3. Bố cục của luận văn
3.1.1 Tài liệu địa hình
a/ Tài liệu địa hình lòng sông
Số liệu địa hình lòng sông cơ bản gồm các số liệu: số liệu mặt cắt ngang, chiều dài đoạn sông, thông tin về các nút sông và các số liệu của các công trình thuỷ lực trên sông (cầu, cống, đập tràn,…).
+ Số liệu mặt cắt ngang sông:
Hình dạng mặt cắt ngang để phân tích dòng chảy trong sông thiên nhiên đƣợc đặc trƣng bằng các thông số profile mặt nƣớc (các mặt cắt ngang) và khoảng cách giữa hai mặt cắt ngang liên tiếp. Các mặt cắt ngang đƣợc đặt dọc theo đoạn kênh để mô tả dòng chảy trong kênh và các bãi tràn bên cạnh nó. Vì vậy, các mặt cắt ngang cần đặt tại các vị trí đặc trƣng của đoạn sông và tại vị trí xảy ra sự thay đổi về lƣu lƣợng, độ dốc, hình dạng hoặc độ nhám…, vị trí bắt đầu hoặc kết thúc tuyến đê, tại cầu hoặc công trình điều khiển nhƣ là đập chắn.
Mỗi một mặt cắt ngang trong HEC-RAS đƣợc xác định bởi một kí hiệu sông (River), đoạn sông (Reach) và trạm sông (River station). Diễn tả mặt cắt ngang bằng cách nhập vào vị trí và cao trình (số liệu X - Y) từ trái sang phải nhìn theo dòng chảy xuống hƣớng hạ lƣu. Xác định vị trí đoạn sông tƣơng ứng với vị trí dọc theo kênh, các điểm mốc hoặc hệ số giả định. Hệ thống số phải không đổi, theo đó chƣơng trình giả thiết rằng số lớn hơn là thƣợng lƣu, số nhỏ hơn là hạ lƣu.
Khoảng cách đo đạc giữa các mặt cắt ngang đƣợc gọi là chiều dài đoạn sông (Downstream reach leghths). Một mặt cắt ngang có độ dài đoạn sông cho bãi trái (LOB), bãi phải (ROB), và kênh chính (Channel). Chiều dài kênh chính đƣợc đo đạc dọc theo đƣờng đáy sông. Chiều dài bãi tràn đoạn sông đƣợc đo đạc dọc theo một đƣờng biết trƣớc đi qua trung tâm khối nƣớc dòng chảy bãi. Thông thƣờng ba chiều dài này là giống nhau. Tuy nhiên có một số điều kiện làm cho chúng khác nhau khá lớn nhƣ là tại chỗ uốn của đoạn sông hoặc nơi sông cong mà các bờ thì thẳng. Nơi mà các mặt cắt ngang của kênh và các bãi khác nhau thì một trọng số độ dài đoạn sông đƣợc xác định dựa trên lƣu lƣợng kênh chính và các bãi của đoạn sông.
Một trong những đặc điểm của hệ thống sông miền Trung nói chung và hệ thống Vu Gia – Thu Bồn nói riêng là hầu hết không có đê chạy dọc hai bên bờ và có nhiều sông cạn hoặc các đoạn sông cạn khi mực nƣớc trong sông chính còn thấp. Đặc biệt hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có địa hình rất phức tạp. Hệ thống sông có nhiều nhánh nối với nhau nên khi lũ nhỏ, dòng chảy chỉ giới hạn bên trong lòng sông và khi lũ lớn về thì dòng chảy không còn bị giới hạn bởi những lòng sông chật hẹp nữa mà bắt đầu chảy tràn trên mặt đất từ vùng có địa hình cao sang các vùng có địa hình thấp hơn, đồng thời xuất hiện các hiện tƣợng cắt dòng cả trong sông và trên mặt đất, làm biến đổi cơ cấu phân chia dòng chảy thông thƣờng.
Qua nghiên cứu cụ thể về nguồn tài liệu cơ bản về địa hình lòng dẫn sông hiện có trên lƣu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và các yêu cầu về tài liệu địa hình của mô hình HEC - RAS tác giả sử dụng tài liệu mặt cắt ngang, mặt cắt dọc thu thập đƣợc từ các nguồn Đài Khí tƣợng Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ (Tổng cục Khí tƣợng Thủy văn, 1997-2000); Trung tâm Thủy văn Ứng dụng và Kỹ thuật Môi trƣờng (Đại học Thủy lợi, 2000), và một số tài liệu trích trong các đợt đo đạc khảo sát của một số dự án về thủy lợi và môi trƣờng khác trong khu vực.
b/ Tài liệu bản đồ số độ cao
Trong luận văn tác giả sử dụng bản đồ số độ cao (DEM) với độ phân giải 20m x 20m kết hợp với tài liệu bình đồ đo dọc sông Vu Gia, Thu Bồn, Quảng Huế và một vài nhánh vùng hạ du sông Vu Gia Thu Bồn tỷ lệ chi tiết 1: 10 000.
Hình 3.1: Bản đồ số độ cao (DEM) khu vực nghiên cứu