng khá mạnh qua các quý nhưng các khoản phải thu đã tăng mạnh hơn chứng tỏ hầu hết doanh thu của DVD là bán chịu. Các khoản phải trả cũng tăng mạnh qua các quý, chứng tỏ DVD đã chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp, nhưng mặt khác thể hiện khả năng thanh toán yếu của doanh nghiệp.
Trong khi các doanh nghiệp cùng ngành tăng trưởng chưa đến 50% thì theo báo cáo tài chính do Ernst &Young kiểm toán năm 2009, lợi nhuận sau thuế của DVD là 108,7 tỷ đồng - tăng 335,8% so với năm 2008. Ngoài ra, thời điểm DVD tung ra con số "khủng" trùng khớp với thời điểm DVD phát hành cổ phiếu => lợi nhuận tăng bất thường.
3.1.1.4 Thông tin trong bản cáo bạch không chính xác
Ngày 6/9/2010, UBCKNN nhận được đơn kiến nghị của nhà đầu tư lên quan đến DVD. Qua kiểm tra, cơ quan này phát hiện bản cáo bạch đăng trên website của DVD là Bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu ngày 1/12/2009, không phải là Bản cáo bạch chào bán chứng kháo ra công chứng.
Ngày 24/9/2010, UBCKNN tiếp tục nhận được đơn tố cáo với những thông tin “sốc” hơn như giả mạo chữ ký, đưa thông tin tài chính không trung thực trong Bản cáo bạch chào bán ra công chúng.
Ngày 15/11/2010, Công an TP Hà Nội thông báo cho UBCKNN biết Bản cáo bạch chào bán hơn 7 triệu cổ phiếu của DVD có dấu hiệu giả mạo.
3.1.2 Phân tích vi phạm
Nếu phân tích trường hợp của DVD thì thấy rõ những điểm đáng nghi.
Không như của Enrron thì DVD nâng doanh thu của họ lên một cách quá ư rõ ràng khi khoản phải thu ngắn hạn là 68 tỷ VND mà lợi nhuận gộp chỉ có hơn 60 tỷ VND, trong năm này dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tất nhiên âm và dòng tiền đầu tư cũng vậy . con số lãi ròng 18,533 tỷ cũng chẳng đáng so với các khoản phải thu .
Sang năm 2008 các khoản phải thu ngắn hạn là 111,570 tỷ VND lợi nhuận gộp là 109,770 tỷ VND như vậy cũng dễ thấy công ty bán chịu rất nhiều và thấy một cách đơn giản lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh âm 36,792 tỷ. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm, khoản phải thu vượt quá cả lợi nhuận một suy nghĩ đơn giản đương nhiên là công ty làm ăn yếu, bị khách hàng chiếm dụng vốn và con số lãi ròng 25,006 tỷ cũng bị chiếm dụng hết.
Năm 2009 công ty đưa ra một bản báo cáo tài chính có vẻ rất ổn với tình hình tài chính của các năm với chuyện doanh thu 108,7 tỷ đồng - tăng 335,8% so với năm 2008 trong khi các doanh nghiệp cùng ngành tăng chưa tới 50% như trên . thứ 2 doanh nghiệp vẫn không có tiền tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh là -85, 249 tỷ . Đi tương ứng với doanh thu là lợi nhuận sau thuế cũng tăng một cách chóng mặt 108,747 tỷ so với 25,006 của năm 2008. Riêng trong năm này dòng tiền tự do dương do hoạt động tài chính mà cụ thể dương là do vay nợ ngắn hạn như đã nói là tháng 9-2009 Dũng và Hưởng làm hồ sơ giả cầm cố cổ phiếu để đi vay. Nếu phân tích cụ thể thì không một nhà đầu tư nào cứ đâm đầu vào một công ty mà quản lý dòng tiền kém như vậy nhưng về hành vi thao túng giá chứng khoán bên trên làm cho giá cố phiếu tăng mạnh.
Giả sử một nhà đầu tư có so sánh giữa DVD với một đơn vị khác cùng ngành và cùng niêm yết trên thị trường chứng khoán với cùng những biến động của thị trường thì cũng thấy cổ phiếu có nhiều điểm đáng nghi hãy xem xét DVD
và các doanh nghiệp khác trong ngành dược từ các năm 2007, 2008 , 2009 và xem xét khía cạnh quan trọng nhất như phân tích ở trên là khía cạnh dòng tiền. Tuy thị trường biến động nhưng cũng cho thấy một điểm rõ nét là tuy có lãi nhưng dòng tiền của DVD yếu phụ thuộc nhiều vào các khoản vay nợ. Điều này sau này được giải thích bằng việc DVD đã nhiều lần tạo chứng từ giả để vay nợ ANZ mặt khác chuyện làm ăn quẩn quanh giữa DVD và công ty Lili of France do Hưởng đứng đầu thực chất không tạo ra lợi nhuận không tạo ra tiền nên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm qua các năm. Nếu nhìn vào biểu đồ và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành cho thấy rõ điều này :
Năm 2007
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Từ báo cáo dòng tiền theo phân tích đồng quy mô thấy dòng tiền hoạt động của DVD âm liên tục trong các năm 2007-2009 so với việc quản lý dòng tiền trong các công ty cổ phần khác, như các điểm đã nói quản lý dòng tiền chính là mấu chốt để quản lý công việc kinh doanh và việc phát hiện sai phạm như đã nói.
Từ trước những năm 2009 khi công ty chưa lên sàn đã có những điểm đáng nghi trong báo cáo tài chính về dòng tiền về khoản phải thu, có thể nhận xét về kế toán sáng tạo và gian lận ở Việt Nam đang còn chưa thể sánh với thế giới mà đã có thể làm nhà đầu tư rơi vào mắc lừa nên nếu những trường hợp về những công ty Enron hay World Com tại Việt Nam chắc chắn sẽ khó khăn phát hiện hơn rất nhiều so với nhà đầu tư .